Phan Văn Song: Theo các thông tin có được hiện nay thì trong các thể địa lý mà Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa nhiều lắm là 4 có thể tạm coi làđảo đá [1], còn lại chỉ là các bãi triều thấp (low-tide elevation: bãi chỉ nhô lên mặt nước khi triều thấp).
Lưu ý rằng theo Luật Quốc tế thì không nước nào có thể đòi hỏi chủ quyền các thể địa lý ngầm, kể cả các bãi triều thấp nằm ngoài lãnh hải của mình. Nếu toàn bộ hoặc một phần bãi triều thấp cách một đảo/đảo đá không quá 12 hải lý thì theo UNCLOS, có thể dùng ngấn nước lúc đó của thể địa lý này trong việc vạch đường cơ sở cho đảo, từ đó tính lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ),thềm lục địa... Và theo UNCLOS thì đảo đá (rock – không duy trì được sự cư trú của con người hoặc nền kinh tế riêng) chỉ được hưởng lãnh hải tối đa 12 hải lý, còn các đảo nhân tạo thì chỉ được cho phép có vùng an toàn tối đa 500 m. Cả hai loại này không được hưởng EEZ và thềm lục địa.
Như vậy, nếu tuân theo Luật Quốc tế hiện nay và ngay cả khi Trung Quốc có chủ quyền đối với các thể địa lý đang chiếm đóng thì việc xây đảo nhân tạo lên trên đó cũng không giúp họ hưởng thêm gì nhiều về quyền lợi trên biển, dù dĩ nhiên việc làm này làm thay đổi hiện trạng nên có thể gây khó khăn cho bên tranh chấp khác khi tranh luận về trạng thái ban đầu (bãi triều thấp, đảo đá, đảo...) của các thể địa lý liên quan..
Cũng để ý rằng tất cả các thể địa lý mà Trung Quốc chiếm đóng / kiểm soát ở TS đều nằm “bên trong” đường lưỡi bò (ĐLB) (xem thêm hình 1). Nếu theo cách lý giải của một số học giả Trung Quốc rằng ĐLB là “biên giới truyền thống” (tức mọi thứ bên trong đều thuộc Trung Quốc) thì việc xây các đảo nhân tạo cũng không giúp thêm gì về mặt chủ quyền. Theo nhiều chuyên gia Luật Quốc tế thì cách lý giải này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Riêng cách lý giải rằng ĐLB nhằm xác định các đảo bên trong nó thuộc về Trung Quốc thì có thể có chỗ phù hợp với Luật Quốc tế. Nếu theo cách lý giải này thì cái mà họ đòi hỏi ở Biển Đông thu lại chỉ còn là các thể địa lý và nhiều lắm là vùng biển 12 hải lý quanh chúng. Trên thực tế, cho đến trước năm 1988 Trung Quốc chưa hề có mặt thường trực ở Trường Sa và cho tới nay họ cũng chỉ kiểm soát được nhiều lắm là 10 thể địa lý (phần lớn là ngầm) chiếm của Việt Nam bằng vũ lực. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, theo Luật Quốc tế chiếm đóng là một cơ sở quan trọng để yêu sách chủ quyền. Do đó, việc tạo ra các đảo nhân tạo trước mắt có thể cho phép họ duy trì sự có mặt thường xuyên liên tục và thực hiện các hành động chủ quyền khác, củng cố yêu sách chủ quyền của họ ít ra tại các vị trí mà họ chiếm đóng nếu chưa thể trong toàn bộ các thể địa lý bên trong ĐLB.
(Trong 10 vị trí màu đỏ trên bản đồ này, theo thông tin có được thì Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp ở 8 nơi là Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma, Đá Ga Ven, Đá Châu Viên, Đá Tư Nghĩa, Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và Đá Én Đất (riêng Én Đất thông tin hiện đang có mâu thuẫn), còn Đá Lạc và Đá Ken Nan thì cũng trong tình trạng cũng chưa rõ ràng nhưng có vẻ Trung Quốc kiểm soát “nhiều” hơn)
Ngoài ra, các đảo nhân tạo khi hoàn thành có thể dùng làm căn cứ không hải quân (tàu sân bay không chìm) mà các bên tranh chấp khác không thể xem thường. Các đảo này có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lực lượng hải cảnh, hải quân Trung Quốc thực hiện kiểm soát vùng biển bên trong ĐLB như khống chế việc đánh bắt cá, việc khai thác tài nguyên khoáng sản và việc đi lại trên biển và trên không toàn Biển Đông… dù về mặt pháp lý họ không có thẩm quyền đó. Hơn nữa, với thế mạnh mới này họ cũng dễ dàng thực hiện việc chiến thuật ‘tằm ăn dâu’ lấn dần các thể địa lý chưa chiếm đóng khác đồng thời chèn ép, cô lập những vị trí hiện có của các bên còn lại…
Về lâu dài Trung Quốc, khi đạt được vị trí siêu cường, có thể họ sẽ tìm cách dùng “việc đã rồi” làm tiền lệ trong tập tục quốc tế, thậm chí gây sức ép thay đổi UNCLOS theo cách này hay cách khác… để trở nên “danh chính ngôn thuận” hơn trong việc làm chủ Biển Đông. Nếu điều này trở thành “tiền lệ”, có thể họ sẽ mở rộng ra không những ở Biển Đông mà có thể ở những vị trí trọng yếu khác ở Ấn Độ Dương, Vùng Vịnh.. tạo nên mối nguy cho nhiều nước khác. Rồi những nước khác cũng sẽ làm theo lệ này thì hậu quả sẽ khó lường.
Từ trước nay việc bồi đắp lấn biển từ các lãnh thổ không tranh chấp để tăng diện tích đã được nhiều nước đã tiến hành mà không gặp sự phản kháng nào trừ khi gây ra những ảnh hưởng xấu về môi trường hay xâm phạm chủ quyền nước khác. Ví dụ, Việt Nam đã lấn biển ở Kim Sơn, Tiền Hải thời Nguyễn Công Trứ; Hà Lan có 17% diện tích hiện tại là từ việc lấn biển và hồ; Nhật Bản đã lấn biển 25.000 ha riêng ở Vịnh Tokyo; Thượng Hải lấn 13. 000 ha ở Nam Hối (Nanhui). Singapore có 22% diện tích (13000 ha) là từ lấn biển và năm 2003 khi định thực hiện dự án lấn hai đầu eo biển Johor, họ bị Malaysia phản đối vì cho rằng việc này xâm phạm chủ quyền, làm tổn hại đến môi trường và đe dọa sinh kế của một số ngư dân.[2]
Riêng việc bồi đắp lấn biển từ các thể địa lý có tranh chấp, nhất là các thể địa lý ngầm giữa biển là điều hình như chưa có tiền lệ. Trừ khi bị thách thức bằng biện pháp quân sự (việc này vi phạm Hiến chương LHQ), hiện không có điều Luật Quốc tế nào có thể buộc Trung Quốc ngưng tiến hành việc xây dựng đảo nhân tạo trên những thể địa lý mà họ đang chiếm đóng. Đặc biệt, nếu coi khu vực giữa đường giới hạn EEZ của Việt Nam và đường giới hạn EEZ của Philippines/Malaysia là biển quốc tế (high seas) [3] thì việc xây các đảo nhân tạo như ở bãi ngầm Subi [4] chẳng hạn, cũng có khả năng không vi phạm UNCLOS. Ngay cả trường hợp Philippines thắng kiện và trọng tài khẳng định ĐLB không có cơ sở để đòi hỏi chủ quyền hay quyền chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển bên trong nó thì các thể địa lý bên trong nó vẫn còn trong tình trạng tranh chấp chủ quyền. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể [và thực tế họ đã] ngang bướng cho rằng họ có toàn quyền làm việc này trên lãnh thổ của họ vì chẳng ảnh hưởng tới ai (bất kể chủ quyền của các thể địa lý còn đang tranh chấp!).
Một số ý kiến, trong đó có Việt Nam viện dẫn rằng hoạt động bồi đắp đó [thực hiện trên các thể địa lý đang tranh chấp] “làm phức tạp và gia tăng tranh chấp”theo điều 5 [5] của DOC (Tuyên bố ứng xử của các bên trong Biển Đông kí kết năm 2002) để yêu cầu Trung Quốc ngưng lại, nhưng DOC lại không có tính ràng buộc pháp lý và Trung Quốc cứ việc ... làm ngơ.
Philippines, như một bên tranh chấp đã có những bước đi bài bản như triệu tập đại diện, gửi công hàm... phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Vành Khăn, Tư Nghĩa, Ken Nan, Gaven, Én Đất vốn nằm trong EEZ [6] của họ, ngay cả Trung Quốc có chủ quyền đối với các thể địa lý này thì họ cũng phải tham khảo bên có liên quan là Philippines vì việc làm của họ có ảnh hưởng đến môi trường biển trong EEZ của Philippines. Họ cũng mới ra tuyên bố phản đối phát biểu của BNG Trung Quốc cho rằng việc xây đảo nhân tạo không ảnh hưởng tới môi trường. [7]
Còn Việt Nam, hiện nay chỉ phản đối chiếu lệ, không bài bản dù Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại những thể địa lý của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép bằng vũ lực, chẳng hạn Gạc Ma hoàn toàn nằm trong phạm vi lãnh hải 12 hải lý của đảo Sinh Tồn, Châu Viên trong phạm vi 12 hải lý của Sinh Tồn Đông, còn Ga Ven trong phạm vi 12 hải lý của Nam Yết (xem hình 2) [8]... Khi Trung Quốc hoàn thành việc xây đảo nhân tạo cùng với các cơ sở trên đó như dự kiến với diện tích và lực lượng gấp nhiều lần các vị trí trú đóng của Việt Nam ở Trường Sa thì trước nhất đó sẽ là một mối đe doạ sinh tử đối với các vị trí này. Có thể những phản đối bài bản cũng không làm Trung Quốc ngưng việc xây đảo nhân tạo nhưng việc làm này đối với Luật Quốc tế là bằng chứng cho thấy Việt Nam không từ bỏ chủ quyền đối với các thể địa lý đó, đặc biệt là các thể địa lý bị Trung Quốc chiếm lấy bằng vũ lực. Riêng với các thể địa lý này (Gạc Ma, Gaven,...) và các đảo ở cụm Trăng Khuyết ở Hoàng Sa (Trung Quốc cũng đang thực hiện bồi đắp), Việt Nam cần nhấn mạnh việc Trung Quốc chiếm lấy chúng bằng vũ lực (không được luật pháp quốc tế chấp nhận) trong phản bác các hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở đây, qua đó nhắc nhở cho thế giới thấy Trung Quốc cướp chúng bằng vũ lực, chứ không chỉ dừng lại ở việc lặp đi lặp lại lời phát ngôn muôn thuở: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa”.
Hiện nay một số thượng nghị sĩ Mỹ muốn Chính phủ Mỹ có chiến lược chống lại các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng e rằng trong khuôn khổ pháp lý hiện nay Washington cũng khó làm được gì nhiều.[9] Có lẽ cần phải có nhiều nước thấy được mối nguy hiểm của việc để yên với hành động ngang ngược này như nêu ở trên, từ đó có một nỗ lực chung chống lại thì may ra Trung Quốc mới chùn tay ngưng lại.
P.V.S.
[1] Hồ sơ kiện của Philippines nộp Trọng tài năm 2013 yêu cầu coi Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập cùng lắm là đảo đá, coi Vành Khăn, Ga Ven (cùng với Ken Nan) và Xu Bi thậm chí chỉ là bãi triều thấp (vì nằm dưới mặt nước khi triều cao).
[2] Xem "Cát nhiều đến thế" (https://anhbasam.wordpress.com/2015/02/28/3469-cat-nhieu-den-the/)
[3] Năm 2009 Việt Nam có nộp hồ sơ cho Uỷ ban ranh giới thềm lục địa LHQ vể thềm lục đia mở rông 350 hải lý nhưng chỉ đối khu vực phía Bắc quần đảo TS, các bên còn lại không nộp hồ sơ. Do đó, theo tập tục quốc tế có thể xem ranh giới thềm lục địa và EEZ là một.
[4] Xu Bi có nhiều khả năng là một bãi triều thấp (không nước nào có thể đòi hỏi chủ quyền trừ khi các thể địa lý gần đó như đảo Thị Tứ, Ba Bình chẳng hạn được hưởng quy chế của một đảo theo UNCLOS - thật ra trong trường hợp này chỉ đòi đường quyền chủ quyền do Subi nằm trong EEZ của chúng). Cũng lưu ý rằng dù Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo TS nhưng Việt Nam không phải là nước quần đảo nên theo UNCLOS không thể vẽ đường cơ sở nối các vị trí ngoài cùng để cho rằng toàn bộ thể địa lý và vùng biển bên trong đường đó là của mình.
[5] Các bên thực hiện tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định bao gồm, bên cạnh các việc khác (among others), kềm lại hành động đưa người sinh sống trên các đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm, cồn, và các thể địa lý không có người ở hiện nay và xử lý những khác biệt của mình một cách xây dựng.
[6] Điều 60 [80] UNCLOS cho phép nước ven biển có đặc quyền đối việc xây dựng đảo nhân tạo trong EEZ [thểm lục địa] của mình.
[7] Xem http://www.gov.ph/2015/04/13/dfa-statement-on-chinas-reclamation-activities-and-the-impact-on-the-regions-marine-environment/
[8] Các đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Nam Yết thuộc chủ quyền của Việt Nam và do Việt Nam kiểm soát.
[9] Bình luận về sự kiện này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại nguyên văn tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề khóa họp Quốc hội Trung Quốc rằng Bắc Kinh có toàn quyền muốn làm gì thì làm trong "sân, nhà" của mình.
Lưu ý rằng theo Luật Quốc tế thì không nước nào có thể đòi hỏi chủ quyền các thể địa lý ngầm, kể cả các bãi triều thấp nằm ngoài lãnh hải của mình. Nếu toàn bộ hoặc một phần bãi triều thấp cách một đảo/đảo đá không quá 12 hải lý thì theo UNCLOS, có thể dùng ngấn nước lúc đó của thể địa lý này trong việc vạch đường cơ sở cho đảo, từ đó tính lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ),thềm lục địa... Và theo UNCLOS thì đảo đá (rock – không duy trì được sự cư trú của con người hoặc nền kinh tế riêng) chỉ được hưởng lãnh hải tối đa 12 hải lý, còn các đảo nhân tạo thì chỉ được cho phép có vùng an toàn tối đa 500 m. Cả hai loại này không được hưởng EEZ và thềm lục địa.
Như vậy, nếu tuân theo Luật Quốc tế hiện nay và ngay cả khi Trung Quốc có chủ quyền đối với các thể địa lý đang chiếm đóng thì việc xây đảo nhân tạo lên trên đó cũng không giúp họ hưởng thêm gì nhiều về quyền lợi trên biển, dù dĩ nhiên việc làm này làm thay đổi hiện trạng nên có thể gây khó khăn cho bên tranh chấp khác khi tranh luận về trạng thái ban đầu (bãi triều thấp, đảo đá, đảo...) của các thể địa lý liên quan..
Cũng để ý rằng tất cả các thể địa lý mà Trung Quốc chiếm đóng / kiểm soát ở TS đều nằm “bên trong” đường lưỡi bò (ĐLB) (xem thêm hình 1). Nếu theo cách lý giải của một số học giả Trung Quốc rằng ĐLB là “biên giới truyền thống” (tức mọi thứ bên trong đều thuộc Trung Quốc) thì việc xây các đảo nhân tạo cũng không giúp thêm gì về mặt chủ quyền. Theo nhiều chuyên gia Luật Quốc tế thì cách lý giải này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Riêng cách lý giải rằng ĐLB nhằm xác định các đảo bên trong nó thuộc về Trung Quốc thì có thể có chỗ phù hợp với Luật Quốc tế. Nếu theo cách lý giải này thì cái mà họ đòi hỏi ở Biển Đông thu lại chỉ còn là các thể địa lý và nhiều lắm là vùng biển 12 hải lý quanh chúng. Trên thực tế, cho đến trước năm 1988 Trung Quốc chưa hề có mặt thường trực ở Trường Sa và cho tới nay họ cũng chỉ kiểm soát được nhiều lắm là 10 thể địa lý (phần lớn là ngầm) chiếm của Việt Nam bằng vũ lực. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, theo Luật Quốc tế chiếm đóng là một cơ sở quan trọng để yêu sách chủ quyền. Do đó, việc tạo ra các đảo nhân tạo trước mắt có thể cho phép họ duy trì sự có mặt thường xuyên liên tục và thực hiện các hành động chủ quyền khác, củng cố yêu sách chủ quyền của họ ít ra tại các vị trí mà họ chiếm đóng nếu chưa thể trong toàn bộ các thể địa lý bên trong ĐLB.
Hình 1: Nước chiếm đóng theo màu icon: Việt Nam (hường), Trung Quốc (đỏ), PLP (xanh), Malaysia (xanh nhạt), ĐL (màu gạch)
(Trong 10 vị trí màu đỏ trên bản đồ này, theo thông tin có được thì Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp ở 8 nơi là Đá Chữ Thập, Đá Gạc Ma, Đá Ga Ven, Đá Châu Viên, Đá Tư Nghĩa, Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và Đá Én Đất (riêng Én Đất thông tin hiện đang có mâu thuẫn), còn Đá Lạc và Đá Ken Nan thì cũng trong tình trạng cũng chưa rõ ràng nhưng có vẻ Trung Quốc kiểm soát “nhiều” hơn)
Ngoài ra, các đảo nhân tạo khi hoàn thành có thể dùng làm căn cứ không hải quân (tàu sân bay không chìm) mà các bên tranh chấp khác không thể xem thường. Các đảo này có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lực lượng hải cảnh, hải quân Trung Quốc thực hiện kiểm soát vùng biển bên trong ĐLB như khống chế việc đánh bắt cá, việc khai thác tài nguyên khoáng sản và việc đi lại trên biển và trên không toàn Biển Đông… dù về mặt pháp lý họ không có thẩm quyền đó. Hơn nữa, với thế mạnh mới này họ cũng dễ dàng thực hiện việc chiến thuật ‘tằm ăn dâu’ lấn dần các thể địa lý chưa chiếm đóng khác đồng thời chèn ép, cô lập những vị trí hiện có của các bên còn lại…
Về lâu dài Trung Quốc, khi đạt được vị trí siêu cường, có thể họ sẽ tìm cách dùng “việc đã rồi” làm tiền lệ trong tập tục quốc tế, thậm chí gây sức ép thay đổi UNCLOS theo cách này hay cách khác… để trở nên “danh chính ngôn thuận” hơn trong việc làm chủ Biển Đông. Nếu điều này trở thành “tiền lệ”, có thể họ sẽ mở rộng ra không những ở Biển Đông mà có thể ở những vị trí trọng yếu khác ở Ấn Độ Dương, Vùng Vịnh.. tạo nên mối nguy cho nhiều nước khác. Rồi những nước khác cũng sẽ làm theo lệ này thì hậu quả sẽ khó lường.
Từ trước nay việc bồi đắp lấn biển từ các lãnh thổ không tranh chấp để tăng diện tích đã được nhiều nước đã tiến hành mà không gặp sự phản kháng nào trừ khi gây ra những ảnh hưởng xấu về môi trường hay xâm phạm chủ quyền nước khác. Ví dụ, Việt Nam đã lấn biển ở Kim Sơn, Tiền Hải thời Nguyễn Công Trứ; Hà Lan có 17% diện tích hiện tại là từ việc lấn biển và hồ; Nhật Bản đã lấn biển 25.000 ha riêng ở Vịnh Tokyo; Thượng Hải lấn 13. 000 ha ở Nam Hối (Nanhui). Singapore có 22% diện tích (13000 ha) là từ lấn biển và năm 2003 khi định thực hiện dự án lấn hai đầu eo biển Johor, họ bị Malaysia phản đối vì cho rằng việc này xâm phạm chủ quyền, làm tổn hại đến môi trường và đe dọa sinh kế của một số ngư dân.[2]
Riêng việc bồi đắp lấn biển từ các thể địa lý có tranh chấp, nhất là các thể địa lý ngầm giữa biển là điều hình như chưa có tiền lệ. Trừ khi bị thách thức bằng biện pháp quân sự (việc này vi phạm Hiến chương LHQ), hiện không có điều Luật Quốc tế nào có thể buộc Trung Quốc ngưng tiến hành việc xây dựng đảo nhân tạo trên những thể địa lý mà họ đang chiếm đóng. Đặc biệt, nếu coi khu vực giữa đường giới hạn EEZ của Việt Nam và đường giới hạn EEZ của Philippines/Malaysia là biển quốc tế (high seas) [3] thì việc xây các đảo nhân tạo như ở bãi ngầm Subi [4] chẳng hạn, cũng có khả năng không vi phạm UNCLOS. Ngay cả trường hợp Philippines thắng kiện và trọng tài khẳng định ĐLB không có cơ sở để đòi hỏi chủ quyền hay quyền chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển bên trong nó thì các thể địa lý bên trong nó vẫn còn trong tình trạng tranh chấp chủ quyền. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể [và thực tế họ đã] ngang bướng cho rằng họ có toàn quyền làm việc này trên lãnh thổ của họ vì chẳng ảnh hưởng tới ai (bất kể chủ quyền của các thể địa lý còn đang tranh chấp!).
Một số ý kiến, trong đó có Việt Nam viện dẫn rằng hoạt động bồi đắp đó [thực hiện trên các thể địa lý đang tranh chấp] “làm phức tạp và gia tăng tranh chấp”theo điều 5 [5] của DOC (Tuyên bố ứng xử của các bên trong Biển Đông kí kết năm 2002) để yêu cầu Trung Quốc ngưng lại, nhưng DOC lại không có tính ràng buộc pháp lý và Trung Quốc cứ việc ... làm ngơ.
Philippines, như một bên tranh chấp đã có những bước đi bài bản như triệu tập đại diện, gửi công hàm... phản đối Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Vành Khăn, Tư Nghĩa, Ken Nan, Gaven, Én Đất vốn nằm trong EEZ [6] của họ, ngay cả Trung Quốc có chủ quyền đối với các thể địa lý này thì họ cũng phải tham khảo bên có liên quan là Philippines vì việc làm của họ có ảnh hưởng đến môi trường biển trong EEZ của Philippines. Họ cũng mới ra tuyên bố phản đối phát biểu của BNG Trung Quốc cho rằng việc xây đảo nhân tạo không ảnh hưởng tới môi trường. [7]
Còn Việt Nam, hiện nay chỉ phản đối chiếu lệ, không bài bản dù Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại những thể địa lý của Việt Nam mà họ chiếm đóng trái phép bằng vũ lực, chẳng hạn Gạc Ma hoàn toàn nằm trong phạm vi lãnh hải 12 hải lý của đảo Sinh Tồn, Châu Viên trong phạm vi 12 hải lý của Sinh Tồn Đông, còn Ga Ven trong phạm vi 12 hải lý của Nam Yết (xem hình 2) [8]... Khi Trung Quốc hoàn thành việc xây đảo nhân tạo cùng với các cơ sở trên đó như dự kiến với diện tích và lực lượng gấp nhiều lần các vị trí trú đóng của Việt Nam ở Trường Sa thì trước nhất đó sẽ là một mối đe doạ sinh tử đối với các vị trí này. Có thể những phản đối bài bản cũng không làm Trung Quốc ngưng việc xây đảo nhân tạo nhưng việc làm này đối với Luật Quốc tế là bằng chứng cho thấy Việt Nam không từ bỏ chủ quyền đối với các thể địa lý đó, đặc biệt là các thể địa lý bị Trung Quốc chiếm lấy bằng vũ lực. Riêng với các thể địa lý này (Gạc Ma, Gaven,...) và các đảo ở cụm Trăng Khuyết ở Hoàng Sa (Trung Quốc cũng đang thực hiện bồi đắp), Việt Nam cần nhấn mạnh việc Trung Quốc chiếm lấy chúng bằng vũ lực (không được luật pháp quốc tế chấp nhận) trong phản bác các hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở đây, qua đó nhắc nhở cho thế giới thấy Trung Quốc cướp chúng bằng vũ lực, chứ không chỉ dừng lại ở việc lặp đi lặp lại lời phát ngôn muôn thuở: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa”.
Hình 2: Các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trên những bãi đá ngầm chiếm đóng trái phép của Việt Nam (các đường tròn là giới hạn lãnh hải 12 hải lý của các đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông và Nam Yết) - đường màu vàng là giới hạn EEZ 200 hl của PLP
Hiện nay một số thượng nghị sĩ Mỹ muốn Chính phủ Mỹ có chiến lược chống lại các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng e rằng trong khuôn khổ pháp lý hiện nay Washington cũng khó làm được gì nhiều.[9] Có lẽ cần phải có nhiều nước thấy được mối nguy hiểm của việc để yên với hành động ngang ngược này như nêu ở trên, từ đó có một nỗ lực chung chống lại thì may ra Trung Quốc mới chùn tay ngưng lại.
P.V.S.
[1] Hồ sơ kiện của Philippines nộp Trọng tài năm 2013 yêu cầu coi Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập cùng lắm là đảo đá, coi Vành Khăn, Ga Ven (cùng với Ken Nan) và Xu Bi thậm chí chỉ là bãi triều thấp (vì nằm dưới mặt nước khi triều cao).
[2] Xem "Cát nhiều đến thế" (https://anhbasam.wordpress.com/2015/02/28/3469-cat-nhieu-den-the/)
[3] Năm 2009 Việt Nam có nộp hồ sơ cho Uỷ ban ranh giới thềm lục địa LHQ vể thềm lục đia mở rông 350 hải lý nhưng chỉ đối khu vực phía Bắc quần đảo TS, các bên còn lại không nộp hồ sơ. Do đó, theo tập tục quốc tế có thể xem ranh giới thềm lục địa và EEZ là một.
[4] Xu Bi có nhiều khả năng là một bãi triều thấp (không nước nào có thể đòi hỏi chủ quyền trừ khi các thể địa lý gần đó như đảo Thị Tứ, Ba Bình chẳng hạn được hưởng quy chế của một đảo theo UNCLOS - thật ra trong trường hợp này chỉ đòi đường quyền chủ quyền do Subi nằm trong EEZ của chúng). Cũng lưu ý rằng dù Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ quần đảo TS nhưng Việt Nam không phải là nước quần đảo nên theo UNCLOS không thể vẽ đường cơ sở nối các vị trí ngoài cùng để cho rằng toàn bộ thể địa lý và vùng biển bên trong đường đó là của mình.
[5] Các bên thực hiện tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định bao gồm, bên cạnh các việc khác (among others), kềm lại hành động đưa người sinh sống trên các đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm, cồn, và các thể địa lý không có người ở hiện nay và xử lý những khác biệt của mình một cách xây dựng.
[6] Điều 60 [80] UNCLOS cho phép nước ven biển có đặc quyền đối việc xây dựng đảo nhân tạo trong EEZ [thểm lục địa] của mình.
[7] Xem http://www.gov.ph/2015/04/13/dfa-statement-on-chinas-reclamation-activities-and-the-impact-on-the-regions-marine-environment/
[8] Các đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Nam Yết thuộc chủ quyền của Việt Nam và do Việt Nam kiểm soát.
[9] Bình luận về sự kiện này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhắc lại nguyên văn tuyên bố của Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề khóa họp Quốc hội Trung Quốc rằng Bắc Kinh có toàn quyền muốn làm gì thì làm trong "sân, nhà" của mình.
Không có nhận xét nào: