Gs Nguyễn Văn Tuấn: Tôi ít khi nào chú ý đến chuyện “chính chị chính em”, nhưng thấy Bs Hoàng nhắc đến anh Putin (sẽ gọi tắt là Pu) ở Úc, nên cũng muốn có vài dòng gọi là thêm thông tin cho các bạn để biết. Anh ấy sang Brisbane (Úc) dự hội nghị G20. Nghe nói khi còn ở Bắc Kinh, anh ấy và thủ tướng Úc đụng độ (=cãi lộn) về hành động của Nga ở Ukraina.
Thế là trước khi rời Bắc Kinh sang Brisbane, anh Pu ra lệnh cho 3 chiến hạm của Nga trực chỉ vùng biển Úc. Hải quân Úc phát hiện trước, và lập tức cho 4 chiến hạm cộng thêm máy bay tuần tra ra giám sát và ngăn chận không cho vào vùng biển của Úc. Thế là mấy chiến hạm Nga đành phải lang thang ngoài hải phận quốc tế, chẳng biết làm gì, nên họ bắn vài phát đạn chơi trên biển! Giới quân sự Úc khi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình số 7 mỉm cười nói kiểu show-off (làm phách) đó chẳng những trẻ con mà coi bộ tốn tiền quá. Họ còn nói là mấy chiến hạm của Nga coi hung hăn và được xem là “flagship”, nhưng không hiện đại và Úc không ngại đối đầu.
Mà, Nga đã từng làm phách kiểu này trước đây khi tay gì có tên "ép lép" tổng thống của Nga đi dự hội nghị ở San Francisco, và lần đó dĩ nhiên Mĩ cũng không cho tàu chiến của Nga léo hánh vào vùng biển của Mĩ. Nói chung, cái thói làm phách này rất hài hước. Nó như là tên du côn gồng tay để khoe cơ bắp nhưng trong người thì thiếu dinh dưỡng gần chết.
À nói thêm là khi anh ấy đến Úc thì chẳng ai săn đón. Các lãnh đạo các nước văn minh khác thì chỉ bận rộn với tay Obama, để anh Pu một mình buồn chán. Cái hình ấn tượng nhất là lúc Thủ tướng Úc bắt tay chào anh Pu, rồi để anh Pu một mình lủi thủi đi vào cánh gà, còn khi bắt tay Tổng thống Pháp thì Thủ tướng Úc miệng cười toe toét, lại còn ân cần chỉ hướng đi.
Không như các lãnh đạo khác còn nán lại Úc đi chơi (?), anh Pu đã rời Úc ngay sau khi xong hội nghị. Khi được hỏi sao anh ấy về sớm thế, thì ảnh nói là mấy ngày qua mất ngủ, nên phải tranh thủ thời giờ để bay về Moscow. Nhưng giới quan sát thì cho rằng anh ấy thấy cô đơn và không hoà nhập được với mọi người nên ở lại Úc làm gì. Vả lại, chủ nhà Úc từng lên tiếng là họ không “welcome” anh Pu. Nghĩ làm lãnh đạo như Pu cũng nhục, vì cả thế giới văn minh đều không ưa. Cũng may anh ấy có nhiều người ngưỡng mộ ở ... Việt Nam.
Thế là trước khi rời Bắc Kinh sang Brisbane, anh Pu ra lệnh cho 3 chiến hạm của Nga trực chỉ vùng biển Úc. Hải quân Úc phát hiện trước, và lập tức cho 4 chiến hạm cộng thêm máy bay tuần tra ra giám sát và ngăn chận không cho vào vùng biển của Úc. Thế là mấy chiến hạm Nga đành phải lang thang ngoài hải phận quốc tế, chẳng biết làm gì, nên họ bắn vài phát đạn chơi trên biển! Giới quân sự Úc khi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình số 7 mỉm cười nói kiểu show-off (làm phách) đó chẳng những trẻ con mà coi bộ tốn tiền quá. Họ còn nói là mấy chiến hạm của Nga coi hung hăn và được xem là “flagship”, nhưng không hiện đại và Úc không ngại đối đầu.
Mà, Nga đã từng làm phách kiểu này trước đây khi tay gì có tên "ép lép" tổng thống của Nga đi dự hội nghị ở San Francisco, và lần đó dĩ nhiên Mĩ cũng không cho tàu chiến của Nga léo hánh vào vùng biển của Mĩ. Nói chung, cái thói làm phách này rất hài hước. Nó như là tên du côn gồng tay để khoe cơ bắp nhưng trong người thì thiếu dinh dưỡng gần chết.
À nói thêm là khi anh ấy đến Úc thì chẳng ai săn đón. Các lãnh đạo các nước văn minh khác thì chỉ bận rộn với tay Obama, để anh Pu một mình buồn chán. Cái hình ấn tượng nhất là lúc Thủ tướng Úc bắt tay chào anh Pu, rồi để anh Pu một mình lủi thủi đi vào cánh gà, còn khi bắt tay Tổng thống Pháp thì Thủ tướng Úc miệng cười toe toét, lại còn ân cần chỉ hướng đi.
Không như các lãnh đạo khác còn nán lại Úc đi chơi (?), anh Pu đã rời Úc ngay sau khi xong hội nghị. Khi được hỏi sao anh ấy về sớm thế, thì ảnh nói là mấy ngày qua mất ngủ, nên phải tranh thủ thời giờ để bay về Moscow. Nhưng giới quan sát thì cho rằng anh ấy thấy cô đơn và không hoà nhập được với mọi người nên ở lại Úc làm gì. Vả lại, chủ nhà Úc từng lên tiếng là họ không “welcome” anh Pu. Nghĩ làm lãnh đạo như Pu cũng nhục, vì cả thế giới văn minh đều không ưa. Cũng may anh ấy có nhiều người ngưỡng mộ ở ... Việt Nam.
Không có nhận xét nào: