Cuộc Bách Hại Kitô Hữu Tàn Khốc Nhất Trong Lịch Sử - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
14 tháng 4, 2015

Cuộc Bách Hại Kitô Hữu Tàn Khốc Nhất Trong Lịch Sử

VRNs (13.04.2015) -Sài Gòn- Vào Chúa Nhật hôm qua, lễ Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể này. Cùng đồng tế với ngài có các Đức Thượng Phụ thuộc Giáo hội Armeni là các Đức Thượng Phụ Karekin II và Aram I, và Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX đồng thời cũng tưởng nhớ 100 năm các vị tử đạo người Armeni.

Để quý vị hiểu rõ hơn về biến cố diệt chủng các tín hữu Chúa Kitô, chúng tôi xin đăng lại bài phỏng vấn của hãng tin ZENIT dành cho Sử gia Michael Hesmann.

Sử gia Michael Hesmann cho biết, ông có bằng chứng chứng tỏ ĐTC Bênêdictô XV đã nỗ lực ngăn chặn cuộc diệt chủng người Armeni. Nhà sử học lừng danh người Đức này công bố 2000 trang tài liệu chưa được xuất bản về vấn đề ông gọi là “Cuộc bách hại Kitô hữu lớn nhất trong lịch sử” tại Văn Khố Mật Vatican.

ZENIT: Điều gì khiến Ngài bắt đầu nghiên cứu nhưng tài liệu này? Ngài cảm thấy như thế nào về những gì Ngài khám phá được?

Hesemann: Thật ra, tôi bị lôi cuốn bởi cuộc tàn sát tộc người Armeni sau khi đọc lá thư từ Tổng Giám mục Cologne- và tôi xuất thân từ tổng giáo phận Cologne-Hồng y Hartmann, người đã viết thư gửi thủ tướng Đức yêu cầu Đức giúp đỡ ngăn chặn cuộc diệt chủng người Armenia sau khi Nga rút quân khỏi Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Và lời lẽ của Ngài rất ấn tượng. Ngài xác nhận cuộc diệt chủng người Armeni năm 1915/1916 và so sánh với những cuộc bách hại Kitô hữu ví như cuộc bách hại Diocletia vĩ đại đầu thế kỷ thứ 4.

Ngài cho biết vì Đức là nước đồng minh thân thiết với Thổ Nhĩ Kỳ nên cũng cảm thấy xấu hổ cho danh tiếng của Đức đối với các thế hệ sau nếu Đức không làm gì để ngăn chặn việc này. Ngay lập tức tôi nhận ra Ngài nói rất đúng và Ngài là tiếng nói của công bằng giữa chiến tranh thế giới thứ I tàn bạo này. Và rồi tôi tự hỏi mình: Người Đức đã làm gì sau chiến tranh thế giới thứ I và thậm chí ngày nay Đức làm gì để nói với thế giới về những sự kiện khủng khiếp này, chỉ để ngăn chặn lịch sử lặp lại- không ngoài điều gì khác.

Sau đó, vào năm 1939, Adolf Hitler gặp lãnh đạo tại nhà riêng gần Berchtesgaden, trụ sở của ông trên núi, và công bố kế hoạch cho Ba lan: tàn sát hoàn toàn một cách táo bạo người Balan và tất cả những sự tàn bạo khác. Ông ra lệnh tiếp tục với sự vô nhân đạo, tàn bạo nhất vì “lịch sử luôn được viết lại bởi kẻ thắng cuộc và, dù sao đi nữa, “Ai sẽ nói về cuộc diệt chủng người Armeni ngày nay?” Vì thế, rõ ràng sự chối bỏ hoặc che đậy cuộc diệt chủng người Armeni khiến sự tàn bạo của Hitle tại Ba Lan và vụ Holocaust khả thi? Dường như đúng như vậy. Nếu bạn không nói về lịch sử, lịch sử sẽ luôn tự nó lặp lại. Vì thế tôi nghĩ rằng đó là trách nhiệm của một sử gia như tôi thâm nhập vào Văn khố Mật Vatican từ năm 2008 để tìm kiếm thêm tư liệu. Tôi trở nên tò mò và bị vụ này lôi cuốn cách nào đó.Tôi muốn biết chuyện gì đã thực sự xảy ra.

Vì thế tôi đã tìm thấy rất nhiều tài liệu, hơn 2000 trang giấy, hầu hết chúng chưa từng được các sử gia xuất bản, nghiên cứu, hoặc đánh giá. Dĩ nhiên, tôi nghiên cứu tất cả khía cạnh của vụ thảm sát này, đọc tất cả các tác phẩm của các sử gia đương thời hàng đầu trong lĩnh vực này như Kevorkian, Dadrian và những người khác. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đang bước vào một lĩnh vực mới, thêm một khía cạnh mới vào tác phẩm quan trọng của họ. Nguồn tài liệu chúng tôi có về cuộc diệt chủng người Armeni là, dĩ nhiên, các tư liệu tiếng Đức, đều từ những vị chỉ huy và các nhà ngoại giao của đế quốc Ottoman, thứ chúng tôi tìm được tại văn khố đối ngoại Đức. Một nguồn cung cấp quan trọng khác là những báo cáo của Mỹ và dĩ nhiên, bản báo cáo sáng giá của Đại Sứ Mỹ Henry Morgenthau tại Constantinople. Vì dĩ nhiên chúng tôi cũng có những bản báo cáo thông minh từ Anh và Pháp và cả những bài báo cáo của các nhà ngoại giao Italia tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng những văn kiện tại Vatican là tuyệt vời, nguồn tin quan trọng hàng đầu.

ZENIT: Tại sao những cuộc thảm sát này xảy ra?

Hesemann: Những cuộc thảm sát này xảy ra sau khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm vũ khí tại nhà của người Armeni và xem bất kỳ thứ vũ khí nào họ tìm thấy là “chứng cứ” cho một âm mưu hoặc một cuộc nổi dậy đã được lên kế hoạch, dĩ nhiên điều này rất vô lý-người dân ở các vùng quê cần có súng để tự vệ. Và rồi tất cả đàn ông bị bắt, tra tấn, đưa đi khỏi làng mạc và bị giết chết. Làm cách nào bạn có thể tái thiết lập một dân tộc nếu tất cả đàn ông đã bị giết chết? Đây là kết thúc của thế hệ tương lai. Không có đàn ông thì không thể có các gia đình.

Sau đó, tất cả phụ nữ, người già và trẻ em bị đày tới những vùng đất mới, đi xa hàng trăm dặm xuyên qua những vùng núi cao Anatolia, với sự thiếu thốn lương thực và nước uống. Họ thỉnh thoảng còn không được uống nước từ những con sông mà họ đi ngang qua. Họ bị cưỡng hiếp và bị trói tay chân bởi các bộ tộc vùng núi, những tù nhân được phóng thích và cả chính những cảnh sát. Chỉ một vài người trong số họ sống sót qua được những cuộc diễu hành chết chóc đó- chỉ khoảng 5%- nhiều người hoàn toàn trần truồng, dơ bẩn và xấu hổ dưới cái nóng nung người của Thổ Nhĩ Kỳ và trong thời tiết giá lạnh ban đêm.

Vẫn còn khoảng 350.000 người đến được sa mạc Syria và bị đưa vào các trại tập trung trong tình trạng không thức ăn, một ít nước uống và những cơn dịch bệnh chết người đang hoành hành xung quanh. Và những người sống sót được chừng nửa năm nữa đó bị ép tham gia vào các cuộc diễu hành chết chóc ghê sợ hơn trong sa mạc hoặc đơn giản bị sát hại. Vì thế cuối cùng, chắc chỉ khoảng vài chục chục ngàn người sống sót. Nhiều người trong số họ trở thành trẻ mồ côi. ĐTC Bênêdictô sau đó đã cho xây hai trại mồ côi làm chỗ ở cho một số người trong họ.

Nếu bạn đọc lời của các nhân chứng, bạn sẽ thấy thật đau lòng. Ngay cả các nữ tu cũng bị hãm hiếp, tất cả quần áo của họ bị đánh cắp. Nhiều người trong số họ sau đó bị điên bởi vì họ không thể chịu đựng được tất cả những điều khủng khiếp như vậy xảy đến với họ. Các bà mẹ ném con mình vào các hẻm núi, các con sông cho chúng chết đi, vì như vậy chúng sẽ không phải chịu đựng đau khổ nhiều như họ phải chịu. Tử tự xảy ra hằng ngày.

Chỉ trong vài tháng, chính phủ cánh báo người Mosul và những thành phố khác, Muslim cũng vậy, không uống nước từ con sông vì nó bị ô nhiễm bởi hàng ngàn xác chết trôi xuống các con sông Euphrates và Tigris. Tất cả những điều này được ghi chép rất rõ ràng. Tuy nhiên nó bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ công khai bác bỏ.

ZENIT: Ngài có thể nói chi tiết hơn được không?

Hesemann: Ví dụ như, nếu bạn đọc quyển sách ngành du lịch nước công hòa Thổ Nhĩ Kỳ “2000 năm lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ (2,000 years of Turkish history)- cái tựa rất lạ vì Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 5000 năm lịch sử- bạn đọc câu trích dẫn sau “Chính quyền Ottoman quyết định di dời những người Armeni có liên quan đến cuộc nổi dậy đến nơi an toàn hơn như Syria và Lebanon. Tiến trình di dời được tiến hành thành công khi hầu hết những người Armeni di cư đến Syria an toàn”, bạn chỉ có thể gọi đây là lời nói dối đáng giễu cợt.

Một cách mạnh mẽ, chính phủ Thổ cố gắng làm mọi thứ để giữ kín việc xử lý cuộc diệt chủng người Armeni trong các sách giáo khoa của thế giới tự do, hoặc ngăn cấm sự nhìn nhận vụ thảm sát người Armeni là một cuộc diệt chủng.

Dĩ nhiên thuật ngữ “diệt chủng” có thể được thảo luận, nhưng theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, bất kỳ cuộc giết hại hàng loạt một nhóm người hoặc dân cư, cũng có thể là một nhóm tôn giáo, được gọi là “diệt chủng”

Bởi vì cuối cùng, người Armeni bị giết không phải vì họ là người Armeni nhưng bởi vì họ là Kitô hữu. Phụ nữ Armeni thậm chí được đề nghị trả tự do nếu họ cải đạo sang Hồi giáo. Sau đó họ kết hôn với người Thổ hoặc bị bán làm nộ lệ hoặc bị bắt làm nô lệ tình dục trong các trại chứa cho lính Thổ, nhưng ít nhất họ sống sót. Một nhóm Crypto-Armeni cải đạo sang Hồi giáo được thiết lập. Nhưng ít nhất điều này cho thấy rằng người Armeni không bị sát hại bởi họ là người Armeni, nhưng bởi vì họ theo Kitô giáo, và cùng lý do này, Kitô hữu Syria cũng bị sát hại.

ZENIT: vậy dựa trên các thống kê, điều này được xem xét như thế nào?

Hesemann: Cả hai: Một cuộc diệt chủng theo định nghĩa của Liên hợp Quốc và cũng là cuộc bách hại Kitô hữu thảm khốc nhất trong lịch sử, tổng cộng 2.5 triệu người bị giết chết-1.5 triệu người Armeni và khoảng 1 triệu Kitô hữu Syria và Hy Lạp.

ZENIT: Quan điểm của Ngài như thế nào về chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của ĐTC Phanxicô và việc ĐTC đề cập đến vấn đề người Armeni?

Hesemann: ĐTC Phanxicô không phải là vị Giáo hoàng đầu tiên đề cập đến cuộc thảm sát người Armeni bởi vì ĐTC Bênêdictô XV và ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã nhắc đến chuyện này trước đây. Nhưng tôi rất biết ơn ĐTC Phanxicô, vì trước khi Ngài trở thành Giáo hoàng, trong cuốn sách Ngài viết cùng thầy Skorka đã nhắc đế cuộc diệt chủng người Armenia. Thậm chí ngay trong tháng đầu tiên làm Giáo hoàng, vào tháng 5 năm 2013, khi Ngài tiếp kiến một Đức Thượng Phụ Armenia, Ngài đã gọi sự kiện 1915-1916 là một cuộc diệt chủng. Sự kiện này là gây ra nhiều náo loạn và phản ứng không mấy thân thiện từ phía Thổ, giống với những nhận định của ĐTC Gioan Phaolô II về cuộc diệt chủng người Armeni. Vì thế tôi lấy làm cảm kích rằng, Ngài tiếp tục cùng với những vị Giáo hoàng công khai nói về chủ đề này.

Tôi có một chút thất vọng rằng Ngài không nhắc đến việc này khi gặp Erdorgan vì chuyến viếng thăm diễn ra vào tối trước ngày kỷ niệm 100 năm sự kiện diệt chủng. Sau đó, một lần nữa, Ngài là một vị khách và Ngài không muốn kích động một tình huống thù địch hơn nữa đối với Kitô hữu,[…] vẫn là nhóm thiểu số Kitô giáo bị bách hại tại Thổ. Do vậy, từ khía cạnh của một nhà ngoại giao, Ngài đã làm đúng.

ZENIT: Có phải ĐTC đã có hành động gì đó để tưởng niệm sự kiện này?

Hesemann: Đúng như vậy. ĐTC Phanxicô tuyên bố vào ngày 12 tháng 4, Ngài sẽ cử hành thánh lễ theo nghi thức người Armeni để tưởng niệm biến cố cách đây 100 năm. Tôi hi vọng rằng Ngài sẽ tìm được những từ ngữ mô tả trọn vẹn sự kiện trong bài giảng. Và tôi hi vọng rằng Ngài sẽ nhận lời mời viếng thăm Armeni của tổng thống Armeni và của Đức Thượng Phụ Karekin II. Ngay cả nếu Ngài không thể đến vào ngày 24 tháng 4, Ngài có thể đến vào dịp khác. Bất kì ai đọc bản tư liệu Vatican về biến cố 1915-1916 đều có cái nhìn rất rõ về những gì đã xảy ra. Ngay cả ĐTC Bênêdictô XV, người nổi tiếng là một nhà ngoại giao thận trọng, trung lập bất cứ khi nào có thể, cũng không thể im lặng và đã có những kháng nghị 3 lần, 2 lần trong thư riêng gửi Sultan và 1 lần trong bài diễn văn tại Hội đồng Đức Thượng Phụ. Quả thực, nỗ lực ngăn chặn cuộc thảm sát người Armeni bởi sự phản kháng của công chúng là một trong những tấm gương ấn tượng trong lịch sử một vị ngoại giao Vatican đã thử mọi thứ con người có thể làm để đứng lên vì những anh chị em bị ngược đãi và cứu vớt những nạn nhân vô tội của một trong những tội ác ghê tởm nhất lịch sử. Và đó cũng là một ví dụ nản lòng rằng tài ngoại gia của Vatican không thể làm thay đổi những cái đầu mang học thuyết cuồng tín chỉ muốn cho chứng tỏ với họ rằng, “lương tâm” và “lòng trắc ẩn” là những từ ngữ ngoại lai.

ZENIT: Chúng ta đang tiến đến kỷ niệm 100 năm biến cố này, Ngài nghĩ người ta nên nhận ra hay nên bỏ đi điều gì theo cách họ chưa có?

Hesemann: Có một bài học nên rút ra: không nên quay lưng lại hay nhìn đi chỗ khác nếu nghe biết về sự hung bạo ở bất kỳ nơi nào trên thế giới này. Nếu hôm nay bạn dửng dưng, ngày mai bạn sẽ nhận lãnh hậu quả. Do đó, tốt hơn hết bạn nên hành động ngay bây giờ.

Hitle tin rằng ông ta ở phía an toàn, nhưng không phải vậy. Vì thế tôi hi vọng rằng biến cố cách đây 100 năm làm thức tỉnh người Kitô hữu và những người có trách nhiệm trên thế giới của chính trị, nghệ thuật, khoa học và luân lý, của tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhìn vào những gì đang xảy ra hôm nay với tín hữu Kitô giáo trong cùng khu vực.

Khi tôi xem các bài báo và video về những gì đang xảy ra tại các vùng ISIS kiểm soát, tôi bị kí ức ảo giác. Tôi phải thừa thận rằng khi nghiên cứu những dữ liệu, hình ảnh và mọi thứ từ cuộc thảm sát người Armeni, tôi tự hỏi có phải những nguồn tư liệu này đã bị cường điệu hóa. Dường như những điều này là không thật, tất cả sự tàn bạo, bạo lực, những bài báo về đóng đinh người và những ngọn núi đầy sọ của đàn ông và hơn thế nữa. Và rồi tất cả những hình ảnh này hiện lên trước mắt tôi trong những bài báo. Vì thế lịch sử chính nó lặp lại: Nếu bạn không học từ trong quá khứ, nếu bạn không nhận ra những gì xảy ra trong quá khứ, chúng ta đã cho phép người ta hành động tàn ác một lần nữa. Đó là lý do tại sao tội ác phải bị truy tố. Để mọi người biết rằng phải trả giá cho tội ác. Vào năm 1915, thủ tướng Đức Bethmann-Hollweg biết mọi thứ về cuộc thảm sát người Armeni vì ông nhận được tất cả báo cáo từ các đại sứ. Tuy nhiên ông đã không sẵn lòng ngăn chặn sự tàn bạo này, thay vì vậy, ông tuyên bố: “Chúng ta phải bảo vệ Thổ vì là đồng minh thân thiết cho đến khi chiến tranh kết thúc, ngay cả nếu người Armeni bị diệt vong”. Vì lý do này, nước Đức cũng chịu trách nhiệm về những gì cho phép xảy ra. Ngày hôm nay, chúng ta không nên bước theo con đường của Đức và bỏ qua những gì đang xảy ra để không hủy hoại ngoại giao hoặc quan hệ ngoại thương. Chúng ta nên ngăn chặn ISIS và kết thúc sự tàn sát tín đồ Kitô giáo ngay bây giờ.

Và cuối cùng: là một Kitô hữu, tôi tin rằng mọi người đều được tha thứ nếu thú nhận tội lỗi của mình. Nhưng điều kiện đầu tiên, tôi không muốn có bất kì sự trả thù hay trừng phạt nào đối với Thổ. Tôi muốn sự hòa giải. Hòa giải giữa người Armeni và Thổ, nhưng điều kiện cho điều này, cho sự tha thứ này, là sự thật. Nếu tôi đi xưng tội và từ chối tội lỗi của mình, điều này trở nên vô nghĩa và tôi sẽ không nhận đươc ơn tha thứ. Tôi chỉ có thể được tha nếu tôi trung thực thú nhận những gì đã thực sự xảy ra. Chỉ sự thật mới giải thoát chúng ta.

Những sự kiện lịch sử rõ như ban ngày. Chúng rõ ràng như sự kiện Holocaust, hoặc bất kì những sự kiện khác trong sách lịch sử…quá nhiều tài liệu, nguồn, thống kê, chứng cứ cho thấy rằng 1.5 triệu người Armeni và 1 triệu người Công giáo Syria và Hy Lạp bị sát hại. Chúng ta không thể phủ nhận điều này. Chúng ta không thể không xin lỗi. Chúng ta chỉ có thể thừa nhận nó dù đã quá trễ. Đây là bước đầu tiên cho sự hòa giải. Bất kỳ sử gia nào khi xem xét tất cả chứng cứ này đều đưa ra cùng 1 kết luận về những gì đã xảy ra, trừ phi họ đã được trả tiền hoặc đang bị áp lực. Nhưng đối diện với những chứng cứ chúng ta có, không thể có kết luận nào khác. Đó chính là cuộc diệt chủng. Đó là cuộc bách hại tín đồ Kitô giáo lớn nhất lịch sử. Nếu chúng ta phủ nhận, chúng ta đứng cùng phía với thủ phạm, cùng phía với những tên sát nhân. Và chúng ta sẽ cho phép điều này xảy ra lần nữa.

VRNs dịch
Cuộc Bách Hại Kitô Hữu Tàn Khốc Nhất Trong Lịch Sử Reviewed by Unknown on 4/14/2015 Rating: 5 VRNs (13.04.2015) -Sài Gòn- Vào Chúa Nhật hôm qua, lễ Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể này. Cùn...

Không có nhận xét nào: