Hoàng Xuân, BBC: Lời bình của Quê Choa: Ở Việt Nam hầu hết các nhà báo đều mặc nhiên coi báo chí là công cụ của đảng, nhà báo viết theo chỉ thị của đảng là " nhiệm vụ cao cả". Ai nghĩ khác đi sẽ bị coi là " những tư tưởng tiểu tư sản xa lạ và độc hại" của "bọn bất mãn và cơ hội".
Có lẽ khó có một ngày kỷ niệm nghề báo nào như năm nay, khi ngay trước và sau thời điểm này liên tiếp những biện pháp làm khó báo chí được đưa ra.
Hết của ngành chức năng (quy định nhà báo đến dự tòa phải đồng thời có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan báo chí- thông tư 01/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao) đến của chính quyền địa phương (UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 1276 có hiệu lực từ ngày 14/6/2014).
Ngày mới bước vào nghề báo, tôi làm phóng viên truyền hình, đi kèm với một phóng viên khác kiêm quay phim. Có câu chuyện chắc ai là dân truyền hình cũng từng gặp, trong mắt tôi nó rất hài hước.
Đó là chúng tôi rất hay được phân công đi đưa tin hội nghị. Nhiều cuộc dài lê thê, đại biểu nhàm chán ngủ gật hàng loạt.
Thỉnh thoảng thấy ngủ nhiều quá, nổi cơn nghịch, anh quay phim đưa máy lên rê chầm chậm dọc hàng ghế đại biểu. Hết sức thú vị: ống kính đưa đến đâu, những cái đầu đang gật gù lập tức dựng thẳng lên tới đó, gương mặt lập tức tỏ vẻ chăm chú, nhất loạt và chính xác không thể tin được. Y như chiếc đũa thần lướt qua cánh đồng dựng dậy những thân cây bị bão!
Để "lên ti vi", dù chỉ vài giây, dù khán giả không biết mình là ai, nhưng ai cũng hớn hở sửa soạn bộ cánh đẹp nhất, diện mạo dễ coi nhất, vẻ mặt tươi tắn nhất.
Những cuộc trao thưởng, tổng kết ngành, nhận bằng khen, huy chương huân chương, đặc biệt khi có vị quan chức cao cao về dự thì khỏi phải nói, không có truyền hình dứt khoát chưa khai mạc. Truyền hình được ưu ái tuyệt đối, tha hồ đi tới đi lui trên sân khấu, trước mặt hàng ghế đại biểu để quay phim, phỏng vấn. Quay xong, có người trong Ban tổ chức chưa yên tâm còn ra xem xem đã có hình cận vị quan chức A B X chưa, chưa thì bằng mọi cách bố trí để quay lại, chưa xong chưa về.
Đãi đằng sau cuộc họp, truyền hình cũng được dành bàn riêng, do công việc đặc thù phải phỏng vấn sau khi hội nghị kết thúc, off máy, cuốn dây, vân vân. Cách đây gần hai mươi năm, truyền hình chưa nở rộ nhiều hãng như hiện nay, chỉ duy nhất có truyền hình quốc gia và các địa phương, nên oách lắm!
Thời "oách" đã qua, giờ là thời "oải" chăng?
Xếp xó, bỏ kho?
Tại sao lại đòi hỏi nhà báo phải có giấy giới thiệu mới được dự tòa?
Khi còn trong trường Luật, thầy cô khuyến khích chúng tôi đến dự tòa, càng nhiều càng tốt. Kiến thức sách vở chỉ được làm rõ và ghi nhớ khi đối chiếu với thực tiễn xét xử, với muôn vàn tình huống thực tế phong phú.
Với người học luật, trải nghiệm các cảnh đời vạn dạng ở pháp đình là cách tốt để quan sát và hòa mình. Hành lang TAND Tối cao ở TP HCM hồi đó (lầu một, TAND TP HCM ở tầng trệt) thường không khi nào vắng mặt bọn sinh viên Luật trải nilon gặm bánh mì nghỉ trưa khi chờ phiên xử buổi chiều. Các cô chú thẩm phán xem là chuyện bình thường.
Phiên tòa cung cấp kiến thức cho sinh viên Luật tốt đến nỗi trong các khóa chúng tôi thời đó (khóa 13, 14...) còn có hẳn sinh hoạt chuyên môn sinh viên rất mê, là Phiên tòa giả định. Thầy cô cho mượn hồ sơ một vụ án đơn giản, sinh viên chia phe tổ chức hẳn một phiên tòa đầy đủ bộ sậu, cãi lấy cãi để. Hào hứng, lôi cuốn, bổ ích vô cùng.
Khi trở thành phóng viên, trong các phiên xử, tôi cũng thường gặp rất nhiều người dân không liên quan đến vụ án chăm chỉ đến dự các phiên tòa. Kiến thức pháp luật và các tình huống cuộc sống lọc qua các phiên tòa rất nhẹ nhõm in sâu vào đầu.
Với những nhà báo phụ trách mảng pháp đình, thông tin không chỉ là tội phạm và mức án, mà là vô vàn hoàn cảnh, thân phận được giúp rọi sáng, khiến người xét xử và cả xã hội có thêm góc nhìn nhiều chiều, những cái nhìn nhân bản về người phạm tội, về vụ án.
Khá nhiều thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư vẫn dành thời giờ viết báo, chia sẻ quan sát và suy nghĩ của mình về thực tiễn nghề nghiệp, những câu chuyện sống động, có khi đau lòng, có khi hân hoan gặp được trong quá trình hành nghề.
Không chỉ những câu chuyện số phận mà rất nhiều điều luật, bộ luật đã được chỉnh sửa, bổ sung trong quá trình cọ xát với thực tiễn xét xử, qua sự phát hiện và giám sát của báo chí.
Báo chí là tấm gương phản ánh xã hội. Người ta soi gương để nhìn thấy cái chưa đẹp, nhờ đó chỉn chu lại mình. Điểm nào đẹp rồi thì nhớ để lần sau cứ vậy mà làm. Mang cái mặt nhọ nhem đến soi gương rồi buộc tội cái gương không biết làm đẹp là việc làm ấu trĩ và buồn cười.
Thế nhưng, trong đầu một số người nào đó, tấm gương không được phản chiếu vết bẩn; báo chí phải là "công cụ tư tưởng". Chính vì xem báo chí là công cụ, nên mới có cách nghĩ coi thường: khi cần dùng thì phủi bụi bấm nút, hết cần thì xếp xó bỏ kho.
Có lẽ khó có một ngày kỷ niệm nghề báo nào như năm nay, khi ngay trước và sau thời điểm này liên tiếp những biện pháp làm khó báo chí được đưa ra.
Hết của ngành chức năng (quy định nhà báo đến dự tòa phải đồng thời có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan báo chí- thông tư 01/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao) đến của chính quyền địa phương (UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 1276 có hiệu lực từ ngày 14/6/2014).
Ngày mới bước vào nghề báo, tôi làm phóng viên truyền hình, đi kèm với một phóng viên khác kiêm quay phim. Có câu chuyện chắc ai là dân truyền hình cũng từng gặp, trong mắt tôi nó rất hài hước.
Đó là chúng tôi rất hay được phân công đi đưa tin hội nghị. Nhiều cuộc dài lê thê, đại biểu nhàm chán ngủ gật hàng loạt.
Thỉnh thoảng thấy ngủ nhiều quá, nổi cơn nghịch, anh quay phim đưa máy lên rê chầm chậm dọc hàng ghế đại biểu. Hết sức thú vị: ống kính đưa đến đâu, những cái đầu đang gật gù lập tức dựng thẳng lên tới đó, gương mặt lập tức tỏ vẻ chăm chú, nhất loạt và chính xác không thể tin được. Y như chiếc đũa thần lướt qua cánh đồng dựng dậy những thân cây bị bão!
Để "lên ti vi", dù chỉ vài giây, dù khán giả không biết mình là ai, nhưng ai cũng hớn hở sửa soạn bộ cánh đẹp nhất, diện mạo dễ coi nhất, vẻ mặt tươi tắn nhất.
Những cuộc trao thưởng, tổng kết ngành, nhận bằng khen, huy chương huân chương, đặc biệt khi có vị quan chức cao cao về dự thì khỏi phải nói, không có truyền hình dứt khoát chưa khai mạc. Truyền hình được ưu ái tuyệt đối, tha hồ đi tới đi lui trên sân khấu, trước mặt hàng ghế đại biểu để quay phim, phỏng vấn. Quay xong, có người trong Ban tổ chức chưa yên tâm còn ra xem xem đã có hình cận vị quan chức A B X chưa, chưa thì bằng mọi cách bố trí để quay lại, chưa xong chưa về.
Đãi đằng sau cuộc họp, truyền hình cũng được dành bàn riêng, do công việc đặc thù phải phỏng vấn sau khi hội nghị kết thúc, off máy, cuốn dây, vân vân. Cách đây gần hai mươi năm, truyền hình chưa nở rộ nhiều hãng như hiện nay, chỉ duy nhất có truyền hình quốc gia và các địa phương, nên oách lắm!
Thời "oách" đã qua, giờ là thời "oải" chăng?
Xếp xó, bỏ kho?
Tại sao lại đòi hỏi nhà báo phải có giấy giới thiệu mới được dự tòa?
Khi còn trong trường Luật, thầy cô khuyến khích chúng tôi đến dự tòa, càng nhiều càng tốt. Kiến thức sách vở chỉ được làm rõ và ghi nhớ khi đối chiếu với thực tiễn xét xử, với muôn vàn tình huống thực tế phong phú.
Với người học luật, trải nghiệm các cảnh đời vạn dạng ở pháp đình là cách tốt để quan sát và hòa mình. Hành lang TAND Tối cao ở TP HCM hồi đó (lầu một, TAND TP HCM ở tầng trệt) thường không khi nào vắng mặt bọn sinh viên Luật trải nilon gặm bánh mì nghỉ trưa khi chờ phiên xử buổi chiều. Các cô chú thẩm phán xem là chuyện bình thường.
Phiên tòa cung cấp kiến thức cho sinh viên Luật tốt đến nỗi trong các khóa chúng tôi thời đó (khóa 13, 14...) còn có hẳn sinh hoạt chuyên môn sinh viên rất mê, là Phiên tòa giả định. Thầy cô cho mượn hồ sơ một vụ án đơn giản, sinh viên chia phe tổ chức hẳn một phiên tòa đầy đủ bộ sậu, cãi lấy cãi để. Hào hứng, lôi cuốn, bổ ích vô cùng.
Khi trở thành phóng viên, trong các phiên xử, tôi cũng thường gặp rất nhiều người dân không liên quan đến vụ án chăm chỉ đến dự các phiên tòa. Kiến thức pháp luật và các tình huống cuộc sống lọc qua các phiên tòa rất nhẹ nhõm in sâu vào đầu.
Với những nhà báo phụ trách mảng pháp đình, thông tin không chỉ là tội phạm và mức án, mà là vô vàn hoàn cảnh, thân phận được giúp rọi sáng, khiến người xét xử và cả xã hội có thêm góc nhìn nhiều chiều, những cái nhìn nhân bản về người phạm tội, về vụ án.
Khá nhiều thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư vẫn dành thời giờ viết báo, chia sẻ quan sát và suy nghĩ của mình về thực tiễn nghề nghiệp, những câu chuyện sống động, có khi đau lòng, có khi hân hoan gặp được trong quá trình hành nghề.
Không chỉ những câu chuyện số phận mà rất nhiều điều luật, bộ luật đã được chỉnh sửa, bổ sung trong quá trình cọ xát với thực tiễn xét xử, qua sự phát hiện và giám sát của báo chí.
Báo chí là tấm gương phản ánh xã hội. Người ta soi gương để nhìn thấy cái chưa đẹp, nhờ đó chỉn chu lại mình. Điểm nào đẹp rồi thì nhớ để lần sau cứ vậy mà làm. Mang cái mặt nhọ nhem đến soi gương rồi buộc tội cái gương không biết làm đẹp là việc làm ấu trĩ và buồn cười.
Thế nhưng, trong đầu một số người nào đó, tấm gương không được phản chiếu vết bẩn; báo chí phải là "công cụ tư tưởng". Chính vì xem báo chí là công cụ, nên mới có cách nghĩ coi thường: khi cần dùng thì phủi bụi bấm nút, hết cần thì xếp xó bỏ kho.
Không có nhận xét nào: