Hoặc:
Chẳng phải voi cũng chẳng phải trâu
Ấy là con chó cắn gâu gâu
Rồi tôi đọc cho cố Hoàng nghe. Toàn bộ thơ của tôi cố Hoàng sổ toẹt hết. Nói chẳng ra làm sao cả. Cố Hoàng bảo chỉ có mỗi một câu nghe được thôi. Ðó là câu:
Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư,
Tấm thân chìm nổi đến bao giờ
Cố Hoàng rất hay làm thơ và cũng ngâm lại cho tôi nghe. Giọng cố ngâm rất hay, cố lấy làm thích thú lắm. Ra cái điều tâm đắc. Nhưng cố Hoàng hát còn hay hơn nữa. Cố hay hát bài ca tụng các Thánh tử vì đạo của Cha Vinh (địa phận Hà Nội).
Nếu không có mẹ, ở nơi lưu đày...
Xin Mẹ hãy nghe lời con kêu van, khẩn cầu đau đớn
Và...
Dù gươm chém hay đầu rơi
Lòng vàng đá không hề phai...
Làm cho tôi thuộc đến tận bây giờ.
Và cũng như bài thơ Tết Nhâm Dần ở trên, cố cứ ngâm nga mãi, tuy rằng bài thơ không hay nhưng nó lột tả được toàn bộ sự thật đau xót khốn khổ của cái Tết tù năm đó. Vì không có bài thứ hai, nên tôi xin được phép chép lại, các vị cũng lượng thứ cho. Vì cái Tết của chúng tôi đúng như vậy đó. Chỉ được ăn một bữa, bữa trưa ngày mồng một Tết thôi. Mà đói vàng mắt ra, vì mãi đến tận một giờ chiều mới được ăn.
Mọi ngày chúng tôi ăn khoảng từ 8 đến 9 giờ sáng. Riêng ngày mồng Một Tết, các quan còn bận ăn Tết nên không xuống mở cửa sớm. Mãi đến tận 10 giờ sáng mới xông đất mở cửa nhà bếp. Thế có nghĩa là ba tiếng đồng hồ sau, một giờ chiều chúng tôi mới được ăn cơm sáng.
Mười giờ sáng, mở cửa, phát cho mỗi người hai cái kẹo. Lại đóng ngay cửa lại. Sau khi tù khênh cứt đái ra ngoài đổ chúng tôi lại vào buồng ngồi chờ cơm. Trong khi chờ đợi thì thưởng thức hai cái kẹo ăn dỗ trẻ con và chịu khó nhịn đói đến một giờ chiều. Ðúng như lời trong thơ tả:
“Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy”
Và ba miếng thịt lớn bằng ba đốt ngón tay, và, của đáng tội, còn được thêm mấy miếng lòng nữa mà cố Hoàng không chép nhét vào trong bài Thơ Ðường đó được.
Bài thơ không được hoàn chỉnh lắm và có thể thất niêm thất luật. Nhưng nó đúng, đúng với sự thật đau xót Tết vẫn ăn cơm độn sắn, đắng ngắt. Nhưng cái kết không có hậu. Khốn nạn thân tôi đến thế này thì thật là mệt quá.
Tôi, tôi vẫn muốn có một happy end, vẫn muốn có Tiên Ðiền Nguyễn Du với nàng Kiều ở sông Tiền Ðường lên cho tái hồi Kim Trọng, tôi vẫn muốn sống và trở về tự do, về nhà cùng mẹ và vợ con tôi, nên tôi xin phép cố Hoàng cho tôi sửa lại câu cuối. Cố bảo thì sửa đi. Tôi sửa thành:
“Ước đến sang năm khác thế này.”
Cố gật đầu bảo: “Thôi cũng được.”
Thế là bài thơ đó như sau:
Tết đến Nhâm Dần khốn nạn thay
Chiều 30 Tết vẫn ăn chay
Bánh chưng mong đợi thời không có
Thịt lợn vừa tròn ba đốt tay
Buổi sáng mỗi người hai cái kẹo
Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy
Anh em ngao ngán nhìn cơm sắn
Ước đến sang năm khác thế này.
Có thể là vì câu thơ cuối, mà cố Hoàng thì nằm lại chôn thân nơi đó, còn tôi may mắn trở về để viết lại câu chuyện này hôm nay chăng.
Xin hết.
1. Ðức Thánh tử vì đạo thứ hai mà tôi được gặp
Ðức thánh thứ nhất là tu sĩ Ðỗ Bá Lung từ Ngọc Ðông, Hưng Yên đã chết ở Cổng Trời còn đức thánh thứ hai này thì bị bức hại tàn ác dã man ở trại Phong Quang, Lao Kay.
Ngài tên là Lâm Ðình Túy người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu. Ðức thánh này quyết liệt hơn, dứt khoát hơn, những điều mà Ngài Lâm Ðình Túy làm thì chỉ có một không có hai, trước không có và sau này cũng không thể có.
Trước ngài, chúng ta ai cũng ngả mũ cúi đầu kính cẩn nghiêng mình.
***
Tháng Năm 1972.
Mỹ bỏ bom tại miền Bắc Việt Nam. Ngày 10 Tháng Năm, cầu Long Biên lại bị đánh sập. Ðến chiều ngày 11 Tháng Năm 1972, tôi lại bị bắt lần thứ hai với tội phản cách mạng. Ðiều này không có gì là bất ngờ đối với tôi cả. Tôi đã chờ đợi nó từ năm 1971. Khi Tổng Thống Mỹ Nixon cho trực thăng đổ bộ xuống trại tù binh Mỹ ở Sơn Tây để hòng cướp lại các phi công bị bắt tôi đã thấy tôi bị theo dõi từng bước. Luôn có một cái đuôi theo tôi.
Và đến năm 1976, khi cầm lệnh tha, tôi đọc thấy quyết định bắt tôi kể từ Tháng Sáu năm 1971 thế mà mãi đến một năm sau tôi mới bị bắt kể cũng hơi muộn. Thiếu tá Công an Cường, thường gọi là Cường cao trực tiếp tới bắt tôi ở quê ngoại tôi: thôn Ðông xã Hội Xá, Gia Lâm nơi gia đình tôi chạy bom sơ tán về đó.
Lúc công an xộc vào nhà, tôi đang sửa soạn đi tắm. Tôi cười, bảo với Cường cao là để tôi tắm xong rồi hãy bắt đi.
Cường cao rất tử tế bảo:
“Thôi, anh Vĩnh vào Hỏa Lò rồi hãy tắm.”
Tôi bảo:
“Vào đó phải đến ngày đầu tháng mới được tắm chứ.”
Cường cao bảo:
“Tôi hứa là sẽ để anh tắm trước khi vào xà lim.”
Mẹ tôi và vợ tôi gào lên:
“Tội tình gì mà lại bắt người ta. Sao mà tàn ác thế. Ðã giết người cướp hết của cải rồi mà vẫn không buông tha.”
Cường cao ôn tồn bảo với vợ tôi:
“Chị bình tĩnh lại, yên tâm. Khi nào Mỹ chấm dứt bỏ bom chúng tôi sẽ cho anh ấy về.”
(Thế mà mãi đến năm 1976 sau khi chiếm được Sài Gòn một năm, họ mới tha cho tôi về)
Còn tiếp...
Bài liên quan: Cổng Trời Cắn Tỷ (kỳ 11)
Cổng Trời Cắn Tỷ (kỳ 13)
Nguồn: Người Việt online
Chẳng phải voi cũng chẳng phải trâu
Ấy là con chó cắn gâu gâu
Rồi tôi đọc cho cố Hoàng nghe. Toàn bộ thơ của tôi cố Hoàng sổ toẹt hết. Nói chẳng ra làm sao cả. Cố Hoàng bảo chỉ có mỗi một câu nghe được thôi. Ðó là câu:
Ngũ Tử Tư, Ngũ Tử Tư,
Tấm thân chìm nổi đến bao giờ
Cố Hoàng rất hay làm thơ và cũng ngâm lại cho tôi nghe. Giọng cố ngâm rất hay, cố lấy làm thích thú lắm. Ra cái điều tâm đắc. Nhưng cố Hoàng hát còn hay hơn nữa. Cố hay hát bài ca tụng các Thánh tử vì đạo của Cha Vinh (địa phận Hà Nội).
Nếu không có mẹ, ở nơi lưu đày...
Xin Mẹ hãy nghe lời con kêu van, khẩn cầu đau đớn
Và...
Dù gươm chém hay đầu rơi
Lòng vàng đá không hề phai...
Làm cho tôi thuộc đến tận bây giờ.
Và cũng như bài thơ Tết Nhâm Dần ở trên, cố cứ ngâm nga mãi, tuy rằng bài thơ không hay nhưng nó lột tả được toàn bộ sự thật đau xót khốn khổ của cái Tết tù năm đó. Vì không có bài thứ hai, nên tôi xin được phép chép lại, các vị cũng lượng thứ cho. Vì cái Tết của chúng tôi đúng như vậy đó. Chỉ được ăn một bữa, bữa trưa ngày mồng một Tết thôi. Mà đói vàng mắt ra, vì mãi đến tận một giờ chiều mới được ăn.
Mọi ngày chúng tôi ăn khoảng từ 8 đến 9 giờ sáng. Riêng ngày mồng Một Tết, các quan còn bận ăn Tết nên không xuống mở cửa sớm. Mãi đến tận 10 giờ sáng mới xông đất mở cửa nhà bếp. Thế có nghĩa là ba tiếng đồng hồ sau, một giờ chiều chúng tôi mới được ăn cơm sáng.
Mười giờ sáng, mở cửa, phát cho mỗi người hai cái kẹo. Lại đóng ngay cửa lại. Sau khi tù khênh cứt đái ra ngoài đổ chúng tôi lại vào buồng ngồi chờ cơm. Trong khi chờ đợi thì thưởng thức hai cái kẹo ăn dỗ trẻ con và chịu khó nhịn đói đến một giờ chiều. Ðúng như lời trong thơ tả:
“Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy”
Và ba miếng thịt lớn bằng ba đốt ngón tay, và, của đáng tội, còn được thêm mấy miếng lòng nữa mà cố Hoàng không chép nhét vào trong bài Thơ Ðường đó được.
Bài thơ không được hoàn chỉnh lắm và có thể thất niêm thất luật. Nhưng nó đúng, đúng với sự thật đau xót Tết vẫn ăn cơm độn sắn, đắng ngắt. Nhưng cái kết không có hậu. Khốn nạn thân tôi đến thế này thì thật là mệt quá.
Tôi, tôi vẫn muốn có một happy end, vẫn muốn có Tiên Ðiền Nguyễn Du với nàng Kiều ở sông Tiền Ðường lên cho tái hồi Kim Trọng, tôi vẫn muốn sống và trở về tự do, về nhà cùng mẹ và vợ con tôi, nên tôi xin phép cố Hoàng cho tôi sửa lại câu cuối. Cố bảo thì sửa đi. Tôi sửa thành:
“Ước đến sang năm khác thế này.”
Cố gật đầu bảo: “Thôi cũng được.”
Thế là bài thơ đó như sau:
Tết đến Nhâm Dần khốn nạn thay
Chiều 30 Tết vẫn ăn chay
Bánh chưng mong đợi thời không có
Thịt lợn vừa tròn ba đốt tay
Buổi sáng mỗi người hai cái kẹo
Bữa trưa dăm miếng thịt trâu gầy
Anh em ngao ngán nhìn cơm sắn
Ước đến sang năm khác thế này.
Có thể là vì câu thơ cuối, mà cố Hoàng thì nằm lại chôn thân nơi đó, còn tôi may mắn trở về để viết lại câu chuyện này hôm nay chăng.
Xin hết.
1. Ðức Thánh tử vì đạo thứ hai mà tôi được gặp
Ðức thánh thứ nhất là tu sĩ Ðỗ Bá Lung từ Ngọc Ðông, Hưng Yên đã chết ở Cổng Trời còn đức thánh thứ hai này thì bị bức hại tàn ác dã man ở trại Phong Quang, Lao Kay.
Ngài tên là Lâm Ðình Túy người Nam Hà, giáo dân địa phận Bùi Chu. Ðức thánh này quyết liệt hơn, dứt khoát hơn, những điều mà Ngài Lâm Ðình Túy làm thì chỉ có một không có hai, trước không có và sau này cũng không thể có.
Trước ngài, chúng ta ai cũng ngả mũ cúi đầu kính cẩn nghiêng mình.
***
Tháng Năm 1972.
Mỹ bỏ bom tại miền Bắc Việt Nam. Ngày 10 Tháng Năm, cầu Long Biên lại bị đánh sập. Ðến chiều ngày 11 Tháng Năm 1972, tôi lại bị bắt lần thứ hai với tội phản cách mạng. Ðiều này không có gì là bất ngờ đối với tôi cả. Tôi đã chờ đợi nó từ năm 1971. Khi Tổng Thống Mỹ Nixon cho trực thăng đổ bộ xuống trại tù binh Mỹ ở Sơn Tây để hòng cướp lại các phi công bị bắt tôi đã thấy tôi bị theo dõi từng bước. Luôn có một cái đuôi theo tôi.
Và đến năm 1976, khi cầm lệnh tha, tôi đọc thấy quyết định bắt tôi kể từ Tháng Sáu năm 1971 thế mà mãi đến một năm sau tôi mới bị bắt kể cũng hơi muộn. Thiếu tá Công an Cường, thường gọi là Cường cao trực tiếp tới bắt tôi ở quê ngoại tôi: thôn Ðông xã Hội Xá, Gia Lâm nơi gia đình tôi chạy bom sơ tán về đó.
Lúc công an xộc vào nhà, tôi đang sửa soạn đi tắm. Tôi cười, bảo với Cường cao là để tôi tắm xong rồi hãy bắt đi.
Cường cao rất tử tế bảo:
“Thôi, anh Vĩnh vào Hỏa Lò rồi hãy tắm.”
Tôi bảo:
“Vào đó phải đến ngày đầu tháng mới được tắm chứ.”
Cường cao bảo:
“Tôi hứa là sẽ để anh tắm trước khi vào xà lim.”
Mẹ tôi và vợ tôi gào lên:
“Tội tình gì mà lại bắt người ta. Sao mà tàn ác thế. Ðã giết người cướp hết của cải rồi mà vẫn không buông tha.”
Cường cao ôn tồn bảo với vợ tôi:
“Chị bình tĩnh lại, yên tâm. Khi nào Mỹ chấm dứt bỏ bom chúng tôi sẽ cho anh ấy về.”
(Thế mà mãi đến năm 1976 sau khi chiếm được Sài Gòn một năm, họ mới tha cho tôi về)
Còn tiếp...
Bài liên quan: Cổng Trời Cắn Tỷ (kỳ 11)
Cổng Trời Cắn Tỷ (kỳ 13)
Nguồn: Người Việt online
Không có nhận xét nào: