Paul Minh Nhật: Trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 12, chính quyền Việt Nam đang nơm nớp lo sợ những tình huống bất ngờ tác động đến sự tồn vong của chế độ. Để phòng trường hợp những diễn biến bất ngờ xảy ra, ngày 14.12 Bộ Tư lệnh Binh chủng Đặc công chủ trì, phối hợp với Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, Quân khu 2, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và lực lưỡng vũ trang tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành Cuộc diễn tập tiến công lực lượng khủng bố, giải thoát con tin, kết hợp ngăn chặn biểu tình, bạo loạn.
Trung tướng Phạm Hồng Hương, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo cuộc diễn tập quy mô lớn này.
Liệu pháp trấn an tinh thần: răn đe và khoe mẽ
Việc diễn tập chống khủng bố là chuyện thường tình của các lực lượng vũ trang, chỉ có điều những cuộc thao dượt kiểu này dường như không chỉ đơn thuần là để rèn luyện kĩ năng tác chiến và phối hợp hành động mà còn là để "biểu dương lực lượng" hoặc là để "răn đe" các nhà hoạt động.
Tình huống giả định là tại một số tỉnh, lực lượng phản động, kích động đã mua chuộc, lôi kéo một bộ phận quần chúng nhân dân tập trung biểu tình khiếu kiện đất đai, phản đối chính quyền địa phương xâm phạm tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.
Biểu tình diễn ra nhiều ngày, lan rộng ra nhiều tỉnh thành và chuyển thành bạo loạn chính trị kết hợp bạo loạn có vũ trang. Lực lượng phản động đã cướp chính quyền một số xã, phường, bắt giữ một số cán bộ địa phương làm con tin.
Chủ tịch nước đã ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc phòng ở một số tỉnh, trong đó có tỉnh X.
Thủ tướng đã giao cho Bộ Quốc phòng sử dụng lực lượng đặc công kết hợp với các lực lượng liên quan tiến công bọn khủng bố, giải thoát con tin tại nhà thi đấu kết hợp ngăn chặn biểu tình, bạo loạn trên địa bàn.
Ở Việt Nam các nhà hoạt động nhân quyền thường được nhà cầm quyền coi là các phần tử "phản động". Và một số tổ chức chính trị đối lập ôn hòa lại bị quy kết là "khủng bố".
Theo Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), tháng Mười một năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang báo cáo trước Quốc hội rằng từ tháng Sáu năm 2012 đến tháng Mười một năm 2015, “ngành công an đã tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.” Ông ta cho biết, “Cũng trong khoảng thời gian này, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.”
Ông Trần Đại Quang nêu ra những con số đó để khoe khoang công trạng của Bộ Công An mà mình đứng đầu. Tuy nhiên, "Thành tích" trên của Bộ Công An không chứng tỏ được điều gì mà chỉ chứng tỏ ngày càng có nhiều nhóm người bất đồng sâu sắc với chế độ.
Theo dõi các vụ án mà nhà cầm quyền cộng sản đưa ra để xét xử thì có thể thấy một luận điểm chung là họ thường bị cáo buộc liên hệ với một trong những nhóm "khủng bố" mà ông tư lệnh ngành công an nêu, ngoài ra không có một bằng chứng thuyết phục nào để kết án họ.
Trong bản khuyến nghị gửi tới các lãnh đạo liên hiệp Châu Âu(EU) đến dự buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam hôm 15.12, HRW đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng các quyền con người và đặc biệt trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị - những người mà chế độ coi là "phản động".
Phải chăng cuộc diễn tập tại Vĩnh Phúc là một thông điệp mà giới chức Việt Nam muốn nhắn nhủ trước tiên đến các "phần tử phản động" trên?
Luống cuống bảo vệ đảng
Dẫu vậy, dư luận cho rằng đây là sự run sợ của nhà cầm quyền cộng sản trước sự thay đổi của thời cuộc.
Sự run sợ đó thường gia tăng lên mỗi lần đại hội đảng các cấp hay các sự kiện quan trọng khác của đảng. Sự luống cuống đã được thấy rõ qua việc nhà cầm quyền đàn áp những người bảo vệ nhân quyền. Chẳng hạn như gần đây công an Nghệ An đã phải giả dạng côn đồ (theo lời các nạn nhân) để đánh đập luật sư, cựu TNLT Nguyễn Văn Đài và các cộng sự của mình sau khi kết thúc khóa học về nhân quyền tại Nghệ An. Hoặc vụ tấn công cựu TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh vì hỗ trợ luật pháp cho các công nhân để đòi quyền lợi. Hay trước đó, hành hung các luật sư Trần Thu Nam, Ls Lê Luân, hoặc là đánh đập và ngăn chặn cựu TNLT Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn và Trần Minh Nhật...
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thể hiện một nỗi lo thường trực của các lãnh đạo chóp bu cộng sản đó là: "công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ gắn với công tác phòng, chống gián điệp, thâm nhập nội gián, tác động chuyển hóa của các thế lực thù địch, phản động, đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ."
Nỗi lo "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là có cơ sở và không ngừng phình to khi càng ngày càng có nhiều người trong giới lãnh đạo công khai từ bỏ đảng và kêu gọi giải thể đảng cộng sản.
Gần đây nhất là việc 127 nhân sĩ trí thức trong đó có cả các đảng viên, giáo sư tiến sĩ, đại diện tôn giáo và cựu quân nhân đã gửi thư ngỏ tới Bộ Chính Trị. Đại diện đủ các tầng lớp trong xã hội, các vị này đã mạnh mẽ yêu cầu 3 điểm chính :
1. Dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến hành cải cách chính trị triệt để và toàn diện theo con đường dân tộc và dân chủ.
2. Ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị, xã hội.
3. Sửa đổi Hiến pháp, thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân, xây dựng kỷ cương xã hội, luật về đất đai theo chế độ đa sở hữu.
Nhà cầm quyền không thể bôi nhọ những vị đã can đảm lên tiếng này vì họ đều là những thành phần "ngoan ngoãn" và khó lòng vu cáo là "phản động" được.
Tình hình có thể vẫn u ám
Có thể sẽ vẫn còn những vụ bắt bớ những người đấu tranh cho dân chủ trước khi đại hội đảng được tổ chức. Nhưng có lẽ nhà nước Việt Nam sẽ thay đổi chiến thuật, từ bắt bớ giam cầm sang "khủng bố tinh thần và thể xác" như giả dạng côn đồ tấn công hay ngăn chặn cách ly. Việc bỏ tù trong những giai đoạn này sẽ dễ gây nên những bất bình nghiêm trọng hơn, và bị cộng đồng quốc tế lên án. Bên cạnh đó, việc "ném đá dấu tay" này có thể gây hoang mang tinh thần cho các nhà hoạt động nhân quyền và hăm dọa được những người đang lăm le phản đối chính quyền.
Ngoài ra, các vụ án sẽ được xét xử theo một cách đặc biệt hơn và tránh tối đa những việc tụ tập đông người. Dù sao đi nữa, các ông "tai to mặt lớn" trên BCT cũng cần ghi điểm để đoạt được cái ghế mà mình mong muốn. Quan trọng hơn cả, guồng máy tuyên truyền của đảng sẽ ra sức tâng bốc và rỉ rả những luận điệu mị dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Để đánh lạc hướng chú ý của người dân đến sự thối nát của chế độ, họ có thể sẽ có những cách lèo lái dư luận theo như kịch bản mà họ đã sắp xếp.
Đừng trước ngưỡng cửa của thời kì mới, một thời kì nhạy cảm và đầy biến động, cộng sản không thể không lo giữ vị trí độc tôn của mình. Vì thế, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tận dụng các cơ hội để ca ngợi sự ưu việt của con đường đi lên chủ nghĩa hội, xum xoe các lãnh đạo và cùng với đó trấn áp những tiếng nói đối lập ôn hòa.
Paul Minh Nhật
Trung tướng Phạm Hồng Hương, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo cuộc diễn tập quy mô lớn này.
Liệu pháp trấn an tinh thần: răn đe và khoe mẽ
Việc diễn tập chống khủng bố là chuyện thường tình của các lực lượng vũ trang, chỉ có điều những cuộc thao dượt kiểu này dường như không chỉ đơn thuần là để rèn luyện kĩ năng tác chiến và phối hợp hành động mà còn là để "biểu dương lực lượng" hoặc là để "răn đe" các nhà hoạt động.
Tình huống giả định là tại một số tỉnh, lực lượng phản động, kích động đã mua chuộc, lôi kéo một bộ phận quần chúng nhân dân tập trung biểu tình khiếu kiện đất đai, phản đối chính quyền địa phương xâm phạm tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.
Biểu tình diễn ra nhiều ngày, lan rộng ra nhiều tỉnh thành và chuyển thành bạo loạn chính trị kết hợp bạo loạn có vũ trang. Lực lượng phản động đã cướp chính quyền một số xã, phường, bắt giữ một số cán bộ địa phương làm con tin.
Chủ tịch nước đã ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc phòng ở một số tỉnh, trong đó có tỉnh X.
Thủ tướng đã giao cho Bộ Quốc phòng sử dụng lực lượng đặc công kết hợp với các lực lượng liên quan tiến công bọn khủng bố, giải thoát con tin tại nhà thi đấu kết hợp ngăn chặn biểu tình, bạo loạn trên địa bàn.
Ở Việt Nam các nhà hoạt động nhân quyền thường được nhà cầm quyền coi là các phần tử "phản động". Và một số tổ chức chính trị đối lập ôn hòa lại bị quy kết là "khủng bố".
Theo Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), tháng Mười một năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang báo cáo trước Quốc hội rằng từ tháng Sáu năm 2012 đến tháng Mười một năm 2015, “ngành công an đã tiếp nhận, bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.” Ông ta cho biết, “Cũng trong khoảng thời gian này, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội, nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng tham gia ở 50 tỉnh, thành.”
Ông Trần Đại Quang nêu ra những con số đó để khoe khoang công trạng của Bộ Công An mà mình đứng đầu. Tuy nhiên, "Thành tích" trên của Bộ Công An không chứng tỏ được điều gì mà chỉ chứng tỏ ngày càng có nhiều nhóm người bất đồng sâu sắc với chế độ.
Theo dõi các vụ án mà nhà cầm quyền cộng sản đưa ra để xét xử thì có thể thấy một luận điểm chung là họ thường bị cáo buộc liên hệ với một trong những nhóm "khủng bố" mà ông tư lệnh ngành công an nêu, ngoài ra không có một bằng chứng thuyết phục nào để kết án họ.
Trong bản khuyến nghị gửi tới các lãnh đạo liên hiệp Châu Âu(EU) đến dự buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam hôm 15.12, HRW đã yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng các quyền con người và đặc biệt trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị - những người mà chế độ coi là "phản động".
Phải chăng cuộc diễn tập tại Vĩnh Phúc là một thông điệp mà giới chức Việt Nam muốn nhắn nhủ trước tiên đến các "phần tử phản động" trên?
Luống cuống bảo vệ đảng
Dẫu vậy, dư luận cho rằng đây là sự run sợ của nhà cầm quyền cộng sản trước sự thay đổi của thời cuộc.
Sự run sợ đó thường gia tăng lên mỗi lần đại hội đảng các cấp hay các sự kiện quan trọng khác của đảng. Sự luống cuống đã được thấy rõ qua việc nhà cầm quyền đàn áp những người bảo vệ nhân quyền. Chẳng hạn như gần đây công an Nghệ An đã phải giả dạng côn đồ (theo lời các nạn nhân) để đánh đập luật sư, cựu TNLT Nguyễn Văn Đài và các cộng sự của mình sau khi kết thúc khóa học về nhân quyền tại Nghệ An. Hoặc vụ tấn công cựu TNLT Đỗ Thị Minh Hạnh vì hỗ trợ luật pháp cho các công nhân để đòi quyền lợi. Hay trước đó, hành hung các luật sư Trần Thu Nam, Ls Lê Luân, hoặc là đánh đập và ngăn chặn cựu TNLT Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn và Trần Minh Nhật...
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thể hiện một nỗi lo thường trực của các lãnh đạo chóp bu cộng sản đó là: "công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ gắn với công tác phòng, chống gián điệp, thâm nhập nội gián, tác động chuyển hóa của các thế lực thù địch, phản động, đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ."
Nỗi lo "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là có cơ sở và không ngừng phình to khi càng ngày càng có nhiều người trong giới lãnh đạo công khai từ bỏ đảng và kêu gọi giải thể đảng cộng sản.
Gần đây nhất là việc 127 nhân sĩ trí thức trong đó có cả các đảng viên, giáo sư tiến sĩ, đại diện tôn giáo và cựu quân nhân đã gửi thư ngỏ tới Bộ Chính Trị. Đại diện đủ các tầng lớp trong xã hội, các vị này đã mạnh mẽ yêu cầu 3 điểm chính :
1. Dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tiến hành cải cách chính trị triệt để và toàn diện theo con đường dân tộc và dân chủ.
2. Ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc cả về kinh tế và chính trị, xã hội.
3. Sửa đổi Hiến pháp, thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân, xây dựng kỷ cương xã hội, luật về đất đai theo chế độ đa sở hữu.
Nhà cầm quyền không thể bôi nhọ những vị đã can đảm lên tiếng này vì họ đều là những thành phần "ngoan ngoãn" và khó lòng vu cáo là "phản động" được.
Tình hình có thể vẫn u ám
Có thể sẽ vẫn còn những vụ bắt bớ những người đấu tranh cho dân chủ trước khi đại hội đảng được tổ chức. Nhưng có lẽ nhà nước Việt Nam sẽ thay đổi chiến thuật, từ bắt bớ giam cầm sang "khủng bố tinh thần và thể xác" như giả dạng côn đồ tấn công hay ngăn chặn cách ly. Việc bỏ tù trong những giai đoạn này sẽ dễ gây nên những bất bình nghiêm trọng hơn, và bị cộng đồng quốc tế lên án. Bên cạnh đó, việc "ném đá dấu tay" này có thể gây hoang mang tinh thần cho các nhà hoạt động nhân quyền và hăm dọa được những người đang lăm le phản đối chính quyền.
Ngoài ra, các vụ án sẽ được xét xử theo một cách đặc biệt hơn và tránh tối đa những việc tụ tập đông người. Dù sao đi nữa, các ông "tai to mặt lớn" trên BCT cũng cần ghi điểm để đoạt được cái ghế mà mình mong muốn. Quan trọng hơn cả, guồng máy tuyên truyền của đảng sẽ ra sức tâng bốc và rỉ rả những luận điệu mị dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Để đánh lạc hướng chú ý của người dân đến sự thối nát của chế độ, họ có thể sẽ có những cách lèo lái dư luận theo như kịch bản mà họ đã sắp xếp.
Đừng trước ngưỡng cửa của thời kì mới, một thời kì nhạy cảm và đầy biến động, cộng sản không thể không lo giữ vị trí độc tôn của mình. Vì thế, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tận dụng các cơ hội để ca ngợi sự ưu việt của con đường đi lên chủ nghĩa hội, xum xoe các lãnh đạo và cùng với đó trấn áp những tiếng nói đối lập ôn hòa.
Paul Minh Nhật
Không có nhận xét nào: