Huyền Trang (17.12.2015) – Thông qua các trang mạng xã hội, qua các khóa học online, những người trẻ quốc nội và ngoại quốc có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ cho nhau tri thức và bày tỏ sự trăn trở về vận mệnh quốc gia. Điều mong mỏi ấy khởi sự từ những khát vọng muốn tìm hiểu về sự thật lịch sử VN, giá trị con người VN, văn hóa VN… để nước Việt được chấn hưng. Khi người trẻ quốc nội nhận thức ra sự dối trá trong các bài học lịch sử do chế độ cs cai trị biên soạn, còn người trẻ ngoại quốc thương cảm cho những người bạn đồng trang lứa sống trong sự lừa bịp, suy thoái đạo đức khi sống dưới một thể chế đánh mất nội lực, giá trị và niềm tin vào con người VN. Dẫn đến đất nước tự hủy diệt và suy vong bởi những người trẻ VN, nếu như không được đánh thức.
Đánh thức ý chí, nội lực và niềm tin nơi người trẻ VN đó chính là “Ước mơ của Thủy” – cuốn sách do những người trẻ ngoại quốc là cô Lê Việt Kỳ Nhi, sống tại Na Uy, đặt bút và sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sống tại VN, chấm bút cho lời tựa. Để sẻ chia những nỗi niềm tang thương của đất Việt, cùng nhau tìm lại nội lực và giá trị con người VN và cùng nhau kiến tạo lại quê hương VN.
Chính vì sự thao thức cho tương lai nước Việt, những người trẻ VN trên khắp năm châu nắm chặt tay nhau với nhận thức trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước – thì đây chính lại là nỗi sợ hãi của nhà cầm quyền cs độc tài, cai trị theo kiểu ‘cha truyền con nối’, không muốn một ai can dự vào cái ‘ghế quyền lực’, không muốn một ai tham gia vào quản lý xã hội. Vì lẽ đó, lực lượng công an đã mời cô Phương Uyên và một người bạn của cô là cô Chiêu Anh lên đồn công an làm việc một cách vi pháp khi không có giấy mời, và bị câu lưu hơn 24 tiếng từ sáng ngày 13-14.12.2015.
Cuốn sách “Ước mơ của Thủy” có nội dung chống phá nhà nước?
Phương Uyên bị câu lưu tại phường Cầu Kho, quận 1. Khi được thả tự do cô Phương Uyên cho GNsP biết vào tối ngày 13.12: “Họ xoay quanh cuốn sách “Ước mơ của Thủy”, bởi vì cuốn sách đó có chữ ký của Uyên. Tôi không rõ lý do chính họ mời tôi về [đồn công an] để làm gì, tôi luôn đặt câu hỏi lý do các anh mời miệng tôi về đây làm gì, nhưng họ không giải thích rõ ràng cho tôi biết. Họ dọa nạt, chửi rất thậm tệ, họ xúc phạm, thậm chí họ nói tôi bị tâm thần và chuẩn bị đưa vào trại tâm thần… Tôi vận dụng quyền im lặng của tôi, để bảo vệ tôi trong hoàn cảnh đó.” Cô Uyên cũng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của công an.
Còn đối với cô Chiêu Anh bị câu lưu gần 24 tiếng tại phường Đa Kao, quận 1. Tại đây, họ luôn hỏi cô Chiêu Anh về các hoạt động của Phương Uyên và cuốn sách “Ước mơ của Thủy”. Cô Chiêu Anh cho hay: “Họ đề cập đến các hoạt động của Uyên, tôi khẳng định rằng tôi xem Uyên là em gái và tôn trọng những gì Uyên đang làm. Họ quan tâm đến cuốn sách “Ước mơ của Thủy” vì họ cho rằng cuốn sách này có nội dung chống phá và có liên hệ với cơ chế của họ. Họ lấy lời khai ngắt quãng, họ làm việc với tôi chủ yếu vào ban đêm, nên tôi cảm thấy mệt mỏi.”
Phương Uyên gặp ‘mình’ trong “Ước mơ của Thủy”
Sinh viên Phương Uyên nói rằng, chính nhà tù nơi đã giam, giữ trái phép cô hơn 9 tháng đã thay đổi nhận thức trong cô, giúp cô vượt thoát được nỗi sợ hãi của cường quyền khi dám đứng lên bày tỏ chính kiến riêng và thôi thúc cô giúp người khác vượt qua nỗi sợ hãi này, mới mong đất nước đổi thay. Cô Uyên chia sẻ:
“Khi Uyên được phóng thích, mình cảm thấy mình có sứ vụ kết nối những người trẻ trong nước vì nỗi sợ của cộng đồng được giải quyết bằng sự đoàn kết. Khi mọi người kết nối với nhau, sự sợ hãi không còn nữa. Do đó chúng mình lập ra một nhóm ‘Bước chân Lạc Hồng’ cho những người trẻ. Nhóm được lập ra để anh chị em kết nối với nhau trong tình bạn hữu, học hỏi lẫn nhau, [tìm hiểu] về các giá trị của người Việt vì mình là người Việt, văn hóa của người Việt, lịch sử của người Việt, người Việt phải biết giá trị của người Việt.”
Phương Uyên nói tiếp: “Trong bối cảnh ở VN hiện nay, đạo đức băng hoại, thanh niên không biết đi về đâu, có người mất niềm tin vào cuộc sống và họ tìm cách tự tử… do đó, vấn đề đặt ra ở đây là nhân bản. Làm sao mình có thể xây dựng một xã hội nhân bản? Chị Nhi –tác giả cuốn sách- đề cập đến giáo dục đúng với ý niệm của Uyên trong cuộc sống và trong cuộc đấu tranh của Uyên”.
Xin được trích dẫn một đoạn ngắn mà Phương Uyên tâm đắc nhất về phần Nhân bản luận của cuốn sách “Ước mơ của Thủy”.
“Đừng ủy thác cho một nhóm người nào đó quyết định để sau này có chỗ đổ thừa khi đất nước tan hoang… Cái lẽ tất nhiên vận mệnh quốc gia là phải cả dân tộc quyết định, không có chính phủ nào cả!
Song… phải quyết định chọn lựa như thế nào đây?”
… Và, “hãy quăng chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác, dẹp chủ nghĩa tư bản luôn! Hãy chọn một chủ nghĩa khác cho riêng mình. Đó là chủ nghĩa ‘Nhân bản’. Lấy con người làm gốc. Có nhu cầu vật chất và tâm linh [tất cả tôn giáo phải được coi trọng]. Phát triển thăng bằng giữa hai nhu cầu đó. Tức là làm cán cân thăng bằng giữa Đông và Tây. Đây là con đường dài cần có một bắt đầu và thời gian để xây dựng.”
Cho đến nay, đã có hơn 200 cuốn sách “Ước mơ của Thủy” trao tặng cho những người thân và bạn bè. Nội dung cuốn sách nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía người đọc. Cô Uyên cho hay: “Họ nói đây là một cuốn sách tốt của các bạn trẻ viết ra với ngôn ngữ trong sáng và gẫy gọn đi vào lòng người.”
Tác phẩm “Ước mơ của Thủy” chính là dấu hiệu tốt báo hiệu sự tiếp nối nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trước vận tình quốc gia đang nô lệ ngoại bang. Cô Chiêu Anh nhận xét: “Tôi cảm thấy các bạn trẻ hiện nay đã đi một bước rất xa nghĩa là các bạn dám nói, dám làm, dám viết và dám tự in. Tôi thấy các bạn rất can đảm, chí ít dám nói lên tiếng nói của mình.”
Đánh thức ý chí, nội lực và niềm tin nơi người trẻ VN đó chính là “Ước mơ của Thủy” – cuốn sách do những người trẻ ngoại quốc là cô Lê Việt Kỳ Nhi, sống tại Na Uy, đặt bút và sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sống tại VN, chấm bút cho lời tựa. Để sẻ chia những nỗi niềm tang thương của đất Việt, cùng nhau tìm lại nội lực và giá trị con người VN và cùng nhau kiến tạo lại quê hương VN.
Chính vì sự thao thức cho tương lai nước Việt, những người trẻ VN trên khắp năm châu nắm chặt tay nhau với nhận thức trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước – thì đây chính lại là nỗi sợ hãi của nhà cầm quyền cs độc tài, cai trị theo kiểu ‘cha truyền con nối’, không muốn một ai can dự vào cái ‘ghế quyền lực’, không muốn một ai tham gia vào quản lý xã hội. Vì lẽ đó, lực lượng công an đã mời cô Phương Uyên và một người bạn của cô là cô Chiêu Anh lên đồn công an làm việc một cách vi pháp khi không có giấy mời, và bị câu lưu hơn 24 tiếng từ sáng ngày 13-14.12.2015.
Cuốn sách “Ước mơ của Thủy” có nội dung chống phá nhà nước?
Phương Uyên bị câu lưu tại phường Cầu Kho, quận 1. Khi được thả tự do cô Phương Uyên cho GNsP biết vào tối ngày 13.12: “Họ xoay quanh cuốn sách “Ước mơ của Thủy”, bởi vì cuốn sách đó có chữ ký của Uyên. Tôi không rõ lý do chính họ mời tôi về [đồn công an] để làm gì, tôi luôn đặt câu hỏi lý do các anh mời miệng tôi về đây làm gì, nhưng họ không giải thích rõ ràng cho tôi biết. Họ dọa nạt, chửi rất thậm tệ, họ xúc phạm, thậm chí họ nói tôi bị tâm thần và chuẩn bị đưa vào trại tâm thần… Tôi vận dụng quyền im lặng của tôi, để bảo vệ tôi trong hoàn cảnh đó.” Cô Uyên cũng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của công an.
Còn đối với cô Chiêu Anh bị câu lưu gần 24 tiếng tại phường Đa Kao, quận 1. Tại đây, họ luôn hỏi cô Chiêu Anh về các hoạt động của Phương Uyên và cuốn sách “Ước mơ của Thủy”. Cô Chiêu Anh cho hay: “Họ đề cập đến các hoạt động của Uyên, tôi khẳng định rằng tôi xem Uyên là em gái và tôn trọng những gì Uyên đang làm. Họ quan tâm đến cuốn sách “Ước mơ của Thủy” vì họ cho rằng cuốn sách này có nội dung chống phá và có liên hệ với cơ chế của họ. Họ lấy lời khai ngắt quãng, họ làm việc với tôi chủ yếu vào ban đêm, nên tôi cảm thấy mệt mỏi.”
Phương Uyên gặp ‘mình’ trong “Ước mơ của Thủy”
Sinh viên Phương Uyên nói rằng, chính nhà tù nơi đã giam, giữ trái phép cô hơn 9 tháng đã thay đổi nhận thức trong cô, giúp cô vượt thoát được nỗi sợ hãi của cường quyền khi dám đứng lên bày tỏ chính kiến riêng và thôi thúc cô giúp người khác vượt qua nỗi sợ hãi này, mới mong đất nước đổi thay. Cô Uyên chia sẻ:
“Khi Uyên được phóng thích, mình cảm thấy mình có sứ vụ kết nối những người trẻ trong nước vì nỗi sợ của cộng đồng được giải quyết bằng sự đoàn kết. Khi mọi người kết nối với nhau, sự sợ hãi không còn nữa. Do đó chúng mình lập ra một nhóm ‘Bước chân Lạc Hồng’ cho những người trẻ. Nhóm được lập ra để anh chị em kết nối với nhau trong tình bạn hữu, học hỏi lẫn nhau, [tìm hiểu] về các giá trị của người Việt vì mình là người Việt, văn hóa của người Việt, lịch sử của người Việt, người Việt phải biết giá trị của người Việt.”
Phương Uyên nói tiếp: “Trong bối cảnh ở VN hiện nay, đạo đức băng hoại, thanh niên không biết đi về đâu, có người mất niềm tin vào cuộc sống và họ tìm cách tự tử… do đó, vấn đề đặt ra ở đây là nhân bản. Làm sao mình có thể xây dựng một xã hội nhân bản? Chị Nhi –tác giả cuốn sách- đề cập đến giáo dục đúng với ý niệm của Uyên trong cuộc sống và trong cuộc đấu tranh của Uyên”.
Xin được trích dẫn một đoạn ngắn mà Phương Uyên tâm đắc nhất về phần Nhân bản luận của cuốn sách “Ước mơ của Thủy”.
“Đừng ủy thác cho một nhóm người nào đó quyết định để sau này có chỗ đổ thừa khi đất nước tan hoang… Cái lẽ tất nhiên vận mệnh quốc gia là phải cả dân tộc quyết định, không có chính phủ nào cả!
Song… phải quyết định chọn lựa như thế nào đây?”
… Và, “hãy quăng chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác, dẹp chủ nghĩa tư bản luôn! Hãy chọn một chủ nghĩa khác cho riêng mình. Đó là chủ nghĩa ‘Nhân bản’. Lấy con người làm gốc. Có nhu cầu vật chất và tâm linh [tất cả tôn giáo phải được coi trọng]. Phát triển thăng bằng giữa hai nhu cầu đó. Tức là làm cán cân thăng bằng giữa Đông và Tây. Đây là con đường dài cần có một bắt đầu và thời gian để xây dựng.”
Cho đến nay, đã có hơn 200 cuốn sách “Ước mơ của Thủy” trao tặng cho những người thân và bạn bè. Nội dung cuốn sách nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía người đọc. Cô Uyên cho hay: “Họ nói đây là một cuốn sách tốt của các bạn trẻ viết ra với ngôn ngữ trong sáng và gẫy gọn đi vào lòng người.”
Tác phẩm “Ước mơ của Thủy” chính là dấu hiệu tốt báo hiệu sự tiếp nối nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trước vận tình quốc gia đang nô lệ ngoại bang. Cô Chiêu Anh nhận xét: “Tôi cảm thấy các bạn trẻ hiện nay đã đi một bước rất xa nghĩa là các bạn dám nói, dám làm, dám viết và dám tự in. Tôi thấy các bạn rất can đảm, chí ít dám nói lên tiếng nói của mình.”
Không có nhận xét nào: