Sau đây là một cuộc đối giữa một sinh viên và Barack Obama, Tổng Thống Hoa Kỳ. Câu hỏi được đặt ra là “tại sao người trẻ cần quan tâm đến chính trị?”. Mời đọc giả đọc lời đối thoại đó và nếu muốn coi clip trọn vẹn thì vào clip kèm theo.
Lời đối thoại được dùng trong bài viết này được cắt khúc 37:25 – 41:31.
Bethany: Xin thú thật với ông, trước khi tôi đến đây để thực hiện cuộc phỏng vấn này này cho YouTube, tôi không bao giờ theo dõi chuyện chính trị nhiều, và…
Obama: Bạn không phải là người duy nhất đâu.
Bethany: Rất nhiều khán giả của tôi, những người thuộc thế hệ trẻ, có vẻ như không quan tâm đến chính trị trong khi cá nhân tôi nghĩ rằng họ nên để tâm hơn nên câu hỏi của tôi cho ông là tại sao người trẻ cần phải quan tâm đến chính trị và tại sao nó lại quan trọng đối với họ?
Obama: Về cơ bản thì chính trị là cách để chúng ta tổ chức chính mình, một cách khoa học; về việc làm thế nào để đi đến những quyết định về cách chúng ta sẽ sống với nhau. Người trẻ quan tâm đến học phí đại học (ĐH) sẽ được trang trải ra sao, có phải không? Thì, sự thật của vấn đề là sở dĩ chúng ta có được những trường ĐH hiện nay là bởi vì ở một thời điểm nào đó, có những chính trị gia đã nói ‘các bạn biết gì không, chúng ta cần bắt đầu thiết lập các ĐH’ và rồi một ngày một người như Albraham Lincoln bắt đầu một ý tưởng gọi là ĐH Land-Grant. Ông ấy hiểu rằng chính phủ cần phải đầu tư và người dân cần có một nền giáo dục để sử dụng như một công cụ để thành đạt.
Các bạn là những người duy nhất sẽ sử dụng các trường cao đẳng và ĐH đó và nếu họ không được chính phủ tài trợ, học phí của các bạn sẽ tăng lên, các bạn sẽ đối đầu với nhiều khoản nợ, các bạn sẽ là những người bị ảnh hưởng. Vì vậy, tốt nhất là các bạn nên có một tiếng nói và hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra và ai là người đang quyết định những chuyện đó.
Nếu bạn quan tâm đến một đề tài chẳng hạn như quyền bình đẳng của những người đồng tính, những người thay đổi giới tính, các điều luật trong luật pháp có thể đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử. Nhưng các điều luật đó chỉ có thể được thông qua nếu chính trị cho phép chúng được thông qua.
Về môi trường, tôi lớn tuổi hơn bạn nhiều. Bạn sẽ còn ở lại rất lâu so với tôi. Nếu khí hậu cứ nóng dần và hạn hán cùng lũ lụt cứ gia tăng hay các đại dương cứ chết dần, bạn và con cái bạn sẽ là những người phải đối diện với các vấn đề đó. Chúng ta có thể ngăn chặn những điều này, nhưng chúng ta chỉ có thể ngăn chặn chúng nếu chúng ta cùng ngồi lại và bắt đầu sử dụng nhiên liệu một cách khác hơn. Cho nên, không có một quyết định nào trong cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi luật pháp mà chúng ta có. Và chúng ta may mắn được sống trong một xã hội dân chủ, nơi mà tiếng nói của chúng ta có ảnh hưởng. Nhưng nếu chúng ta không tham gia…
Đơn giản là như vầy. Bạn và một số các bạn khác quyết định đi cinema. Rồi bằng cách nào đó các bạn phải quyết định sẽ đi xem phim gì vì không phải ai lúc nào cũng đồng ý với nhau cả. Các bạn sẽ phải thảo luận, phải đưa ra lý do của mình, và rồi sẽ phải thỏa hiệp; nếu không thì các bạn sẽ không gặp mặt nhau thường xuyên nữa. Đối với một quốc gia thì cũng tương tự như vậy. Chúng ta cầm phải quyết định về đường hướng chúng ta muốn đi tới, về những việc chúng ta sẽ làm, về việc chúng ta sẽ sử dụng tiền tài của chúng ta như thế nào, về việc chúng ta sẽ đối xử với nhau như thế nào… Và bạn không muốn là người cứ nói ‘ok, sao cũng được, các bạn muốn làm như thế nào thì tôi sẽ làm như thế đó.’ Bạn sẽ muốn nói lên tiếng nói của mình và thể hỉện các giá trị của mình cùng những gì bạn quan tâm. Và đó là những gì vây quanh chính trị. Nó không phức tạp lắm đâu. Chỉ là những gì người ta thường làm với bạn bè và gia đình thôi. Người ta thương lượng và thỏa hiệp, cố gắng tìm ra giải pháp để chung sống với nhau. Chỉ có điều là chuyện này được thực hiện ở tầm vóc quốc gia và một số các vấn đề trở nên phức tạp nhưng các giá trị thì vẫn là những thứ bạn thường xuyên đề cập đến mà thôi. Đó là làm cách nào để có thể đối xử với nhau bằng lòng tốt, làm cách nào để quan tâm đến nhau, làm thế nào để cư xử với nhau. Và bạn biết không, tôi nghĩ người trẻ thường có những bản năng tốt nhưng đôi lúc họ chán nản vì những ồn ào và lời mắng nhiếc trên truyền hình. Chính trị không nhất thiết phải là như vậy.
Bethany: Cám ơn ông rất nhiều.
Biên Soạn: Ku Búa @ cafekubua.com - facebook.com/cafekubua
Theo: Dân Luận
Không có nhận xét nào: