‘Trong vài tháng qua, chúng ta đã chứng kiến một sự kiện cho chúng ta đầy hi vọng: đó là tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai dân tộc sau nhiều năm thù địch.’
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đến Havana, chặng đầu tiên trong chuyến công du xuyên lục địa của ngài. Trong bài diễn văn đầu tiên, ngài khích lệ sự cởi mở giữa hai nước Cuba và Hoa Kỳ trong thời gian qua, một việc được thúc đẩy nhờ hành động ngoại giao của Vatican.
Trên chuyến bay từ Vatican, Đức Giáo hoàng đã nói với các nhà báo rằng: ‘thế giới đang khát hòa bình’ và nhắc đến những làn sóng di dân do bởi chiến tranh. ‘Tôi rất xúc động, khi một gia đình tị nạn, đang ở tại giáo xứ thánh Anna đến chào tạm biệt tôi, bạn có thể thấy được nỗi đau trên gương mặt họ … Cảm ơn các bạn vì tất cả những việc các bạn đang làm để xây những nhịp cầu, dù là nhỏ.’
Trước sự hiện diện của Raul Castro, người đã đến đón tiếp ngài từ sân bay, Đức Giáo hoàng trích lại lời nhà thơ và nhà báo José Marti, nhà cách mạng thế kỷ XIX, đã chiến đấu chống sự đô hộ của Tây Ban Nha trên Cuba, và đồng thời xác nhận rằng, sự tan băng quan hệ Cuba-Hoa Kỳ đánh dấu chiến thắng của ‘hệ thống phát triển chung’ trên ‘hệ thống luôn gây chết chóc của các nhóm và đế chế.’ Đức Phanxicô thúc giục ‘các lãnh đạo chính trị hãy kiên định theo con đường này và phát triển mọi khả năng có thể như là bằng chứng cho sứ mạng mà họ được kêu gọi thực hiện nhân danh hòa bình và phúc lợi của dân tộc mình, của toàn châu Mỹ, và cũng là một tấm gương của sự hòa giải cho toàn thế giới.’
Hiệp ước đưa Raul Castro và Barack Obama lại với nhau, phục hồi bang giao hai nước, đã được ký kết ở Vatican, với sự hiện diện của Quốc vụ khanh Pietro Parolin, và Đức Phanxicô là người bảo chứng. Bây giờ, Đức Giáo hoàng đang yêu cầu việc này được tiếp tục, và ngài lặp lại lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II hồi năm 1998 mời gọi Cuba ‘bằng mọi khả năng tuyệt vời của mình hãy mở bản thân ra với thế giới và để thế giới mở ra với Cuba.’
Trong bài diễn văn tiếp đón, Raul Castro nhắc lại ‘sự cảm kích dành cho những nâng đỡ của Đức Giáo hoàng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Cuba-Hoa Kỳ.’ Và ông Castro nhấn mạnh, ‘Lệnh cấm vận đang gây rất nhiều nguy hại, là một sự độc ác, vô luân và bất hợp pháp, nó cần phải được chấm dứt. Guantanamo cần được trao trả lại cho Cuba.’
Trong bài diễn văn của mình, Đức Phanxicô đã yêu cầu chủ tịch Raul ‘gởi tình cảm tôn trọng và quan tâm của tôi đến người anh Fidel của ông.’ Rồi ngài gởi lời chào đặc biệt đến ‘những ai, vì nhiều lý do, mà ngài sẽ không thể gặp mặt, và chào người dân Cuba trên khắp thế giới.’ Đức Phanxicô cũng nhớ đến những ai không thể dự một trong các sự kiện được tổ chức ở 3 thành phố tại Cuba, vì các lý do công việc, khoảng cách, hay đi lại, hay vì đang ở trong tù.
Khi xuống máy bay, Đức Giáo hoàng được chào đón với vòng hoa từ tay hai em bé. Ngài nhắc lại rằng năm nay đánh dấu 80 năm bang giao giữa Cuba và Tòa Thánh. ‘Hôm nay chúng ta làm mới những mối liên kết cộng tác và bằng hữu, để cho Giáo hội có thể tiếp tục ủng hộ và khích lệ người dân Cuba theo những hi vọng và bận tâm của mình, với tự do, các công cụ và không gian cần thiết để đưa việc công bố Nước Trời đến các vùng hiện sinh bên rìa xã hội.’
Đây là một lời nhắc rõ ràng về các vấn đề mà Giáo hội ở đây đang phải đối diện, về mặt phương tiện và cơ cấu, bất chấp chính quyền đã có những thay đổi nhất định trước chuyến công du giáo hoàng. Sau khi Đức Gioan Phaolô II đến thăm Cuba, Fidel đã tuyên bố Giáng Sinh là ngày lễ nghỉ toàn quốc, và sau khi Đức Bênêđictô XVI đến thăm, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cũng trở thành ngày nghỉ chính thức.
Đức Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ mong muốn rằng Cuba, một quần đảo ‘hướng về mọi phía’ và có giá trị đặc biệt như là chìa khóa giữa bắc và nam, đông và tây, có thể ngày càng phát triển để khám phá ra ‘ơn gọi tự nhiên của mình’ là trở thành ‘điểm gặp gỡ cho mọi người đến chung dự trong tình bằng hữu.’
Ở Cuba, mọi người vẫn hi vọng sẽ có cuộc gặp giữa Đức Giáo hoàng và đại diện những người đối lập với chính quyền.
Ngày 20-9, Đức Phanxicô sẽ có cuộc hội kiến với Fidel Castro tại dinh của ông.
Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đến Havana, chặng đầu tiên trong chuyến công du xuyên lục địa của ngài. Trong bài diễn văn đầu tiên, ngài khích lệ sự cởi mở giữa hai nước Cuba và Hoa Kỳ trong thời gian qua, một việc được thúc đẩy nhờ hành động ngoại giao của Vatican.
Trên chuyến bay từ Vatican, Đức Giáo hoàng đã nói với các nhà báo rằng: ‘thế giới đang khát hòa bình’ và nhắc đến những làn sóng di dân do bởi chiến tranh. ‘Tôi rất xúc động, khi một gia đình tị nạn, đang ở tại giáo xứ thánh Anna đến chào tạm biệt tôi, bạn có thể thấy được nỗi đau trên gương mặt họ … Cảm ơn các bạn vì tất cả những việc các bạn đang làm để xây những nhịp cầu, dù là nhỏ.’
Trước sự hiện diện của Raul Castro, người đã đến đón tiếp ngài từ sân bay, Đức Giáo hoàng trích lại lời nhà thơ và nhà báo José Marti, nhà cách mạng thế kỷ XIX, đã chiến đấu chống sự đô hộ của Tây Ban Nha trên Cuba, và đồng thời xác nhận rằng, sự tan băng quan hệ Cuba-Hoa Kỳ đánh dấu chiến thắng của ‘hệ thống phát triển chung’ trên ‘hệ thống luôn gây chết chóc của các nhóm và đế chế.’ Đức Phanxicô thúc giục ‘các lãnh đạo chính trị hãy kiên định theo con đường này và phát triển mọi khả năng có thể như là bằng chứng cho sứ mạng mà họ được kêu gọi thực hiện nhân danh hòa bình và phúc lợi của dân tộc mình, của toàn châu Mỹ, và cũng là một tấm gương của sự hòa giải cho toàn thế giới.’
Hiệp ước đưa Raul Castro và Barack Obama lại với nhau, phục hồi bang giao hai nước, đã được ký kết ở Vatican, với sự hiện diện của Quốc vụ khanh Pietro Parolin, và Đức Phanxicô là người bảo chứng. Bây giờ, Đức Giáo hoàng đang yêu cầu việc này được tiếp tục, và ngài lặp lại lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II hồi năm 1998 mời gọi Cuba ‘bằng mọi khả năng tuyệt vời của mình hãy mở bản thân ra với thế giới và để thế giới mở ra với Cuba.’
Trong bài diễn văn tiếp đón, Raul Castro nhắc lại ‘sự cảm kích dành cho những nâng đỡ của Đức Giáo hoàng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Cuba-Hoa Kỳ.’ Và ông Castro nhấn mạnh, ‘Lệnh cấm vận đang gây rất nhiều nguy hại, là một sự độc ác, vô luân và bất hợp pháp, nó cần phải được chấm dứt. Guantanamo cần được trao trả lại cho Cuba.’
Trong bài diễn văn của mình, Đức Phanxicô đã yêu cầu chủ tịch Raul ‘gởi tình cảm tôn trọng và quan tâm của tôi đến người anh Fidel của ông.’ Rồi ngài gởi lời chào đặc biệt đến ‘những ai, vì nhiều lý do, mà ngài sẽ không thể gặp mặt, và chào người dân Cuba trên khắp thế giới.’ Đức Phanxicô cũng nhớ đến những ai không thể dự một trong các sự kiện được tổ chức ở 3 thành phố tại Cuba, vì các lý do công việc, khoảng cách, hay đi lại, hay vì đang ở trong tù.
Khi xuống máy bay, Đức Giáo hoàng được chào đón với vòng hoa từ tay hai em bé. Ngài nhắc lại rằng năm nay đánh dấu 80 năm bang giao giữa Cuba và Tòa Thánh. ‘Hôm nay chúng ta làm mới những mối liên kết cộng tác và bằng hữu, để cho Giáo hội có thể tiếp tục ủng hộ và khích lệ người dân Cuba theo những hi vọng và bận tâm của mình, với tự do, các công cụ và không gian cần thiết để đưa việc công bố Nước Trời đến các vùng hiện sinh bên rìa xã hội.’
Đây là một lời nhắc rõ ràng về các vấn đề mà Giáo hội ở đây đang phải đối diện, về mặt phương tiện và cơ cấu, bất chấp chính quyền đã có những thay đổi nhất định trước chuyến công du giáo hoàng. Sau khi Đức Gioan Phaolô II đến thăm Cuba, Fidel đã tuyên bố Giáng Sinh là ngày lễ nghỉ toàn quốc, và sau khi Đức Bênêđictô XVI đến thăm, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh cũng trở thành ngày nghỉ chính thức.
Đức Giáo hoàng Phanxicô bày tỏ mong muốn rằng Cuba, một quần đảo ‘hướng về mọi phía’ và có giá trị đặc biệt như là chìa khóa giữa bắc và nam, đông và tây, có thể ngày càng phát triển để khám phá ra ‘ơn gọi tự nhiên của mình’ là trở thành ‘điểm gặp gỡ cho mọi người đến chung dự trong tình bằng hữu.’
Ở Cuba, mọi người vẫn hi vọng sẽ có cuộc gặp giữa Đức Giáo hoàng và đại diện những người đối lập với chính quyền.
Ngày 20-9, Đức Phanxicô sẽ có cuộc hội kiến với Fidel Castro tại dinh của ông.
Vatican Insider – Andrea Tornielli – 19/9/15
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Nguồn: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=11972
------------
Video: Đức Thánh Cha đến phi trường José Martí của thủ đô Havana, Cuba
------------
Video: Đức Thánh Cha đến phi trường José Martí của thủ đô Havana, Cuba
Video: Đức Thánh Cha kêu gọi hòa giải và tự do cho Cuba
Video: Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ sáng Chúa Nhật 20/9/2015 tại thủ đô Havana
Không có nhận xét nào: