TNCG - 6.7.2013: Như chúng tôi đã giới thiệu đến Quý vị những loạt bài viết của Ls Lê Quốc Quân về những "mánh khóe" lũng đoạn Tài Chính (1), những "bất cập" Hiến Pháp - Pháp Luật (2),. Hôm nay BBT Blog TNCG xin giới thiệu những bài viết của Luật sư Quân nói về "CÔNG LÝ - HÒA BÌNH & NHÂN QUYỀN" để Quý vị độc giả xem xét:
1 - NHÂN QUYỀN VÀ DÂN TỘC
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 có 4 nước bị chia cắt: Việt Nam, Triều Tiên, Đức và Trung Quốc nhưng chỉ có Việt Nam quyết định dùng chiến tranh trong gần 20 năm để giải phóng phần còn lại.
Bố tôi thở phào khi những chiếc xe tăng của nước ngoài do đồng đội của ông lái từ Bắc Việt tràn vào húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập. Thống nhất đất nước làm ông vui vì chiến tranh qua đi, những người anh em không còn bắn nhau, đặc biệt ông trút được gánh nặng khủng khiếp của câu nói: “5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…”.
Sự hy sinh và niềm tin chiến thắng:
Giống như hầu hết người dân Miền Bắc khi đó, ông nghĩ rằng việc chiến đấu giành độc lập là đương nhiên, có thể kéo dài mãi mãi. Chiến thắng đến sớm hơn ngày nào thì vui ngày đó nhưng nếu không đến sớm thì cả cuộc đời họ vẫn dấn thân. Sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi vào nam chiến đấu như một định mệnh.
Khi đó con người tập trung vào một điều duy nhất là “độc lập dân tộc”. Chỉ có độc lập dân tộc mới có các giá trị khác, chỉ khi bước qua được nấc thang quan trọng là “giải phóng” thì mới có tất cả. Khi đó chiến tranh đã mang màu sắc tôn giáo cực đoan, hành xác để được an lạc. Ai hy sinh nhiều hơn, đau khổ hơn thì thấy mình tốt hơn với mong ước khi giang sơn liền một mối sẽ tự do vui hưởng thái bình.
Nhờ xác tín điều đó mà chiến thắng đã đến sớm hơn dự định cho những người cộng sản. Cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 ban đầu cũng chỉ là một vài trận đánh mang tính thăm dò nhưng không ngờ chiến thắng đã đến dễ dàng hơn, dẫn tới toàn thắng 30-4-1975.
Thực tiễn Việt Nam hôm nay
37 năm đã trôi qua, những người nông dân vẫn còng lưng đi cấy. Nhưng khi đang lam lũ, ngẩng mặt lên vuốt vội mồ hôi là lúc bà con thấy đất dưới chân mình trôi đi. Nó bị “cướp” đem bán cho những người khác với giá gấp hàng ngàn lần. Vì vậy, vẫn còn đó anh Vươn tạo “bom” và bà con Văn Giang đang đem cuốc, xẻng, gậy gộc ra đồng giữ đất.
Đất nước vẫn không ngừng động loạn, bất an. Hết cải tạo công thương là quá trình bỏ nước ra đi, sau đó là những năm bao cấp đói đến run người. Kể từ khi xa rời dần với CNXH, đất nước no bụng nhưng bỗng đói tâm hồn. Nhân phẩm nhiều người như bị xé ra làm đôi, chắp vá. Họ có thể hiền lành đạo đức rồi bỗng trở nên quay quắt bất ngờ.
37 năm trôi qua, các giám đốc kinh doanh ở độ tuổi này cũng bàng hoàng khi thấy loay hoay giữa dòng đời khi không thể giữ được mình trong sạch và sống đúng lương tâm. Đi đút lót thì mới có được hợp đồng, lâu rồi thành quen, phổ biến và được thừa nhận trong đầu nhưng không thể nói ra giữa cuộc họp. Nó được mổ xẻ ở bàn nhậu và biết là xấu nhưng vẫn phải làm.
Điểm khác biệt giữa giang hồ và quan chức là giang hồ không treo mặt nạ đạo đức giả. Trong khi đó hàng loạt quan chức lại sống hai mặt và đóng hai vai vừa vặn. Họ vừa là ông trùm-vừa là quan chức, tồn tại một cách giật cục, nhiêu khê giữa lòng xã hội. Khi thì họ đeo mặt nạ cộng sản giảng lời đạo đức và liêm chính. Khi thì họ cáu quá, điên tiết giật mặt nạ ra và để lộ bộ mặt tư bản béo ị, trắng trợn và công khai thách thức hàng triệu bần nông.
Nền chính trị lưỡng chuẩn (double standard) này đã tạo ra những giá trị ma quái của cuộc sống làm cho rất khó định vị con người. Nhiều người cao cả chức và tiền, vẫn ngu dốt một cách hồn nhiên. Họ pha lẫn giữa một tay chơi và một tuyên úy, rao giảng một cách lý thuyết và vô trách nhiệm trên trên sân khấu chính trị nhưng cực kỳ thực dụng và rất có trách nhiệm với những việc riêng ở nhà hoặc trong nhóm lợi ích của mình.
Nhưng cũng đáng hy vọng và vui mừng vì 37 năm trôi qua, càng ngày càng nhiều người bất chấp những khó khăn, tù đày, cô đơn và kỳ thị vẫn âm thầm hay công khai tranh đấu cho một Việt Nam tốt hơn. Và bài học của những người đó cho chúng ta là gì ?
Nhân quyền và bài học cho các nhà đấu tranh
Bài học đầu tiên có lẽ cần phải xác quyết rằng việc đấu tranh là để giành lấy các quyền và giá trị phổ quát của con người là cuộc đấu tranh mãi mãi. Chúng ta phải luôn ý thức được rằng nhân phẩm con người là bình đẳng. Nhân quyền là của mọi người và cho mọi người. Nhà nước sinh ra là để đảm bảo các quyền đó được thực thi chứ không phải ngăn cấm quyền đó, vì vậy khi nào và bất cứ ở đâu còn bị mất dân chủ, nhân quyền thì vẫn còn đấu tranh.
Đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền khác với việc đấu tranh “giải phóng” đã đến vào thời điểm năm 1975, nó đến từ khi con người được sinh ra và kể cả sau lúc chết đi. Cuộc đấu tranh này là quá trình đòi lại quyền tự nhiên cho tất cả mọi người, từ người nghèo khổ đến những vị giàu có, từ người vô học cho đến các tri thức lớn, từ nông thôn đến thành thị và vượt qua cả biên giới quốc gia.
Bởi vậy đấu tranh cho nhân quyền là cuộc đấu tranh miên viễn. Có thể bước đầu tiên sẽ là đấu tranh cho một cơ chế đảm bảo tôn trọng và có khả năng thực thi nhân quyền. Công cuộc đó có thể là “10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc lâu hơn nữa” nhưng nhất định phải đến. Những giá trị mà cả thế giới đã thừa nhận và thực thi chắc chắn phải được triển khai trên quê hương Việt Nam. Chúng ta không thể sống khác khi đã là một bộ phận của xã hội văn minh, của tương quan quốc tế.
Bài học thứ hai đến từ một lẽ rất tự nhiên rằng “cướp chính quyền” là việc của Nhà nước “còn đòi lại chính quyền” luôn luôn là việc của nhân dân. Lịch sử đã chứng minh rằng qúa trình phát triển của loài người là quá trình giằng co “cướp” và “đòi lại”. Mỗi một lần như vậy, người dân lại được thêm nhiều quyền hơn. Thomas Jeffereson đã từng nói là: “nếu trong vòng 20 năm mà không có ai đứng lên chống chính quyền đó là lúc đất nước suy thoái” . Dường như chính quyền Mỹ ngay từ khi lập quốc đã cổ súy cho việc chống lại chính quyền, vì họ hiểu rằng lạm dụng quyền lực là tất yếu. Đấu tranh cướp lại quyền của dân luôn luôn là tích cực cho sự phát triển xã hội.
Mặt khác, xu hướng dân chủ đang diễn ra một cách nhanh chóng ở khắp nơi trên thế giới, và những chế độ độc tài đang dần dần trở nên hiếm hoi. Có câu thành ngữ đã nói “Ta cần hy vọng những điều tốt nhất nhưng luôn chuẩn bị cho những điều tệ nhất”. Chúng ta phải đấu tranh và tệ nhất có thể là hết đời, thậm chí đến đời con cháu chúng ta nhưng cũng hy vọng những điều tốt nhất sẽ đến trong tương lai không xa. Miến Điện là một ví dụ về sự cải tổ khá ngoạn mục trong một thời gian ngắn. Khi xác định rõ về mục tiêu chắc chắn độc tài toàn trị phải nhường chỗ cho dân chủ, tự do, những nhà tranh đấu sẽ thanh thản và cảm thấy cuộc đời bình an.
Bởi vậy, bài học lớn nhất, quan trọng nhất, có tính quyết định nhất là sự ý thức triệt để và mạnh mẽ về sự tất thắng của quá trình đấu tranh vì con người, vì một Việt Nam tiến bộ. Giống như Hồ Chí Minh xưa đã tuyên truyền để xác định về sự tất thắng cuộc chiến Việt Nam cho người dân Miền Bắc, hôm nay một niềm xác tín sâu xa về công lý, sự thật, dân chủ và nhân quyền sẽ giúp tất cả các nhà đấu tranh thêm sức mạnh.
Khi ý thức rõ rệt về con đường của dân tộc và của nhân loại, chúng ta có thể học tập cha ông để đi làm cách mạng. Khi xưa Hồ Chí Minh lập chiến khu và dùng súng ống để lật đổ chính quyền phong kiến dưới sự bảo hộ của Pháp bằng phương thức bạo động. Hôm nay chúng ta nên lập chiến khu là lòng dân, dùng phương bất bạo động để lật đổ tất cả những gì là lạc hậu, chậm tiến, là độc tài, tham nhũng đang cản đường đi lên của đất nước Việt Nam.
Nếu đồng lòng học tập và quyết tâm làm theo như vậy, chắc chắn Việt Nam sẽ trở nên thịnh vượng như Nam Hàn hay Nhật Bản mà không cần đến 37 năm.
Bài viết này đã được đăng trên BBC tại địa chỉ: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/04/120424_vietnam_reality_30april.shtml
*************************************************************************
2 - CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH TRONG XÃ HỘI HÔM NAY
(Dưới góc độ giáo huấn Xã hội Công giáo)
(Dưới góc độ giáo huấn Xã hội Công giáo)
Việt Nam là một đất nước yêu chuộng hòa bình và lòng yêu nước của người công giáo thật rộng lớn nhưng cũng đầy trắc ẩn. Điều đó ít nhất thể hiện qua 4 Đức Giám mục tiên khởi và uyên bác là Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, Ngô Đình Thục và Lê Hữu Từ[1]. Lòng yêu nước, yêu giáo hội và những diễn biến phức tạp trong tâm hồn các Ngài theo dòng lịch sử đầy phiêu du là minh chứng cho ưu tư của rất nhiều người, đặc biệt đối với nhiều Kitô hữu, kéo dài cho đến tận ngày hôm nay.
Vượt lên trên những phức tạp của thời cuộc, Giáo hội công giáo Việt Nam, mà đặc biệt là HĐGM Việt Nam luôn cố gắng “lắng nghe, nhận diện và phân định những thực tại xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng”[2] để biết: “cần phải sống và thể hiện mầu nhiệm Giáo Hội như thế nào trong hoàn cảnh ngày nay theo lời mời gọi của Chúa”[3]. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn luôn tìm kiếm và học hỏi thêm kinh nghiệm, Ngài muốn có một nghiên cứu thấu đáo về thực tại xã hội và đề xuất các bài học để người Công giáo “góp phần xây dựng đất nước và lành mạnh hóa đời sống dân tộc” [4]
Cũng vì yêu và mong muốn làm sáng danh Chúa trên quê hương Việt Nam, Uỷ ban Công lý và Hòa bình của HĐGMVN đã được ra đời. Được lời mời của Uỷ Ban và để góp phần làm sáng tỏ thêm bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, tôi xin được trình bày đề tài về “Công lý và Hòa bình trong bối cảnh xã hội Việt Nam”[5]. Đề tài là một vấn đề xã hội rộng lớn nhưng vì tính chất của cuộc hội thảo là liên quan đến một Ủy ban của Giáo Hội Công giáo nên trình bày của tôi có giới hạn và mang góc nhìn của một người Kitô hữu.
1. Việt Nam: Lịch sử oai hùng qua thời khắc chiến tranh và hòa bình:
Hòa bình là khát vọng của loài người.Trong đêm Thiên Chúa giáng sinh, Thiên thần đã xuất hiện và vang tiếng ngợi ca: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”[6]. Đây là lời chúc phúc điển hình và đầu tiên của Chúa, mong cho dương gian tràn ngập bình an. Thế nhưng, thực tế cho thấy lịch sử loài người được kiến tạo bằng các cuộc chiến tranh và có vẻ như các cuộc chiến trên thế giới ngày càng khốc liệt, có hệ thống.
Việt Nam ta cũng như vậy, hòa bình là thời khắc rất hiếm hoi của dân tộc. Từ thời lập quốc, cha ông chúng ta đã phải đương đầu với biết bao cuộc chiến chống ngoại xâm và lũ lụt. Cũng chính trong những cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và phòng chống thiên tai đó mà quyền lợi và nghĩa vụ chung đã quện chặt lấy nhau. Khái niệm “công ích” cũng từ đó mà thành, là cơ sở để tạo nên quốc gia, dân tộc.
Do có vị trí địa lý quan trọng, “mặt tiền” là biển và luôn luôn có xu hướng “choãi ra” nên hơn 1000 năm Bắc thuộc là gần 1000 năm cha ông dấy binh đòi độc lập. Sau đó là chiến tranh liên miên chống giặc ngoại xâm với “xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã”[7] . Hết ngoại xâm là tranh chấp giữa các triều đại hai miền Nam Bắc[8], Hết thời kỳ phân ranh là đến kháng chiến chống pháp, hết Pháp đến Mỹ. Xong lại đến cuộc chiến Cămpuchia trong hơn 10 năm. Tiếp nữa là cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979. Việt Nam chỉ coi như có hòa bình vào năm 1989, khi những đoàn Quân “tình nguyện” Việt Nam rút quân khỏi đất nước Chùa Tháp[9].
Các cuộc chiến tranh khốc liệt đã đẩy Việt Nam đến độ bị khái niệm hóa, nghe nói đến cái tên Việt Nam là người ta nghĩ đến một cuộc chiến[10]. Trên thực tế người Việt nam luôn khát khao hòa bình và đã nhiều lần cố gắng tránh chiến tranh, kể cả trước hoặc ngay sau khi vừa chiến thắng xong một cuộc chiến[11]. Ngày nay Việt Nam cũng đã chấp nhận rất nhiều bước lùi trong quan hệ quốc tế để tránh các xung đột. Việc mất đất biên giới và biển đảo[12] là kết quả của sự nhượng bộ rất lớn nhưng có vẻ như tất yếu từ phía Việt Nam trong bối cảnh “bơ vơ” không có bạn. Điều đặc biệt của Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ là sự nhượng bộ bên này, trong hầu hết các trường hợp, là để có điều kiện gắn chặt hơn với bên kia[13].
2. Hòa bình ở Việt Nam hôm nay
Từ năm 1975, Đất nước Việt Nam đã về một mối, giang sơn liền một dải. Trải qua thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, Việt Nam tiến hành đổi mới năm 1986, và “mong muốn làm bạn với các nước trên thế giới”. Từ đó chính quyền mở rộng cửa đón các nhà đầu tư, gia nhập ASEAN năm 1995 và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006. Tuy nhiên, câu hỏi về hòa bình thật sự ở Việt Nam vẫn là một câu hỏi lớn dù rằng chúng ta đã “bình thường hóa” với Mỹ, là đối tác chiến lược với Nga và là “4 tốt” của Trung Quốc.
Theo Giáo Huấn Xã Hội Công giáo thì hòa bình “không hẳn là vắng bóng chiến tranh”[14], cũng không chỉ là sự quân bình giữa các lực lượng đối phương nhưng hòa bình là “công trình của công bằng”[15]. Theo đó chúng ta chỉ coi có hòa bình thực sự khi tài sản của con người được bảo vệ, “phẩm giá của con người và của các dân tộc được tôn trọng, tình huynh đệ được thực thi”[16] . HĐGMVN, mới đây trong thư chung hậu Đại hội Dân Chúa cũng đã nhận định “Việt Nam đang gặp rất nhiều thách đố”[17]. Để minh họa cụ thể hơn ý kiến này, tôi xin đưa ra đây một số nhận xét về bối cảnh của Việt Nam hôm nay:
Thứ nhất Xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay đầy dẫy rủi ro do tai nạn (giao thông, lao động và môi trường sống…) Những con số thống kê cho thấy Việt Nam là môi trường cực kỳ rủi ro khi lao động cũng như lưu thông trên đường[18]. Điều đáng lưu tâm là mức độ gia tăng các tai nạn ngày càng cao, không chỉ có tai nạn giao thông mà còn tai nạn lao động và các ảnh hưởng khác từ môi trường sống như sự hủy hoại môi trường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nóng lên của trái đất và hàng loạt tác nhân nguy hại khác đang đẩy con người Việt Nam đến những rủi ro rất bất ngờ.
Thứ hai: Xét về tâm lý xã hội, có thể thấy con người Việt Nam chúng ta hôm nay dễ nổi nóng và có tính bạo động cao có lẽ là vì do không được dạy nhiều về tình yêu thương, về sự tha thứ và nhân bản. Đồng thời cũng chưa được tập làm quen với những ý kiến khác biệt nên chúng ta dễ trở nên cay nghiệt với nhau và khi xảy ra một va chạm nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả rất lớn, nạn phá thai còn xảy ra tràn lan và gần như được pháp luật bảo hộ bằng chính sách “Kế hoạch hóa gia đình”[19], nạn bạo hành trong gia đình vẫn phổ biến, giang hồ đâm chém nhau liên miên, vì “nhìn đểu” nhau mà người ta sẵn sàng mang hung khí thanh toán nhau[20], “Đạo đức xã hội suy đồi, lòng tin bị giảm sút”[21]…
Thứ ba: Việc bắt bớ, xâm phạm đến an ninh của con người là điều vẫn còn xảy ra, làm nhiều người rất mất bình an, sống trong sợ hãi và lo âu. Chính đức TGM Phao Lô Nguyễn Văn Bình, trước khi chết 2 tháng vẫn còn nói là: “tôi vẫn còn sợ vì người ta nói một đàng làm một nẻo”[22]. Bình an là phải sống trong một trạng thái thật an nhiên tự tại, thật bình thản và không có tâm lý sợ hãi; nhiều vụ khám xét, bắt giữ và xét xử một cách bất công các nhà bất đồng chính kiến cho thấy pháp luật không được tôn trọng và lòng người còn nhiều bất an.
Thứ tư : Mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ về các quyền của con người nhưng trên thực tế quyền con người vẫn bị vi phạm trong nhiều lĩnh vực, Nhà nước không cho các phương tiện truyền thông độc lập hoặc của tư nhân được hoạt động, áp dụng luật hình sự để xử các tác giả, các nhà xuất bản và các trạng mạng. Tôn giáo vẫn bị hạn chế, buộc phải đăng ký với chính quyền và chịu phụ thuộc vào Ban Tôn giáo Chính Phủ do chính quyền kiểm soát. Người dân vẫn thường xuyên bị truyền thông “trình bày chân lý nửa vời”[23] xúc phạm đến nhân phẩm (Ví dụ trong trường hợp của ĐC Ngô Quang Kiệt ). Ngoài ra vi phạm nhân quyền còn thể hiện ở việc người dân không được thực hiện quyền lập hội, quyền tham gia các tổ chức, đảng phái..bị phân biệt đối xử, tra tấn hoặc giam giữ trong điều kiện sinh hoạt tệ hại…
Thứ năm: Việc khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện tập thể đòi công bằng, chống tham nhũng kéo dài, phức tạp ở hầu hết các địa phương. Do luật pháp chưa nghiêm, con người thực hiện lại tham nhũng, vô cảm nên không giải quyết triệt để các vấn đề dẫn đến việc khiếu kiện đông người[24]. Trong đó 70% liên quan đến đất đai. Điều này xuất phát từ việc ghi nhận “đất đai là sở hữu toàn dân”[25] . Mặt khác, Nhà nước sử dụng những quy định cứng nhắc và lạc hậu[26] để giải quyết những vấn đề về đất đai liên quan đến tôn giáo như tại Tòa khâm sứ, Nhà thờ Thái Hà, Thái Nguyên, Cồn Dầu, Sóc Trăng… Nhà nước Việt Nam không công nhận quyền tư hữu nhưng người dân cố hữu về tài sản và hiểu rằng “không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán”[27] nên đi kiện để mưu cầu công lý. Để giải quyết điều này HĐGMVN đã kiến nghị sửa đổi luật đất đai[28].
Thứ sáu: Dù đất nước đã được thống nhất nhưng biểu tình, bạo động vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở một số “tây” như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…cụ thể là những cuộc tuần hành đòi tự do tôn giáo, đòi quyền tự trị của đồng bào Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 hay như vụ Mường Nhé ở Điện Biên gần đây. Rải rác đâu đó ở ngay thủ đô Hà Nôị hay TP Hồ Chí Minh chúng ta vẫn thấy hàng đoàn người dương biểu ngữ đi kiện, đòi công lý, các cuộc thắp nến cầu nguyện cho công lý và sự thật vẫn liên tục xảy ra….
Tóm lại, không thể có một cá nhân nào được thanh thản nếu cuộc sống của họ không dựa trên sự thật và không được xây dựng trên công lý và hòa bình. Đức Thánh Cha Gioan XXIII trong thông điệp Hòa bình trên thế giới – Pacem in Terris - đã xác quyết rõ “Không thể có hòa bình nếu không có công lý”[29]. Nghĩa là chỉ có một nền hòa bình vĩnh cửu khi công bằng xã hội được tôn trọng. Chỉ có hòa bình đích thực khi không còn cảnh người bóc lột người.“Lý tưởng về hoà bình không thể nào có được trên trần gian này, nếu đời sống ấm no của con người chưa được đảm bảo…”[30].
Tất nhiên chúng ta cũng phải hiểu rằng hòa bình không bao giờ đạt được một lần là xong, nhưng phải xây dựng mãi mãi. Giáo Huấn của giáo hội liên lục kêu gọi mọi người kết hợp với những người yêu chuộng hòa bình để thiết lập hòa bình, xây dựng một xã hội ngày càng thái bình thịnh trị, như thánh vịnh đã nói. “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến”[31]
3. Công lý trong bối cảnh Việt Nam hôm nay
“Hòa bình đích thực là hoa trái của công lý”[32] . Bởi vậy khi đề cập đến hòa bình ở Việt Nam không thể không nói đến công lý. Việt Nam đã trải qua chiến tranh liên miên nên trước hết con người chỉ cần có khát vọng là “im tiếng súng” chứ chưa đòi hỏi những điều cao siêu hơn như công lý. Nhưng công lý phải là gốc. Nhờ có công lý mà hòa bình được tạo thành. Là người có đức tin, chúng ta phải xem xét công lý không chỉ theo khía cạnh của con người mà còn là của Thiên Chúa theo những góc độ sau đây:
Thứ nhất: Nói đến công lý là nói đến cái chung, cái phổ quát theo luật tự nhiên được thể hiện qua :‘công chúng, quảng trường…”. Qủa thật, loài người luôn muốn công lý cụ thể cho từng người, từng sự việc. Loài người đã chờ đợi Thiên Chúa như là “Đấng Mêsia đến để thực thi công lý”[33]. Đó là những mong muốn rất cụ thể của con người, muốn trực tiếp và ăn ngay. Nhưng công lý của Thiên Chúa cho phép chúng ta suy nghĩ rộng hơn, lâu hơn và giàu tình yêu hơn. Công lý không chỉ cần những xa lộ, quảng trường mà còn cả bầu trời và các vì sao...Tại Việt Nam chúng ta hôm nay, với những quảng trường nhỏ hẹp, những con phố ngắn ngủi và những lũy tre bao quanh làng xóm với khái niệm “phép vua thua lệ làng” thì tính phổ quát không có và công lý của quốc gia theo nghĩa trần thế vẫn chỉ chập chờn đâu đó.
Thứ hai: Công lý là phải gắn chặt với luật pháp. Tất nhiên, theo Thánh Thomas D’aquin thì “Luật pháp phải phù hợp với luật tự nhiên, khi xa lìa lẽ phải, nó không còn là luật nữa mà là một sự bất công”[34] . Nhiều người cho rằng luật pháp Việt Nam hiện nay chỉ là ý chí của một số nhóm lợi ích. Khái niệm “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”[35] đã bóp chết pháp luật phổ quát. Muốn có công lý thì trước tiên phải có lẽ phải. Lẽ phải đó được pháp điển hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật. Khi quốc hội Việt Nam vẫn giao cho các bộ chuẩn bị dự thảo luật thì đã không phản ánh đúng sự độc lập cần thiết và sự tôn trọng công lý.
Thứ ba: Một mặt công lý cần sự lớn lao như quảng trường, đại hội và dân chúng, mặt khác nó đòi hỏi sự thỏa mãn đạo đức riêng tư trong lương tâm mỗi người. Công lý đầu tiên phải bắt đầu từ đạo đức và gắn chặt với ý thức về bổn phận. “Tất cả đạo đức nếu không dựa trên bổn phận sẽ thiếu chắc chắn và nguy hiểm”[36] Hành động đạo đức tức là hành động theo tiếng gọi của công lý nhắm đến người khác chứ không phải là tiếng gọi riêng của bản ngã ích kỷ. Nghĩa là con người phải sống trong tương quan với người khác chứ không thể đòi hành động như một cá nhân cô độc, không cần công lý. Ngày nay trong xã hội chúng ta, tính vị kỷ đang lên ngôi, hầu hết chỉ loay hoay với vấn đề cơm áo, nghi lễ và tiểu tiết vụn vặt thì công lý dễ bị bóp nghẹt. Rất nhiều người Việt hôm nay sử dụng cách nói nước đôi, khi mạnh thì “cưỡng từ đoạt lý” khi yếu thì “rủ rê tình cảm”. Đó không thể là công lý.
Thứ Bốn: Nói đến công lý là chúng ta nói đến sự công bằng. Tính chất công bằng phải thể hiện được trong các hầu hết khía cạnh của đời sống, không thiên vị, không chênh lệch thì công lý mới được tỏ hiện. Giáo Huấn XHCG dành rất nhiều phần nói về sự công bằng tương ứng với vai trò và địa vị xã hội của con người, công bằng trong lao động và thù lao, Công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ….Nếu chúng ta không đảm bảo sự công bằng thì sẽ dẫn đến bất công, khi đó công lý bị lu mờ. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng thì công lý phải được nối kế với sự khôn ngoan, với bác ái và công việc từ thiện. Hiện nay xu hướng bất công đang lên, “Hố phân cách giàu nghèo càng sâu rộng hơn”[37] đó là một thách đố của công lý.
Thứ năm: Sống công lý, không có nghĩa lúc nào cũng cãi lý xem ai đúng - ai sai, mà người ta còn phải biết thỏa hiệp, hoà giải bao dung trong mọi việc. Khi đồng ý với nhau và chia sẻ với nhau những giá trị chung từ trong tâm khảm, những người anh em sẽ cảm nhận được chân lý và như vậy công lý sẽ được bộc lộ ra ngoài. Thế nhưng lịch sử hiện tại ở Việt Nam cho thấy con người chúng ta ít có tinh thần đối thoại, lắng nghe và hiểu biết nhau để tìm đến một cái chung và tha thứ cho nhau. Điều làm cho chúng ta hy vọng là công lý, tự trong bản chất, có sức mạnh vô song. Có thể bề ngoài họ vẫn biểu hiện thái độ trịch thượng, quát nạt để thị uy nhưng thẳm sâu trong lương tâm, họ phải thừa nhận một lẽ phải, thừa nhận sự thật, thừa nhận công lý. Đó chính là lúc bắt đầu của tiến trình hòa giải và canh tân.
Thứ sáu: Cuối cùng, tất cả chúng ta đều phải ý thức rằng Giáo hội tận lực đấu tranh cho công lý nhưng không bao giờ dừng lại ở công lý. Trái lại, giáo hội luôn mời gọi con người đi xa hơn công lý để vươn tới suối nguồn đích thực của nó là tình yêu thương, lòng nhân ái, từ bi và tha thứ. Bởi vì “Bình đẳng do công lý mang lại chỉ giới hạn ở lĩnh vực của cải vật chất bên ngoài, còn tình yêu và lòng thương xót lại giúp con người có thể gặp gỡ nhau nơi giá trị cao cả là chính con người, với phẩm giá riêng của mỗi người”[38].
Tóm lại, công lý theo nghĩa của con người trần thế quả thực vẫn còn xa vời trên khắp trái đất này, phương chi Việt Nam. Nhưng như Chúa Giê su xưa đã đứng lên ngó nhìn con cái, giờ đây chúng ta bắt đầu cùng chung tay quyết tâm làm và làm bằng tình thương yêu đích thực. “Thiên Chúa là chúa nhân từ, tha thứ tội lỗi, chậm giận và giàu lòng thương xót”[39]. Chúng ta có cái nhìn siêu nhiên nhưng lại thực tiễn hơn nên phải vượt trên những khác biệt, chung tay nâng cao dân trí, học hỏi tính phổ quát, xây dựng nền pháp quyền, giáo dục về lẽ phải…. Để đến một ngày chúng ta có quyền hy vọng rằng Giáo hội Việt Nam: một mặt, với những ngôi nhà thờ lớn, tượng đài to, đối mặt với biển cả bao la, núi rừng sâu thẳm, bầu trời và các vì sao; mặt khác, có những nghi lễ sang trọng, sự tập hợp đông đảo của quần chúng và một “kẻ khác ở trong ta” luôn thì thầm mách bảo, Chúng ta, giống như những nhà điêu khắc, có thể tham gia vào quá trình làm cho khuôn mặt công lý dần dần được tỏ hiện.
“Hòa bình đích thực là hoa trái của công lý”[32] . Bởi vậy khi đề cập đến hòa bình ở Việt Nam không thể không nói đến công lý. Việt Nam đã trải qua chiến tranh liên miên nên trước hết con người chỉ cần có khát vọng là “im tiếng súng” chứ chưa đòi hỏi những điều cao siêu hơn như công lý. Nhưng công lý phải là gốc. Nhờ có công lý mà hòa bình được tạo thành. Là người có đức tin, chúng ta phải xem xét công lý không chỉ theo khía cạnh của con người mà còn là của Thiên Chúa theo những góc độ sau đây:
Thứ nhất: Nói đến công lý là nói đến cái chung, cái phổ quát theo luật tự nhiên được thể hiện qua :‘công chúng, quảng trường…”. Qủa thật, loài người luôn muốn công lý cụ thể cho từng người, từng sự việc. Loài người đã chờ đợi Thiên Chúa như là “Đấng Mêsia đến để thực thi công lý”[33]. Đó là những mong muốn rất cụ thể của con người, muốn trực tiếp và ăn ngay. Nhưng công lý của Thiên Chúa cho phép chúng ta suy nghĩ rộng hơn, lâu hơn và giàu tình yêu hơn. Công lý không chỉ cần những xa lộ, quảng trường mà còn cả bầu trời và các vì sao...Tại Việt Nam chúng ta hôm nay, với những quảng trường nhỏ hẹp, những con phố ngắn ngủi và những lũy tre bao quanh làng xóm với khái niệm “phép vua thua lệ làng” thì tính phổ quát không có và công lý của quốc gia theo nghĩa trần thế vẫn chỉ chập chờn đâu đó.
Thứ hai: Công lý là phải gắn chặt với luật pháp. Tất nhiên, theo Thánh Thomas D’aquin thì “Luật pháp phải phù hợp với luật tự nhiên, khi xa lìa lẽ phải, nó không còn là luật nữa mà là một sự bất công”[34] . Nhiều người cho rằng luật pháp Việt Nam hiện nay chỉ là ý chí của một số nhóm lợi ích. Khái niệm “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”[35] đã bóp chết pháp luật phổ quát. Muốn có công lý thì trước tiên phải có lẽ phải. Lẽ phải đó được pháp điển hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật. Khi quốc hội Việt Nam vẫn giao cho các bộ chuẩn bị dự thảo luật thì đã không phản ánh đúng sự độc lập cần thiết và sự tôn trọng công lý.
Thứ ba: Một mặt công lý cần sự lớn lao như quảng trường, đại hội và dân chúng, mặt khác nó đòi hỏi sự thỏa mãn đạo đức riêng tư trong lương tâm mỗi người. Công lý đầu tiên phải bắt đầu từ đạo đức và gắn chặt với ý thức về bổn phận. “Tất cả đạo đức nếu không dựa trên bổn phận sẽ thiếu chắc chắn và nguy hiểm”[36] Hành động đạo đức tức là hành động theo tiếng gọi của công lý nhắm đến người khác chứ không phải là tiếng gọi riêng của bản ngã ích kỷ. Nghĩa là con người phải sống trong tương quan với người khác chứ không thể đòi hành động như một cá nhân cô độc, không cần công lý. Ngày nay trong xã hội chúng ta, tính vị kỷ đang lên ngôi, hầu hết chỉ loay hoay với vấn đề cơm áo, nghi lễ và tiểu tiết vụn vặt thì công lý dễ bị bóp nghẹt. Rất nhiều người Việt hôm nay sử dụng cách nói nước đôi, khi mạnh thì “cưỡng từ đoạt lý” khi yếu thì “rủ rê tình cảm”. Đó không thể là công lý.
Thứ Bốn: Nói đến công lý là chúng ta nói đến sự công bằng. Tính chất công bằng phải thể hiện được trong các hầu hết khía cạnh của đời sống, không thiên vị, không chênh lệch thì công lý mới được tỏ hiện. Giáo Huấn XHCG dành rất nhiều phần nói về sự công bằng tương ứng với vai trò và địa vị xã hội của con người, công bằng trong lao động và thù lao, Công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ….Nếu chúng ta không đảm bảo sự công bằng thì sẽ dẫn đến bất công, khi đó công lý bị lu mờ. Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng thì công lý phải được nối kế với sự khôn ngoan, với bác ái và công việc từ thiện. Hiện nay xu hướng bất công đang lên, “Hố phân cách giàu nghèo càng sâu rộng hơn”[37] đó là một thách đố của công lý.
Thứ năm: Sống công lý, không có nghĩa lúc nào cũng cãi lý xem ai đúng - ai sai, mà người ta còn phải biết thỏa hiệp, hoà giải bao dung trong mọi việc. Khi đồng ý với nhau và chia sẻ với nhau những giá trị chung từ trong tâm khảm, những người anh em sẽ cảm nhận được chân lý và như vậy công lý sẽ được bộc lộ ra ngoài. Thế nhưng lịch sử hiện tại ở Việt Nam cho thấy con người chúng ta ít có tinh thần đối thoại, lắng nghe và hiểu biết nhau để tìm đến một cái chung và tha thứ cho nhau. Điều làm cho chúng ta hy vọng là công lý, tự trong bản chất, có sức mạnh vô song. Có thể bề ngoài họ vẫn biểu hiện thái độ trịch thượng, quát nạt để thị uy nhưng thẳm sâu trong lương tâm, họ phải thừa nhận một lẽ phải, thừa nhận sự thật, thừa nhận công lý. Đó chính là lúc bắt đầu của tiến trình hòa giải và canh tân.
Thứ sáu: Cuối cùng, tất cả chúng ta đều phải ý thức rằng Giáo hội tận lực đấu tranh cho công lý nhưng không bao giờ dừng lại ở công lý. Trái lại, giáo hội luôn mời gọi con người đi xa hơn công lý để vươn tới suối nguồn đích thực của nó là tình yêu thương, lòng nhân ái, từ bi và tha thứ. Bởi vì “Bình đẳng do công lý mang lại chỉ giới hạn ở lĩnh vực của cải vật chất bên ngoài, còn tình yêu và lòng thương xót lại giúp con người có thể gặp gỡ nhau nơi giá trị cao cả là chính con người, với phẩm giá riêng của mỗi người”[38].
Tóm lại, công lý theo nghĩa của con người trần thế quả thực vẫn còn xa vời trên khắp trái đất này, phương chi Việt Nam. Nhưng như Chúa Giê su xưa đã đứng lên ngó nhìn con cái, giờ đây chúng ta bắt đầu cùng chung tay quyết tâm làm và làm bằng tình thương yêu đích thực. “Thiên Chúa là chúa nhân từ, tha thứ tội lỗi, chậm giận và giàu lòng thương xót”[39]. Chúng ta có cái nhìn siêu nhiên nhưng lại thực tiễn hơn nên phải vượt trên những khác biệt, chung tay nâng cao dân trí, học hỏi tính phổ quát, xây dựng nền pháp quyền, giáo dục về lẽ phải…. Để đến một ngày chúng ta có quyền hy vọng rằng Giáo hội Việt Nam: một mặt, với những ngôi nhà thờ lớn, tượng đài to, đối mặt với biển cả bao la, núi rừng sâu thẳm, bầu trời và các vì sao; mặt khác, có những nghi lễ sang trọng, sự tập hợp đông đảo của quần chúng và một “kẻ khác ở trong ta” luôn thì thầm mách bảo, Chúng ta, giống như những nhà điêu khắc, có thể tham gia vào quá trình làm cho khuôn mặt công lý dần dần được tỏ hiện.
4. Những thay đổi trong xã hội VN và cơ sở cho Công lý & Hòa Bình
Với sự chuyển biến mạnh mẽ của thế giới, những công nghệ mới ra đời, các quốc gia bị chia tách và đặc biệt là cuộc cách mạng tiến hóa hòa bình, sự tan rã của khối Đông âu và gần đây là cuộc cách mạng ở Bắc Phi, sự đổi mới rõ rệt ở Cu Ba, những người lãnh đạo tại Việt Nam cũng đang khác đi rất nhiều…cho chúng ta thấy đất nước Việt Nam có thể đang trong một quá trình chuyển đổi quan trọng.
Dù đôi khi có tranh luận và tấn công nhau trên truyền thông nhưng xu hướng đối thoại vẫn là chủ yếu trên khắp địa cầu. Trước đây lịch sử Việt Nam đã được định đoạt trên ly rượu mao đài sóng sánh[40] .Trung Mỹ hợp tác và nói“Cánh cửa đã mở, từ nay chúng ta là bạn, nhưng chúng ta vẫn cứ chỉ trích nhau – vì nhân dân tôi quen như vậy”[41]. Giờ đây, bề ngoài chúng ta thấy vẫn cứ phê bình và đấu tranh với nhau nhưng quan hệ thực chất giữa Việt Nam và các nước tây phương đang được xích lại rất gần nhau.
Rõ ràng có sự chuyển hóa, tự diễn biến trong nội bộ Đảng cộng sản và trong mọi tầng lớp dân cư. Rất nhiều người cộng sản khi xưa giờ đã trở thành tư bản đỏ, 5% dân số đang chiếm giữ đến 75% tổng toàn bộ giá trị, của cải và tài nguyên xã hội[42] . Nhiều người đã gửi con sang các nước phương tây để học hỏi và họ tập hợp với nhau thành những nhóm lợi ích. Khi trong tay có tài sản và quyền tư hữu, họ chuẩn bị cho tương lai của mình và sẵn sàng bảo vệ quyền tư hữu đó theo đường lối tư bản. Rất nhiều người cộng sản đã nhận thức được xã hội, lo lắng về một tương lai bất an và sẵn sàng chuẩn bị các phương án.
Điều đó đặt cho HĐGMVN và UB Công lý và Hòa Bình một sứ mệnh hết sức quan trọng. UB phải được thiết lập một cách có hệ thống và là nơi tư vấn để đưa ra những quyết định đúng đắn trong những thời điểm nhạy cảm của đất nước, tránh những xung đột khắc nghiệt trong tương lai. Cụ thể là theo Thư Chung Hậu Đại hội dân Chúa 2010. “Trong bối cảnh xã hội hiện nay, Giáo Hội tại Việt Nam xác tín rằng Dân Chúa cần tích cực cộng tác với mọi người thiện chí, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Đó là phương thế cụ thể để thi hành sứ vụ duy nhất và toàn diện của Đức Kitô trên đất nước này”.
Với sự chuyển biến mạnh mẽ của thế giới, những công nghệ mới ra đời, các quốc gia bị chia tách và đặc biệt là cuộc cách mạng tiến hóa hòa bình, sự tan rã của khối Đông âu và gần đây là cuộc cách mạng ở Bắc Phi, sự đổi mới rõ rệt ở Cu Ba, những người lãnh đạo tại Việt Nam cũng đang khác đi rất nhiều…cho chúng ta thấy đất nước Việt Nam có thể đang trong một quá trình chuyển đổi quan trọng.
Dù đôi khi có tranh luận và tấn công nhau trên truyền thông nhưng xu hướng đối thoại vẫn là chủ yếu trên khắp địa cầu. Trước đây lịch sử Việt Nam đã được định đoạt trên ly rượu mao đài sóng sánh[40] .Trung Mỹ hợp tác và nói“Cánh cửa đã mở, từ nay chúng ta là bạn, nhưng chúng ta vẫn cứ chỉ trích nhau – vì nhân dân tôi quen như vậy”[41]. Giờ đây, bề ngoài chúng ta thấy vẫn cứ phê bình và đấu tranh với nhau nhưng quan hệ thực chất giữa Việt Nam và các nước tây phương đang được xích lại rất gần nhau.
Rõ ràng có sự chuyển hóa, tự diễn biến trong nội bộ Đảng cộng sản và trong mọi tầng lớp dân cư. Rất nhiều người cộng sản khi xưa giờ đã trở thành tư bản đỏ, 5% dân số đang chiếm giữ đến 75% tổng toàn bộ giá trị, của cải và tài nguyên xã hội[42] . Nhiều người đã gửi con sang các nước phương tây để học hỏi và họ tập hợp với nhau thành những nhóm lợi ích. Khi trong tay có tài sản và quyền tư hữu, họ chuẩn bị cho tương lai của mình và sẵn sàng bảo vệ quyền tư hữu đó theo đường lối tư bản. Rất nhiều người cộng sản đã nhận thức được xã hội, lo lắng về một tương lai bất an và sẵn sàng chuẩn bị các phương án.
Điều đó đặt cho HĐGMVN và UB Công lý và Hòa Bình một sứ mệnh hết sức quan trọng. UB phải được thiết lập một cách có hệ thống và là nơi tư vấn để đưa ra những quyết định đúng đắn trong những thời điểm nhạy cảm của đất nước, tránh những xung đột khắc nghiệt trong tương lai. Cụ thể là theo Thư Chung Hậu Đại hội dân Chúa 2010. “Trong bối cảnh xã hội hiện nay, Giáo Hội tại Việt Nam xác tín rằng Dân Chúa cần tích cực cộng tác với mọi người thiện chí, cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống. Đó là phương thế cụ thể để thi hành sứ vụ duy nhất và toàn diện của Đức Kitô trên đất nước này”.
5. Phương hướng đối thoại và hợp tác.
Đối thoại đã trở thành nguyên tắc và là vấn đề bao trùm toàn thế giới ngày hôm nay. Đức Thánh Cha Joan Paul II đã đi khắp trái đất để nhằm một mục đích là “nghe và nói”. Chính đối thoại đã làm cho tất cả các bên không còn sợ hãi, không còn bất ngờ. Phương hướng Đối thoại và hợp tác của giáo hội Việt Nam với Nhà nước cũng được Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói rõ trong huấn từ cho các giám mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Ad Limina[43]
Đã một thời tư tưởng loại trừ trong đối thoại phải thật triệt để và không cho ai có tư tưởng khác mình tồn tại. Giờ vẫn còn nhưng nó đang càng ngày càng trở nên lạc hậu vì nó đi ngược lại xu thế của thời đại. Xu hướng “cùng thắng” đang được áp dụng phổ biến, không phải là chỉ có lợi cho Giáo hội hay cho Nhà nước mà là cho dân tộc Việt Nam. Thẳng thắn vẫn là phương pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề. Hồ chủ tịch đã từng viết thư cho Đức Cha Lê Hữu Từ với nội dung rõ ràng: 1. Đồng bào công giáo rất ghét thực dân pháp, rất yêu nước. 2. Đồng bào công giáo ghét cộng sản[44]. Nếu còn có những khác biệt, hãy “tạm gác một bên” và tiếp tục đối thoại, nhưng không bao giờ từ bỏ nguyên tắc của mình.
Đối thoại đã trở thành nguyên tắc và là vấn đề bao trùm toàn thế giới ngày hôm nay. Đức Thánh Cha Joan Paul II đã đi khắp trái đất để nhằm một mục đích là “nghe và nói”. Chính đối thoại đã làm cho tất cả các bên không còn sợ hãi, không còn bất ngờ. Phương hướng Đối thoại và hợp tác của giáo hội Việt Nam với Nhà nước cũng được Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói rõ trong huấn từ cho các giám mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Ad Limina[43]
Đã một thời tư tưởng loại trừ trong đối thoại phải thật triệt để và không cho ai có tư tưởng khác mình tồn tại. Giờ vẫn còn nhưng nó đang càng ngày càng trở nên lạc hậu vì nó đi ngược lại xu thế của thời đại. Xu hướng “cùng thắng” đang được áp dụng phổ biến, không phải là chỉ có lợi cho Giáo hội hay cho Nhà nước mà là cho dân tộc Việt Nam. Thẳng thắn vẫn là phương pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề. Hồ chủ tịch đã từng viết thư cho Đức Cha Lê Hữu Từ với nội dung rõ ràng: 1. Đồng bào công giáo rất ghét thực dân pháp, rất yêu nước. 2. Đồng bào công giáo ghét cộng sản[44]. Nếu còn có những khác biệt, hãy “tạm gác một bên” và tiếp tục đối thoại, nhưng không bao giờ từ bỏ nguyên tắc của mình.
6. Những chuẩn bị gì cho đối thoại Công lý và Hòa Bình ?
Trước hết, chúng ta thấy loài người đã phát triển ở mức độ cao và trình độ tự do của con người đã được nâng cao. Cho nên trước khi đối thoại tất cả các bên đều phải đồng ý rằng mọi quyền phải là quyền của cá nhân, mọi trách nhiệm cũng là trách nhiệm của cá nhân, mọi hạnh phúc cũng là hạnh phúc của cá nhân, công lý cũng là công lý rót cho từng cá nhân. Nghĩa là con người phải là đối tượng cùng đích của sự đối thoại.
Qủa thật, Nhà nước hay như cả Liên Hiệp Quốc được dựng lên là vì quyền lợi của con người, chứ không phải vì quyền lợi của tổ chức. Nhà nước ra đời là vì con người, chứ không phải vì nhà nước đẻ ra con người. Điều này đã trở thành nguyên lý quan trọng của học thuyết XHCG: “con người là một hữu thể, là một nhân vị, là con đường của giáo hội và quyền con người, nhân phẩm con người phải đặt lên trên hết”[45]. Chúa Jesus đã nói: “Ngày Sabat vì con người chứ không phải con người vì ngày Sabat”[46]
Tuy nhiên muốn có đối thoại thì con người phải có thực lực phục vụ. Bởi vậy Uỷ ban CL&HB phải trở thành một Ủy ban có cơ cấu rõ ràng, từ HĐGM cho đến tận từng giáo xứ. Đồng thời phải tập hợp được những người có tâm và có tài, dám hy sinh vì công lý và hòa bình. Bộ khung thì nên theo cơ cấu dần từ trên xuống nhưng hoạt động và linh hồn đích thực sẽ phải đi từ dưới lên thông qua những tổ nhóm dân sự và các cá nhân tình nguyện viên.
Đầu tiên những nhân tố đó phải tích cực giảng dạy, giúp cho người công giáo, và sau đó là nhân dân hiểu được Học Thuyết Xã Hội công giáo. Nhờ hiểu được quan điểm của Giáo hội về xã hội mà các cuộc đối thoại sẽ được thoải mái, tạo tâm lý tự tin cho tất cả các bên. Uỷ ban có thể thành lập một văn phòng tư vấn pháp lý, hỗ trợ và tư vấn cho nhân dân khi gặp những vấn đề khó khăn hoặc bất công.
Rất nhiều người cho rằng đối thoại với CS là vô ích. Đó cũng là một quan điểm nhưng riêng tôi thì vẫn tin vào đối thoại. Tôi đã từng đối thoại với những người cộng sản cao cấp trong ngành an ninh. Tôi bắt đầu bằng: “Tôi có hai giá trị lõi, một là tôn giáo của tôi, hai là lý tưởng dân chủ của tôi. Hai điều đó tôi giữ trong tim óc mình dù có giết tôi đi”[47]. Họ cũng xác quyết những nguyên tắc của họ rất rõ ràng. Như vậy, ngay bắt đầu chúng tôi đã xác lập được quan điểm. Sau một thời gian nghiên cứu và “đồng ý” về những “bất đồng” chúng tôi mới tiếp tục đi vào hành vi pháp lý cụ thể. Tất nhiên trong đàm phán sẽ có nhiều bất đồng và sẽ phải sự dụng “thực lực” để nói chuyện[48]
“Đừng Sợ” là câu nói nổi tiếng của ĐTC John Paul II, Đọc về cuộc đời của Ngài, chúng ta thấy Ngài cũng đi dạy học, cũng thuyết trình, cũng đối thoại và hợp tác. Chính nhờ những lần tiếp xúc đó mà Ngài đã thấy rõ là:“không có gì phải sợ”.
Theo ý kiến cá nhân tôi, về mặt nguyên tắc, với tư cách là phải tham dự một phần sứ mệnh phát triển của dân tộc, HĐGMVN, trong tương quan với nhà nước có thể bày tỏ rõ ràng và dứt khoát những quan điểm sau:
1. Giáo hội phải được quyền tham gia vào công việc giáo dục, y tế và từ thiện. Điều này chỉ tốt cho dân tộc; hai bên phải chuẩn bị lộ trình và nhân sự.
2. Nhà nước cần cải cách chính trị, mở rộng dân chủ, đa nguyên. Để giảm bớt xung đột có thể xảy ra, giáo hội sẽ đóng góp trong việc xây dựng xã hội dân sự, làm “bộ đệm” cho quá trình đó, làm cho các bên quen dần với các khái niệm và tập sống trong hòa bình;
3. Mọi thành phần xã hội, đặc biệt các tôn giáo và giới trí thức đều có đủ nguồn lực và lòng yêu nước cho nên họ cần phải được phải được tham gia một cách tương xứng trong quá trình hoạch định chiến lược xây dựng đất nước.
Đó là những vấn đề cần được đặt ra cho tất cả các bên để trù liệu. Có như vậy mới bắt đầu cuộc đối thoại và xây dựng một lộ trình dân chủ và phát triển toàn diện cho Việt Nam, nhờ vậy Công lý và Hòa bình mới dần dần được triển nở trên quê hương yêu dấu của chúng ta.
Thiên Chúa chúc phúc cho Dân tộc ta !
*******************************************************************************************
Kính Gửi: Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN
Đức Hồng Y và quý Đức Cha
Để đáp ứng lời mời gọi của Thư Mục Vụ Năm Đức Tin, Ủy Ban Công lý và Hòa bình xin phúc trình cùng Đức Hồng Y và quí Đức Cha một số tình hình xã hội Việt Nam hiện nay đang được dư luận quan tâm. Xin giản lược vào mấy nét tiêu biểu dưới đây:
1. Án xử bất công
Trong bản Nhận Định công bố ngày 15/05/2012, Ủy Ban CL&HB đã nhận xét: “Việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện (…) đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng. Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định các thủ tục bắt người; vậy mà trong một số trường hợp, vẫn có các công dân bị bắt sai trái với các quy định của bộ luật ấy, cũng như với các tuyên ngôn và công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.”
Tình hình đó chưa thay đổi, thậm chí còn diễn ra xấu hơn. Điển hình là vụ xét xử ba thanh niên Công Giáo tại Vinh ngày 29/09/2012 và vụ xử các Bloggers ngày 24/9, tại TP. HCM với các bản án vô lý và đầy bất công. Để che đậy nó, người ta đã cho mở phiên tòa xét xử công khai, nhưng lại không cho dân chúng tự do tham dự và ngay cả thân nhân của các bị cáo cũng bị ngăn chặn khi đến tòa án, thậm chí có những người còn bị tạm giữ hay bị khủng bố tinh thần.
Bên cạnh đó, những vụ khiếu kiện đông người về đất đai ngày càng gia tăng hoặc kéo dài. Điều đó chứng tỏ cách giải quyết của chính quyền các cấp không thỏa đáng, có thể vì thiếu thiện chí giải quyết vấn đề đúng pháp luật và lẽ phải hay vì bênh vực quyền lợi của các nhà đầu tư và các nhóm đặc quyền. Để biện minh cho cách giải quyết này người ta thường chụp lên đầu những người phản kháng cái mũ “bị kích động của thế lực thù địch”.
2. Dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự
Bạo lực ở đây là việc sử dụng “côn đồ” chứ không chỉ các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan công an để vãn hồi trật tự. Biện pháp này được dùng ngày càng nhiều, để đàn áp các cá nhân lẫn các đám đông, từ đám tang riêng lẻ đến các vụ khiếu kiện tập thể hay biểu tình. Điều đó đang làm cho bạo lực ngự trị trong đời sống xã hội khi giải quyết tranh chấp.
3. Tham nhũng thành quốc nạn
Những diễn biến và xáo trộn trong mấy tháng vừa qua chứng tỏ mô hình kinh tế hiện tại đang làm giàu cho nhóm đặc quyền đặc lợi, đặc biệt là giới ngân hàng, hơn là cho toàn dân. Lạm phát gia tăng cũng làm tăng đói nghèo, không những gây khó khăn hơn cho cuộc sống của người dân, mà cho cả các doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay hơn 40.000 doanh nghiệp phải giải thể.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia thiếu minh bạch nhất thế giới. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế điều hành, lãnh đạo. Chính vì vậy, không những nó nguy hiểm cho tiền đồ đất nước mà hầu như bất khả loại trừ trong bối cảnh kinh tế – chính trị hiện nay.
4. Chủ quyền đất nước
Khi ý thức rằng: “Việc chung sống giữa các dân tộc được xây dựng trên các giá trị từng làm nền tảng để kiến tạo các mối quan hệ giữa người với người: đó là sự thật, công lý, liên đới tích cực và tự do” (TLGHXHCG số 433) thì chúng ta thấy hiện nay nền tự do, độc lập, chủ quyền quốc gia của Việt Nam đang bị đe dọa nặng nề bởi sự gây hấn và xâm lược của láng giềng Trung Quốc. Người dân không được biết sự thật về những “thỏa hiệp” hay “thỏa ước” giữa chính quyền hai nước, nhưng lại phải gánh chịu nhiều hậu quả tai hại do “mối giao hảo” ấy gây nên cả về chính trị lẫn kinh tế.
Trong bản Nhận định về một số tình hình hiện nay của Việt Nam, Ủy Ban CLHB đã nhấn mạnh: “Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Biển Đông đã một vài lần nổi sóng. Nhưng trong những năm gần đây, sự căng thẳng đã lên đến mức độ nguy hiểm. Nhà cầm quyền Trung Quốc một mặt dùng lời lẽ hoa mỹ, với thông điệp rất êm tai, nhưng mặt khác, các hành động của họ về chủ quyền trên Biển Đông ngày càng phản ánh rõ rệt chủ trương Đại Hán. Trong khi đó phản ứng của Nhà cầm quyền Việt Nam quá yếu ớt, tạo cớ cho các lực lượng thù nghịch lấn tới. Khó hiểu hơn nữa là việc chính quyền đã mạnh tay đàn áp các tổ chức và các cá nhân yêu nước phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc. Thái độ lập lờ, thiếu nhất quán của các nhà lãnh đạo trong vấn đề phân định lãnh thổ vùng biên giới và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông đang gây bất bình trong dư luận.”
5. Phẩm giá con người
Phẩm giá con người bị chà đạp và xúc phạm nặng nề. Nạn buôn người và buôn bán phụ nữ chuyển từ tình trạng lén lút sang công khai, núp dưới hình thức “hợp tác lao động”, “môi giới kết hôn với người ngoại kiều” qua trung gian các công ty có giấy phép kinh doanh. Đây là loại hình tội phạm đáng lo ngại với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hoạt động xuyên quốc gia, siêu lợi nhuận, ngày càng gia tăng và thêm phức tạp.
Hiện tượng ấy dường như là hậu quả của một điều đã diễn ra từ lâu và rất đáng lo ngại. Trong xã hội Việt Nam hôm nay, con người dễ bị tha hóa trở thành công cụ, hay bị coi là công cụ để phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế hơn là một nhân vị, chủ thể của các thực tại xã hội. Lý do có thể giải thích là vì nền giáo dục Việt Nam hiện nay không những lạc hậu, mà còn lạc hướng, chạy theo hình thức và phô trương thành tích nhằm tạo ra những con người chỉ có khả năng phục vụ cho những mục tiêu chính trị chứ không nhằm đào tạo con người có nhân cách, phát triển tâm và trí toàn diện. Nói cách khác, hệ thống giáo dục đang đào tạo con người công cụ hơn là con người nhân vị có tự do, có khả năng chịu trách nhiệm và sáng tạo.
6. Tự do Ngôn luận
Theo luật lệ Việt Nam hiện hành, truyền thông triệt để trực thuộc Nhà nước. Vì vậy, mặc dù cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí và hầu như tỉnh nào cũng có truyền thanh và truyền hình, nhưng tất cả bị kiểm duyệt và kiểm soát gắt gao. Trước mắt, xã hội dân sự chưa được xuất hiện và chưa thực sự góp phần năng động cho truyền thông.
Cuộc cách mạng thông tin đã bùng nổ qua các trang web và các blog cá nhân. Đây là một hình thức thông tin mới, tức thời, hấp dẫn, năng động, đa diện, vừa bằng chữ viết, vừa kèm theo hình ảnh hay minh họa. Với webblog các nhân, người đưa tin chia sẻ và nối kết với nhau thành mạng xã hội, giải phóng sự thật khỏi những rào cản và quyền lực truyền thống, cũng như thách thức ngay cả các tập đoàn truyền thông vốn áp đặt thông tin ở quy mô quốc gia hay toàn cầu. Tất nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó, cần phải được hướng dẫn và điều chỉnh các lạm dụng, sai trái. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát, cấm đoán, phá hoại các trang web, các blog cá nhân, nhất là việc bắt bớ, kết án các Bloggers đã đi tới tình trạnh vi phạm nhân quyền nặng nề. Vụ án các Bloggers thuộc câu lạc bộ các nhà báo tự do đã bị xét xử vừa qua là ví dụ cụ thể cho tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
7. Tự do tôn giáo
Mặc dù hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định và thông tư đã quy định về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, nhưng việc thực hiện các quy định trên tại nhiều địa phương lại rất tùy tiện. Chính vì vậy, ở một số nơi, việc cử hành các lễ nghi tôn giáo và thiết lập các điểm sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự rất nhiêu khê và tùy thuộc nhiều vào cảm tính của giới chức chính quyền địa phương. Đặc biêt, do lịch sử, có những “Xã” hay “Huyện anh hùng” mà ở đó có tiêu chí “vùng trắng tôn giáo”, thì việc cố gắng phục hồi các nhà nguyện và tổ chức các buổi cầu nguyện của các giáo hội địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng này, tùy lúc, đã và đang diễn ra tại một số giáo phận như Kontum, Hưng Hóa, Ban Mê Thuột, Vinh…
Kính thưa Đức Hồng y, quí Đức Cha,
Khi gửi Bản phúc trình này, Ủy Ban CLHB chỉ nêu lên một số hiện tượng tiêu biểu hoặc vấn đề đáng quan tâm. Làm như thế, chúng ta muốn chứng tỏ rằng người Công Giáo không hề thờ ơ với tình hình đất nước, nhưng luôn thể hiện một tình yêu nước nồng nàn và nỗ lực kiếm tìm giải pháp tích cực dựa trên GHXH của Giáo hội để xây dựng hòa bình. Cổ vũ hòa bình là một phần tất yếu trong sứ mạng của Giáo Hội khi tiếp tục công trình của Đức Kitô trên trần gian. Thật vậy, trong Đức Kitô, Giáo Hội là một bí tích, tức là dấu chỉ và công cụ của hòa bình trên thế giới và cho thế giới (x. TLGHXHCG Số 516). Ủy Ban CL&HB ước mong nhận được những góp ý tích cực, hướng dẫn cụ thể và đầy tình hiệp thông của Đức Hồng Y và quí Đức Cha để có thể góp phần loan báo Tin Mừng trong lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… đầy khó khăn và thách đố này.
Trước hết, chúng ta thấy loài người đã phát triển ở mức độ cao và trình độ tự do của con người đã được nâng cao. Cho nên trước khi đối thoại tất cả các bên đều phải đồng ý rằng mọi quyền phải là quyền của cá nhân, mọi trách nhiệm cũng là trách nhiệm của cá nhân, mọi hạnh phúc cũng là hạnh phúc của cá nhân, công lý cũng là công lý rót cho từng cá nhân. Nghĩa là con người phải là đối tượng cùng đích của sự đối thoại.
Qủa thật, Nhà nước hay như cả Liên Hiệp Quốc được dựng lên là vì quyền lợi của con người, chứ không phải vì quyền lợi của tổ chức. Nhà nước ra đời là vì con người, chứ không phải vì nhà nước đẻ ra con người. Điều này đã trở thành nguyên lý quan trọng của học thuyết XHCG: “con người là một hữu thể, là một nhân vị, là con đường của giáo hội và quyền con người, nhân phẩm con người phải đặt lên trên hết”[45]. Chúa Jesus đã nói: “Ngày Sabat vì con người chứ không phải con người vì ngày Sabat”[46]
Tuy nhiên muốn có đối thoại thì con người phải có thực lực phục vụ. Bởi vậy Uỷ ban CL&HB phải trở thành một Ủy ban có cơ cấu rõ ràng, từ HĐGM cho đến tận từng giáo xứ. Đồng thời phải tập hợp được những người có tâm và có tài, dám hy sinh vì công lý và hòa bình. Bộ khung thì nên theo cơ cấu dần từ trên xuống nhưng hoạt động và linh hồn đích thực sẽ phải đi từ dưới lên thông qua những tổ nhóm dân sự và các cá nhân tình nguyện viên.
Đầu tiên những nhân tố đó phải tích cực giảng dạy, giúp cho người công giáo, và sau đó là nhân dân hiểu được Học Thuyết Xã Hội công giáo. Nhờ hiểu được quan điểm của Giáo hội về xã hội mà các cuộc đối thoại sẽ được thoải mái, tạo tâm lý tự tin cho tất cả các bên. Uỷ ban có thể thành lập một văn phòng tư vấn pháp lý, hỗ trợ và tư vấn cho nhân dân khi gặp những vấn đề khó khăn hoặc bất công.
Rất nhiều người cho rằng đối thoại với CS là vô ích. Đó cũng là một quan điểm nhưng riêng tôi thì vẫn tin vào đối thoại. Tôi đã từng đối thoại với những người cộng sản cao cấp trong ngành an ninh. Tôi bắt đầu bằng: “Tôi có hai giá trị lõi, một là tôn giáo của tôi, hai là lý tưởng dân chủ của tôi. Hai điều đó tôi giữ trong tim óc mình dù có giết tôi đi”[47]. Họ cũng xác quyết những nguyên tắc của họ rất rõ ràng. Như vậy, ngay bắt đầu chúng tôi đã xác lập được quan điểm. Sau một thời gian nghiên cứu và “đồng ý” về những “bất đồng” chúng tôi mới tiếp tục đi vào hành vi pháp lý cụ thể. Tất nhiên trong đàm phán sẽ có nhiều bất đồng và sẽ phải sự dụng “thực lực” để nói chuyện[48]
“Đừng Sợ” là câu nói nổi tiếng của ĐTC John Paul II, Đọc về cuộc đời của Ngài, chúng ta thấy Ngài cũng đi dạy học, cũng thuyết trình, cũng đối thoại và hợp tác. Chính nhờ những lần tiếp xúc đó mà Ngài đã thấy rõ là:“không có gì phải sợ”.
Theo ý kiến cá nhân tôi, về mặt nguyên tắc, với tư cách là phải tham dự một phần sứ mệnh phát triển của dân tộc, HĐGMVN, trong tương quan với nhà nước có thể bày tỏ rõ ràng và dứt khoát những quan điểm sau:
1. Giáo hội phải được quyền tham gia vào công việc giáo dục, y tế và từ thiện. Điều này chỉ tốt cho dân tộc; hai bên phải chuẩn bị lộ trình và nhân sự.
2. Nhà nước cần cải cách chính trị, mở rộng dân chủ, đa nguyên. Để giảm bớt xung đột có thể xảy ra, giáo hội sẽ đóng góp trong việc xây dựng xã hội dân sự, làm “bộ đệm” cho quá trình đó, làm cho các bên quen dần với các khái niệm và tập sống trong hòa bình;
3. Mọi thành phần xã hội, đặc biệt các tôn giáo và giới trí thức đều có đủ nguồn lực và lòng yêu nước cho nên họ cần phải được phải được tham gia một cách tương xứng trong quá trình hoạch định chiến lược xây dựng đất nước.
Đó là những vấn đề cần được đặt ra cho tất cả các bên để trù liệu. Có như vậy mới bắt đầu cuộc đối thoại và xây dựng một lộ trình dân chủ và phát triển toàn diện cho Việt Nam, nhờ vậy Công lý và Hòa bình mới dần dần được triển nở trên quê hương yêu dấu của chúng ta.
Thiên Chúa chúc phúc cho Dân tộc ta !
*******************************************************************************************
3 - BẢN PHÚC TRÌNH VỀ TÌNH HÌNH CÔNG LÝ, HÒA BÌNH VÀ NHÂN QUYỀN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Kính Gửi: Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN
Đức Hồng Y và quý Đức Cha
Để đáp ứng lời mời gọi của Thư Mục Vụ Năm Đức Tin, Ủy Ban Công lý và Hòa bình xin phúc trình cùng Đức Hồng Y và quí Đức Cha một số tình hình xã hội Việt Nam hiện nay đang được dư luận quan tâm. Xin giản lược vào mấy nét tiêu biểu dưới đây:
1. Án xử bất công
Trong bản Nhận Định công bố ngày 15/05/2012, Ủy Ban CL&HB đã nhận xét: “Việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện (…) đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng. Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định các thủ tục bắt người; vậy mà trong một số trường hợp, vẫn có các công dân bị bắt sai trái với các quy định của bộ luật ấy, cũng như với các tuyên ngôn và công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.”
Tình hình đó chưa thay đổi, thậm chí còn diễn ra xấu hơn. Điển hình là vụ xét xử ba thanh niên Công Giáo tại Vinh ngày 29/09/2012 và vụ xử các Bloggers ngày 24/9, tại TP. HCM với các bản án vô lý và đầy bất công. Để che đậy nó, người ta đã cho mở phiên tòa xét xử công khai, nhưng lại không cho dân chúng tự do tham dự và ngay cả thân nhân của các bị cáo cũng bị ngăn chặn khi đến tòa án, thậm chí có những người còn bị tạm giữ hay bị khủng bố tinh thần.
Bên cạnh đó, những vụ khiếu kiện đông người về đất đai ngày càng gia tăng hoặc kéo dài. Điều đó chứng tỏ cách giải quyết của chính quyền các cấp không thỏa đáng, có thể vì thiếu thiện chí giải quyết vấn đề đúng pháp luật và lẽ phải hay vì bênh vực quyền lợi của các nhà đầu tư và các nhóm đặc quyền. Để biện minh cho cách giải quyết này người ta thường chụp lên đầu những người phản kháng cái mũ “bị kích động của thế lực thù địch”.
2. Dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự
Bạo lực ở đây là việc sử dụng “côn đồ” chứ không chỉ các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan công an để vãn hồi trật tự. Biện pháp này được dùng ngày càng nhiều, để đàn áp các cá nhân lẫn các đám đông, từ đám tang riêng lẻ đến các vụ khiếu kiện tập thể hay biểu tình. Điều đó đang làm cho bạo lực ngự trị trong đời sống xã hội khi giải quyết tranh chấp.
3. Tham nhũng thành quốc nạn
Những diễn biến và xáo trộn trong mấy tháng vừa qua chứng tỏ mô hình kinh tế hiện tại đang làm giàu cho nhóm đặc quyền đặc lợi, đặc biệt là giới ngân hàng, hơn là cho toàn dân. Lạm phát gia tăng cũng làm tăng đói nghèo, không những gây khó khăn hơn cho cuộc sống của người dân, mà cho cả các doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay hơn 40.000 doanh nghiệp phải giải thể.
Việt Nam hiện nằm trong nhóm các quốc gia thiếu minh bạch nhất thế giới. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế điều hành, lãnh đạo. Chính vì vậy, không những nó nguy hiểm cho tiền đồ đất nước mà hầu như bất khả loại trừ trong bối cảnh kinh tế – chính trị hiện nay.
4. Chủ quyền đất nước
Khi ý thức rằng: “Việc chung sống giữa các dân tộc được xây dựng trên các giá trị từng làm nền tảng để kiến tạo các mối quan hệ giữa người với người: đó là sự thật, công lý, liên đới tích cực và tự do” (TLGHXHCG số 433) thì chúng ta thấy hiện nay nền tự do, độc lập, chủ quyền quốc gia của Việt Nam đang bị đe dọa nặng nề bởi sự gây hấn và xâm lược của láng giềng Trung Quốc. Người dân không được biết sự thật về những “thỏa hiệp” hay “thỏa ước” giữa chính quyền hai nước, nhưng lại phải gánh chịu nhiều hậu quả tai hại do “mối giao hảo” ấy gây nên cả về chính trị lẫn kinh tế.
Trong bản Nhận định về một số tình hình hiện nay của Việt Nam, Ủy Ban CLHB đã nhấn mạnh: “Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, Biển Đông đã một vài lần nổi sóng. Nhưng trong những năm gần đây, sự căng thẳng đã lên đến mức độ nguy hiểm. Nhà cầm quyền Trung Quốc một mặt dùng lời lẽ hoa mỹ, với thông điệp rất êm tai, nhưng mặt khác, các hành động của họ về chủ quyền trên Biển Đông ngày càng phản ánh rõ rệt chủ trương Đại Hán. Trong khi đó phản ứng của Nhà cầm quyền Việt Nam quá yếu ớt, tạo cớ cho các lực lượng thù nghịch lấn tới. Khó hiểu hơn nữa là việc chính quyền đã mạnh tay đàn áp các tổ chức và các cá nhân yêu nước phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc. Thái độ lập lờ, thiếu nhất quán của các nhà lãnh đạo trong vấn đề phân định lãnh thổ vùng biên giới và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông đang gây bất bình trong dư luận.”
5. Phẩm giá con người
Phẩm giá con người bị chà đạp và xúc phạm nặng nề. Nạn buôn người và buôn bán phụ nữ chuyển từ tình trạng lén lút sang công khai, núp dưới hình thức “hợp tác lao động”, “môi giới kết hôn với người ngoại kiều” qua trung gian các công ty có giấy phép kinh doanh. Đây là loại hình tội phạm đáng lo ngại với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hoạt động xuyên quốc gia, siêu lợi nhuận, ngày càng gia tăng và thêm phức tạp.
Hiện tượng ấy dường như là hậu quả của một điều đã diễn ra từ lâu và rất đáng lo ngại. Trong xã hội Việt Nam hôm nay, con người dễ bị tha hóa trở thành công cụ, hay bị coi là công cụ để phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế hơn là một nhân vị, chủ thể của các thực tại xã hội. Lý do có thể giải thích là vì nền giáo dục Việt Nam hiện nay không những lạc hậu, mà còn lạc hướng, chạy theo hình thức và phô trương thành tích nhằm tạo ra những con người chỉ có khả năng phục vụ cho những mục tiêu chính trị chứ không nhằm đào tạo con người có nhân cách, phát triển tâm và trí toàn diện. Nói cách khác, hệ thống giáo dục đang đào tạo con người công cụ hơn là con người nhân vị có tự do, có khả năng chịu trách nhiệm và sáng tạo.
6. Tự do Ngôn luận
Theo luật lệ Việt Nam hiện hành, truyền thông triệt để trực thuộc Nhà nước. Vì vậy, mặc dù cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí và hầu như tỉnh nào cũng có truyền thanh và truyền hình, nhưng tất cả bị kiểm duyệt và kiểm soát gắt gao. Trước mắt, xã hội dân sự chưa được xuất hiện và chưa thực sự góp phần năng động cho truyền thông.
Cuộc cách mạng thông tin đã bùng nổ qua các trang web và các blog cá nhân. Đây là một hình thức thông tin mới, tức thời, hấp dẫn, năng động, đa diện, vừa bằng chữ viết, vừa kèm theo hình ảnh hay minh họa. Với webblog các nhân, người đưa tin chia sẻ và nối kết với nhau thành mạng xã hội, giải phóng sự thật khỏi những rào cản và quyền lực truyền thống, cũng như thách thức ngay cả các tập đoàn truyền thông vốn áp đặt thông tin ở quy mô quốc gia hay toàn cầu. Tất nhiên cái gì cũng có mặt trái của nó, cần phải được hướng dẫn và điều chỉnh các lạm dụng, sai trái. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát, cấm đoán, phá hoại các trang web, các blog cá nhân, nhất là việc bắt bớ, kết án các Bloggers đã đi tới tình trạnh vi phạm nhân quyền nặng nề. Vụ án các Bloggers thuộc câu lạc bộ các nhà báo tự do đã bị xét xử vừa qua là ví dụ cụ thể cho tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
7. Tự do tôn giáo
Mặc dù hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định và thông tư đã quy định về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, nhưng việc thực hiện các quy định trên tại nhiều địa phương lại rất tùy tiện. Chính vì vậy, ở một số nơi, việc cử hành các lễ nghi tôn giáo và thiết lập các điểm sinh hoạt tôn giáo ngoài cơ sở thờ tự rất nhiêu khê và tùy thuộc nhiều vào cảm tính của giới chức chính quyền địa phương. Đặc biêt, do lịch sử, có những “Xã” hay “Huyện anh hùng” mà ở đó có tiêu chí “vùng trắng tôn giáo”, thì việc cố gắng phục hồi các nhà nguyện và tổ chức các buổi cầu nguyện của các giáo hội địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng này, tùy lúc, đã và đang diễn ra tại một số giáo phận như Kontum, Hưng Hóa, Ban Mê Thuột, Vinh…
Kính thưa Đức Hồng y, quí Đức Cha,
Khi gửi Bản phúc trình này, Ủy Ban CLHB chỉ nêu lên một số hiện tượng tiêu biểu hoặc vấn đề đáng quan tâm. Làm như thế, chúng ta muốn chứng tỏ rằng người Công Giáo không hề thờ ơ với tình hình đất nước, nhưng luôn thể hiện một tình yêu nước nồng nàn và nỗ lực kiếm tìm giải pháp tích cực dựa trên GHXH của Giáo hội để xây dựng hòa bình. Cổ vũ hòa bình là một phần tất yếu trong sứ mạng của Giáo Hội khi tiếp tục công trình của Đức Kitô trên trần gian. Thật vậy, trong Đức Kitô, Giáo Hội là một bí tích, tức là dấu chỉ và công cụ của hòa bình trên thế giới và cho thế giới (x. TLGHXHCG Số 516). Ủy Ban CL&HB ước mong nhận được những góp ý tích cực, hướng dẫn cụ thể và đầy tình hiệp thông của Đức Hồng Y và quí Đức Cha để có thể góp phần loan báo Tin Mừng trong lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… đầy khó khăn và thách đố này.
Lễ Các Thánh, ngày 1/11/2012
ỦY BAN CÔNG LÝ & HÒA BÌNH / HĐGMVN
ỦY BAN CÔNG LÝ & HÒA BÌNH / HĐGMVN
Không có nhận xét nào: