Đồng Nai: nhà cầm quyền lừa dối, trốn trách nhiệm bồi thường cho tiểu thương chợ Vĩnh Tân - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
4 tháng 1, 2016

Đồng Nai: nhà cầm quyền lừa dối, trốn trách nhiệm bồi thường cho tiểu thương chợ Vĩnh Tân

Huyền Trang: Nguyên tắc chung trong các dự án giải tỏa phải là “nơi mới phải bằng hay tốt hơn nơi cũ”. Tỉnh Đồng Nai đã phát sinh khiếu kiện, tranh chấp dai dẳng nhiều năm với các tiểu thương chợ Long Khánh, chợ Tân Hiệp, chợ Vĩnh Tân… cũng bởi nhà cầm quyền không tôn trọng quyền lợi người dân, cố tình trốn tránh trách nhiệm giải quyết quyền lợi chính đáng, hợp pháp của bà con tiểu thương, với những lý do đưa ra không có căn cứ pháp luật, không ‘hợp tình’, dẫn đến người dân thiệt thòi, bần cùng…

Bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Củu kêu cứu khẩn cấp là một trường hợp điển hình.
Nhà cầm quyền trốn trách nhiệm
Lấy điển hình một hộ dân Vòng A Sám, hiện sinh sống tại chợ Vĩnh Tân, tổ 12, ấp 2, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, năm 1987, gia đình ông đã giao 1.000 m2 đất theo ‘vận động’ của ủy ban xã lúc bấy giờ, để xây dựng chợ. Việc giao này được UB xã lập Biên bản nêu rõ: “…căn cứ vào Nghị quyết HĐND xã cùng chủ trương thực hiện UBND xã, đã được UBND Thị xã duyệt và cấp QĐ số 79 UBNDTX ngày 5/2/1988…”. Sau khi giao 1.000 m2 đất, gia đình ông Vòng A Sam được nhận hoán đổi lại 100 m2 ở chợ Vĩnh Tân để kinh doanh, sinh sống. Còn sạp chợ thì mua.  UBND xã cấp “Giấy chứng nhận sử dụng sạp chợ lâu dài” cho tiểu thương mua sạp. Năm 2005, UBND xã Vĩnh Tân mời các hộ kinh doanh nghe chủ trương, nâng cấp chợ nhưng – theo UB Xã- các hộ không đồng ý. Sau đó, huyện Vĩnh Cửu (trước 1994 là Thị Xã Vĩnh An), có chủ trương di dời chợ sang vị trí mới cách 400m, nâng cấp lên chợ hạng 2. Và UBND tỉnh cho DNTN Đức Lợi Thành thực hiện dự án xây dựng chợ mới.
Phát sinh đền bù, giải tỏa, UBND huyện phán: “Xã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng sạp lâu dài tại chợ Vĩnh Tân cũ là không đúng thẩm quyền và cũng không có căn cứ pháp lý”. Còn đất xây dựng chợ là đất công, nay nhà nước có chủ trương thu hồi để xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, nên không bồi thường. Thậm chí ngang ngược hàng tôm hàng cá đến mức trả lời dân bằng văn bản: “Chưa có qui định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tự thỏa thuận liên quan đền việc giải tỏa chợ?”.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: “Việc chính quyền xã cấp giấy chứng nhận dù đúng hay sai thì cấp huyện cũng phải chịu trách nhiệm một phần vì là cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý. Không thể coi là vô can để áp dụng những chế độ mang lại thiệt thòi lớn cho dân khi không chấp nhận quyết định của cấp dưới. Cần thiết phải xử lý đối với người làm sai và nhận rõ trách nhiệm của cấp trên trực tiếp đã không kịp thời xử lý và phát hiện…”.
Còn ông Vòng A Sám thì chỉ mộc mạc viết trong đơn: “Năm 1987 tôi đã giao 1.000m2 đất để được nhận lại 100m2 ở chợ Vĩnh Tân. Nay chính quyền lấy lý do thu hồi đất chợ để làm Trung tâm học tập cộng đồng. Vậy tôi đề nghị xã, huyện trả lại cho tôi 1.000m2 mặt bằng cũ để gia đình tôi trở về sinh sống, vì hiện tại các con tôi đã lớn không có nơi để sinh sống làm ăn.”.
Bà con tiểu thương thì tư vấn pháp luật cho UBND huyện rằng: “Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 3/5/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai, tại khoản 4 Điều 1 đã qui định rõ: đối với việc áp giá, tính toán mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về đất đối với tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân tại chợ thuộc diện giải tỏa, di dời thì thực hiện theo qui định pháp luật hiện hành. Tiếp đó, Điều 13 qui định: Tất cả các loại đất bị thu hồi để xây dựng chợ mới hoặc đất chợ cũ đều được xử lý theo Luật Đất đai”… Và chỉ ra các Nghị định 197/NĐ-CP và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ qui định về bồi thường theo luật Đất đai! Bà con cũng trích dẫn Điều 32 Hiến pháp 2013: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
  1. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
  2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”
Cưỡng chế
Bất chấp nguyện vọng, khiếu nại của người dân, về nguồn gốc đất chợ (do người dân hiến và hoán đổi đất), về những khuất tất liên quan đến chủ đầu tư chợ mới DNTN Đức Lợi Thành, về chính sách bồi thường, di dời… Ngày 19/12/2013, bà con tiểu thương viết trong đơn kêu cứu: “huyện Vĩnh Cửu và xã Vĩnh Tân với hơn 200 người, cùng các xe cứu hỏa, xe thông tin đến để đóng cửa chợ của chúng tôi; sau 5 ngày xô xát, giằng co đã có 5 đến 6 trường hợp bất tỉnh, đến 19 giờ ngày 23/12/2013, đoàn cưỡng chế mới ra về…”. Bà con đặt câu hỏi: “Có pháp luật nào và hiến pháp nào mà để cho huyện và xã áp bức và đàn áp dân từ 3 giờ sáng đến 7 giờ tối như vậy? Đất nước có giàu mạnh mà không có lòng tin của nhân dân thì sẽ không đi đến kết quả gì được …”. Bà con đặt tin tưởng vào “Thanh tra trung ương”!
Lừa dân?
Tin tưởng vào trung ương, nhưng chờ đợi, gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền đều chưa có kết quả. Bà con kéo nhau lên Trụ sở tiếp công dân của Trung ương trên Sài Gòn để khiếu nại.  Lúc 14 giờ ngày 2/4/2014, đại diện Trung ương đã tiếp bà con và ghi nhận: “Việc khiếu nại, phản ánh của tiểu thương chợ Tân Hiệp, chợ Vĩnh Tân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra nhiều năm.  Những nội dung khiếu nại, phản ánh của tiểu thương các chợ Tân Hiệp, chợ Vĩnh Tân, cục III, Thanh tra chính phủ đã nắm được và báo cáo lãnh đạo TTCP. Đề nghị các tiểu thương trở về địa phương chuẩn bị để phối hợp khi đoàn thanh tra xuống làm việc (trước ngày 15/5/2014) để việc thanh tra đạt kết quả tốt”. Bà con vui vẻ ra về, đặt hết niềm tin vào “trung ương”!
Thế nhưng, đoạn đường từ Sài Gòn xuống huyện Vĩnh Cửu chưa đến 100km, nhưng người dân đã phải chờ đợi gần 4 tháng để được gặp phái đoàn Trung ương. Chờ đợi của người dân so với kết quả “thanh tra” ví như bị “lừa”. Theo tường trình của tiểu thương, Trung ương  công bố “các đơn khiếu nại của tiểu thương là không đúng. Nguồn gốc chợ Vĩnh Tân là đất công, do UBND xã lúc bấy giờ xây dựng chợ không có kinh phí để trả cho ngân hàng nên đã tự in ra giấy và bán đất cho tiểu thương. Điều đó là trái pháp luật và không có căn cứ về pháp lí, cần phải xử lý pháp luật với hành vi này và chỉ xử lý trong nội bộ. Còn chợ Vĩnh Tân không thể tồn tại để nâng cấp được vì lí do không còn đủ diện tích, PCCC.vv…”. Cuộc họp công bố xong là kết thúc.Tiểu thương không được phát biểu.Có tiểu thương uất ức ngất xỉu tại chỗ, sau đó phải đưa đi cấp cứu.
Đồng Nai: nhà cầm quyền lừa dối, trốn trách nhiệm bồi thường cho tiểu thương chợ Vĩnh Tân Reviewed by Phụng Thiên on 1/04/2016 Rating: 5 Huyền Trang: Nguyên tắc chung trong các dự án giải tỏa phải là “nơi mới phải bằng hay tốt hơn nơi cũ”. Tỉnh Đồng Nai đã phát sinh khiếu k...

Không có nhận xét nào: