Bảo vệ nhân quyền trong huấn dụ xã hội của giáo hội - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
3 tháng 3, 2012

Bảo vệ nhân quyền trong huấn dụ xã hội của giáo hội

(TNCG) - Trong nhãn quang của Giáo Hội, các quyền con người là những gì thể hiện, nói lên phẩm giá của mỗi con người: 

- "Hỡi con người, anh hãy tạo cho mình có tâm hồn và nhận biết bản thể của mình", Thánh Lêô Cả viết lên như vậy ở thế kỷ thứ V (Omelia, XXVII, 6). 



Phẩm giá của con người được đặt trên nền tảng là 

- "con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa" (Gn 1, 26-27). 

Như vậy phương thức chắc chắn nhứt để tôn trọng các quyền của con người là chính là kính trọng Thiên Chúa. 

Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II, trong chuyến công du ở Thánh Địa, đã đặt lên câu hỏi làm thế nào mà thảm trạng hàng triệu người Do Thái bị giết chết có thể xảy ra ( dưới thời Hitler) và ngài đã trả lời như sau: 

- "Làm sao con người có thể có được một thái độ khinh thường như vậy đối với con người? Đó là bởi vì con người đã đi đến điểm coi Thiên Chúa không ra gì. Chỉ có một ý thức hệ không Thiên Chúa mới có thể thiết định chường trình và thực hiện đến cùng việc tàn sát cả một dân tộc" (ĐTC Gioan Phaolô II, Visita al mausoleo Yah Vashem a Gerusalemme, 2). 

Đó là chía khoá để mở ra và phát huy một phương thức bảo vệ chính đáng và thiết thực các quyền của con người, ngược lại với những ai cho rằng tôn giáo là kẻ thù của nhân quyền. 

Giáo Hội dấn thân bảo vệ phẩm giá con người như là hoa trái công trình sáng tạo của Thiên Chúa. 

Công Đồng Vatican II xác định một cách rõ ràng: 

- "Giáo Hội, do sức mạnh của Phúc Âm được giao phó cho mình, tuyên bố các quyền của con người, nhận biết và trị giá cao cả tiến trình mà qua đó trong thời đại chúng ta nhân quyền được thăng tiến khắp nơi" ( GS, 41). 

Lời xác định vừa kể của Hiến Chế Gaudium et spes cho thấy động tác của Giáo Hội quan tâm đến các tiến trình có lợi cho việc tôn trọng nhân quyền, nhứt là từ sau Công Đồng Vatican II trở đi. 

Nói như vậy không có nghĩa là trước đó Giáo Hội không quan tâm đến nhân quyền, nhưng là vì chính Công Đồng đã thúc giục thái độ quan tâm lo lắng của Giáo Hội cho vấn đề càng phải được đẩy mạnh hơn nữa, để tạo thêm tầm quan trọng cho việc tôn trọng nhân quyền, nhứt là trong thời điểm nầy, tâm thức nhân loại được tăng trưởng thêm xác tín rằng các quyền của con người là nền tảng của mọi tổ chức xã hội - chính trị, trong tầm mức Quốc Gia cũng như trên bình diện Quốc Tế. 

Việc cộng tác của Giáo Hội để bảo vệ nhân quyền, chúng ta có thể suy tư dưới ba phương diện: 

- tín lý, thần học, 

- ngoại giao, luật pháp 

- và mục vu. 

1 - Phương diện tín lý, thần học. 

Quyền huấn dạy của Giáo Hội, dọc theo tiến trình của Công Đồng Vatican II, đã hiến tặng cho chúng ta một lời giáo huấn thật sung mãn, một tập hợp cô đọng các nguyên lý, để hướng dẫn động tác của Ki Tô hữu. 

a) Phẩm giá con người, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, là nền tảng các quyền con người. 

Phẩm giá của mỗi tạo vật con người, nhận thức được trên bình diện lý trí, được soi sáng bởi ánh sáng đức tin và như vậy nhận được sự nâng đỡ vững vàng hơn (ĐTC Gioan XXIII, Pacem in terris, 5-25). 

Nhưng rất tiếc trong thế giới hiện đại, chúng ta chưa có được sự đồng thuận về nền tảng đó, từ đó đưa đến kết quả là khó xác nhận được căn tính (identité ) của nhân quyền và từ đó không thiết định được sự bảo vệ chính đáng phải có. 

Đó cũng là những gì Công Đồng Vatican II đã cảnh báo: 

- "Chúng ta đang có khuynh hướng suy luận rằng các quyền của chúng ta có thể được hoàn toàn bảo vệ chỉ khi nào chúng ta được giải thoát khỏi mọi lề luật Thiên Chúa. Nhưng đi theo con đường đó, phẩm giá con người không những không được bảo vệ, mà còn đúng hơn sẽ bị thiệt hại mất mát" ( GS, 41). 

b) Bảo vệ và thăng tiến các quyền của con người là phần nguyên vẹn (pars integralis) sứ mạng của Giáo Hội. 

Chăm lo bảo vệ nhân quyền là những gì thể hiện thực tiển động tác Giáo Hội phục vụ thế giới. 

Công Đồng Vatican II nhận thấy ước vọng con người càng ngày càng gia tăng thấy được phẩm giá của mình được tôn trọng. 

Giáo Hội biết rằng thái độ ước vọng tìm kiếm đó không thể được kết thúc trong chân trời vật chất đơn thuần. Bởi vì thái độ đó là phản ảnh lại ý nghĩa cuộc sống con người, mà chúng ta chỉ có thể tìm được câu trả lời thoả đáng trong Phúc Âm, trong "Tin Mừng". 

Mối liên hệ giữa sứ mạng loan báo Phúc Âm và thăng tiến con người đã được ĐTC Phaolồ VI làm nổi bât lên, nhứt là trong Huấn Dụ Evangelii enunciandi, và cũng đã được ĐTC Gioan Phaolồ II nói lên ngay từ Thông Điệp đầu tiên của ngài, Redemptor hominis. 

c) Con người có giá trị thượng đẳng trong mọi chế độ và chương trình chính trị. 

Đây là một lời giảng dạy của Phúc Âm: 

- "Ngày sabat được lập nên cho con người, chớ không phải con người cho ngày sabat" (Mc 2, 27). 

Lời giảng dạy đó được Công Đồng Vatican II lấy lại và lớn tiếng tuyên bố: 

- "Con người, tự bản thể mình, tuyệt đối cần có một đời sống xã hội và phải là nguyên lý, con người là chủ thể và cùng đích của mọi cơ chế xã hội" ( GS, 25). 

Nhờ vào thái độ đó, các quyền của con người được rút ra khỏi mọi khuynh hướng mang dấu vết cá nhân chủ nghĩa và tìm thấy được sự thể hiện triển nở hoàn hảo của mình trong mối liên hệ cá nhân con người với cộng đồng xã hội, trong đó mình được hội nhập vào. Mối liên hệ đó được định nghĩa như là một mối liên hệ "tùy thuộc hổ tương" (interdipendenza), đòi buộc cần phải có thăng tiến công ích. 

d) Tôn trọng nhân quyền là định chuẩn tính cách chính danh của mọi quyền lực. 

ĐTC Gioan Phaolồ II đã tuyên bố nguyên lý đó một cách cô đọng và đầy ý nghĩa: 

- "Các uy quyền của quyền lực không thể được hiểu cách nào khác hơn là dựa trên nền tảng của việc tôn trọng các quyền khách thể và bất khả xâm phạm của con người " (ĐTC Gioan Phaolô II, Redemptor hominis, 17). 

Quyền huấn dạy của Giáo Hội cũng không quên đề cập đến giả thuyết trong đó quyền lực công cộng vượt quá giới mức thẩm quyền của mình. Trong trường hơp đó, các công dân có thể 

- "bênh vực các quyền của mình và của các người đồng công dân với mình để chống lại trạng thái lạm dụng quyền hành của chính quyền, những vẫn luôn luôn còn tôn trọng các giới mức tiếng nói của luật tự nhiên và của Phúc Âm" (GS, 74). 

e) Nhận biết các quyền của con người không thể tách rời khỏi sự nhận biết các bổn phận. 

Quyền huấn dạy của Giáo Hội muốn nhấn mạnh đến quan niệm hoàn hảo đối với phẩm giá con người. Nhưng quan niệm nhân phẩm đó không đầy đủ, nếu không quan niệm rằng con người chỉ là chủ thể của đủ các quyền, nhưng không có khả năng cảm thấy mình cũng phải có trách nhiệm, trước tiên là trách nhiệm đối với Đấng Tạo Dựng nên mình. 

Một đàng Thông Điệp Pacem in terris nhắc nhơ rằng có một mối liên hệ không thể chia tách được giữa các quyền và bổn phận trong cùng một con người, cũng như quyền và bổn phận giữa những người với nhau. 

Đàng khác, Công Đồng Vatican II cũng lưu ý phải coi chừng mối nguy hại của các quyền con người được quan niệm trong nhãn quang sai lạc về quyền tự lập (GS, 41). 

f) Nhân quyền, phổ quát và cá nhân. 

Chính luật tự nhiên đưa đến cho con người những quyền mà ai cũng phải tôn trọng, để bảo vệ phẩm giá của con người. 

Như vậy, không ai là con người mà không có các quyền đó. 

Bởi đó xã hội được kêu gọi hãy tôn trọng các quyền của con người, chớ không phải " thiết định " cho hay giới hạn hoặc xoá bỏ đi tùy hỷ, tùy theo hoàn cảnh văn hoá, địa phương, giai cấp, phái giống, phe nhóm. 

Hiểu như vậy, hể ai là con người, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào đều có các quyền như nhau, thoát xuất từ phẩm giá con người và các quyền đó cũng không thể chia thành thứ hạng, thành hạng nhứt hay hạng hai. 

Mỗi loại quyền của con người ( thuộc loại liên quan đến bản thể cá nhân hay đến kinh tế xã hội, chính trị, tôn giáo ) đều có giá trị như nhau và phải được bảo đảm và tôn trọng như nhau. Bởi vì tất cả đều thoát xuất từ phẩm giá con người. 

ĐTC Gioan Phaolồ II xác nhận là 

- "cần phải vất bỏ đi các lời chỉ trích của những ai lợi dụng tính cách đặc thù của văn hoá để che đậy các vi phạm đến các quyền con người, cũng như của những ai bần cùng hoá quan niệm về phẩm giá con người để khước từ tầm quan trọng luật pháp phải có để bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá" (ĐTC Gioan Phaolồ II, Dalla giustizia di ciascuno nasce la pace per tutti, 2). 

g) Hành xử nguyên vẹn các quyền của con người là điều kiện của một nền hoà bình vững chắc và một nền phát triển chính đáng. 

ĐTC Gioan Phaolồ II sau khi đã viết lên trong Thông Điệp Redemptor hominis (RH) những tư tưởng chính yếu và có tính cách thuyết phục: 

- "Nói cho cùng hoà bình được thu gọn vào việc tôn trọng các quyền bất khả xâm phạm của con người" (RH, 17), 

trong Thông Điệp Sollecitudo rei socialis (SRS), ngài xác nhận: 

- " Cũng không phải thực sự xứng đáng với con người một loại phát triển không tôn trọng và không thăng tiến các quyền của con người, các quyền cá nhân và xã hội, kinh tế và chính trị, hàm chứa cả các quyền của Quốc Gia và của các dân tộc " ( SRS, 33). 

h) Tự do tôn giáo là khuôn thước đo lường mức phát triển mọi phát triển xã hội. 

Công Dống Vatican II đánh dấu một khúc quanh có ý nghĩa trong việc huấn dạy của Giáo Hội về tự do tôn giáo, trình bày quyền tự do đó như là một quyền tự do con người mà định chế pháp luật phải bảo vệ đối với mọi công dân và như vậy Giáo Hội cũng nhận biết tầm quan trọng đặc tính trần thế của tổ chức Quốc Gia. 

Nghị Quyết Dignitatis humanae của Công Đồng long trọng xác nhận: 

- "Trong lãnh vực tôn giáo, không ai bị cưởng bách phải hành động trái với lương tâm mình, cũng như bị ngăn cấm, trong các lằn mức chính đáng, đươc hành động thích hợp với lãnh vực đó" (Dignitatis umanae, 2). 

Bản tài liệu nhắc lại con người có đòi buộc luận lý phải tìm chân lý và dựa vào chân lý vào thái độ hành xử của mình, bởi lẽ tự do tôn giáo không được đặt nền tảng trên quyết định chủ quan, mà trên chính bản thể của con người (ibid.). 

ĐTC Gioan Phaolồ II mạnh dạn xác nhận huấn dạy vừa kể, khi ngài xác nhận rằng : 

- "vi phạm tự do tôn giáo là một điều bất công tự bản chất đối với những gì sâu đậm cá biệt nơi con người, đối với những gì chính đáng là con người" (Redemptor hominis, 17). 

i) Công lý là một nguyên lý của đời sống Giáo Hội. 

Thái độ chăm lo ân cần đối với công lý và bảo vệ nhân quyền lan rộng cả đến đời sống nội tại của Giáo Hội. 

ĐTC Gioan Phaolồ II đã xác nhận như sau ở một trong những diễn từ đầu tiên của ngài: 

- "Công lý là nguyên tắc đời sống của Giáo Hội, như là Dân Chúa" (Buổi yết kiến chung ngày 08.11.1978, 3). 

Giao Hội, dọc theo dòng các thế kỷ, đã định chế một tổng thể các nghị quyết lề luật: đó là Bộ Giáo Luật, được công bố năm 1983 chứa đựng một danh sách các quyền của người Ki Tô hữu (cn. 208-223). 

ĐTC Gioan Phaolô II đã mời gọi các vị thẩm phán Giáo Hội hãy coi mình như là "sacerdotes justitiae" (các vị tư tế của đức công bằng) và hãy hành xử thế nào để Giáo Hội có thể luôn luôn được nhận biết như "speculum justitiae" (tấm gương phản chiếu của sự công chính) (Alla Sacra Romana Rota, 1). 

2 - Phương diện ngoại giao-luật pháp. 

Đối với Giáo Hội hoàn vũ, đây là phương diện các động tác của Toà Thánh trên phương diện ngoại giao. 

Một đàng, có những mối tương quan song phương, trong đó yếu tố nhân quyền luôn luôn chiếm phần quan trọng hơn. Ví dụ, thoả ước giữa Toà Thánh và Quốc Gia Israel (ký kết ở Giêrusalem, ngày 30 tháng 12 năm 1993), hay thoả ước giữa Toà Thánh và Tổ Chức Giải Phóng Palestine (ký tại Vatican, ngày 15 tháng 2 năm 2000), bắt buốc cả hai phía ký kết đều phải tôn trọng phẩm giá con người nói chung và nói riêng là quyền tự do tôn giáo. 

Các diễn từ của ĐTC nhân dịp tiếp đón các phái đoàn đại sứ mới bên cạnh Toà Thánh gần như luôn luôn đều có nhắc đến các quyền của con người. 

Ngoài ra cón có những lần can thiệp, qua các phương thức dành riêng để bênh vực các nạn nhân bị vi phạm các quyền của mình. 

Đàng khác, các hoạt động của Toà Thánh trong lãnh vực tổ chức đa quốc gia, trong ba mươi năm cuối cùng, phát triển rất nhiều về các quyền con người.Toà Thánh thường xuyên theo dõi việc làm của LHQ trong lãnh vực vừa kể, cũng như đối với hoạt động của các Tổ Chức Vùng (như Cộng Đồng Âu Châu), Tổ Chức các Quốc Gia Mỹ Châu, Phi Châu, cộng tác dưới nhiều hình thức trong những cuộc thảo luận của các tổ chức vừa kể. 

Cũng nên biết, trong thập niên cuối cùng, nhiều lần Toà Thánh đã tham dự các Đại Hội Thế Giới về Nhân Quyền, khởi đầu từ Đại Hội Vienne năm 1993. 

Đặc biệt la Toà Thánh không thiếu yểm trợ tiến trình thiết lập định chế hình luật quốc tế , một tiến trình được kết thúc băng việc áp dụng Định Chế của một Toà Án Hình Sự Quốc Tế, cho Đại Hội Ngoại Giao Liên Hiệp Quốc được nhóm họp tại Roma 1998 (cfr. All'Angelus, 14.06.1998; Al Congreso Mondiale sulla pastorale dei diritti umani, 5; Nel rispetto dei diritti umani il segreto della pace vera, 7). Trong biến cố vừa kể, Toà Thánh đã tỏ ra vững chắc và trợ lực thực tế các cố gắng của Cộng Đồng Quốc Tế nhằm phát huy và bảo vệ hữu hiệu phẩm giá và các quyền của con người. 

Nhưng sự ủng hộ đó, trong một vài trường hợp, Toà Thánh không có thái độ nào khác hơn là ủng hộ với điều kiện, khi dưới áp lực của một vài ý thức hệ có ý định đồng dạng hóa mình với các quyền mới của con người (như trong trường hợp chủ trương phá thai, chủ trương tình yêu đồng phái tính, chủ trương chết nhẹ nhàng (euthanasie). 

Sau cùng về phương diện liên hệ mật thiết với luật pháp, Toà Thánh 

- hội nhập ủng hộ các phương thức luật pháp quốc tế liên quan đến việc bảo vệ các quyền của con người: 

- từ bốn Quy Ước Genèvre (1949) đến hai Nghiệp Thư (Protocolli) năm 1977; 

- từ Quy Ước về tình trạng người tỵ nạn (1951) đến Nghiệp Thư của văn bản năm 1967; 

- từ Quy Ước Aja về việc bảo vệ gia tài văn hoá trong trường hợp xung khắc bằng võ lực ( 1954) đến Quy Ước Ottawa về việc cấm dùng mìn chống người ( 1997); 

- từ Quy Ước về việc loại trừ mọi sự phân biệt chủng tộc (1965) đến Quy Ước về các quyền của tuổi thơ (1989). 

Toà Thánh đã trở thành thành phần của các phương thức bảo vệ đó, đã muốn mình đảm nhận một phận vụ bắt buộc, để phục vụ để tăng cường sứ mạng của mình phục vụ công đồng quốc tế. 

3 - Phương diện mục vụ. 

Với phương diện mục vụ, chúng ta đi vào đời sống thường nhật của Giáo Hội, ở mọi từng lớp. 

Nhân quyền tạo thành một chương rộng lớn việc giảng dạy của Giáo Hội. Và cũng từ đó,việc phát huy và bảo vệ các quyền của con người đòi buộc phải có một công cuộc giáo dục thoả đáng cho các giá trị đã gợi ý lên cho các điều huấn dạy đó. 

Để thực hiện mục đích giáo dục vừa kể, đóng một vai trò quan trọng các cấu trúc thích ứng của Giáo Hội, tích cực trong những lãnh vực các Giáo Hội đáp ứng thoả đáng với các cơ chế tác động trong lãnh vực Giáo Hội hoàn vũ. 

Năm 1998, nhân dịp giáp 50 năm Bản Tuyên ngôn Quốc Tể Nhân Quyền được ban hành, (được Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu xử dụng từ ngày 10 tháng 12 năm 1948), Thánh Bộ Công Lý và Hoà bình, đưọc ĐTC Phaolồ VI thiết lập năm 1967, đáp ứng lại ao ước của lời nguyện ước của các Nghị Phụ Công Đồng (GS, 90), đã quy tựu vào Vatican một Đại Hội Thế Giới về mục vụ về các quyền của con người, để nhấn mạnh mối tương quan nối kết sứ mạng rao giảng Phúc Âm của Giáo Hội nhằm thăng tiến và bênh vực phẩm giá con người ở mội giai đoạn trong cuộc sống. 

Đại hội đã làm sáng tỏ cho thấy Giáo Hội chuyên cần trong mục đích vừa kể và nhận ra được một kết quả đáng làm cho ai nấy cũng phải nức lòng, mặc dầu là kết quả không được đồng nhứt trong mọi khía cạnh. 

Dựa trên những phân tích đó và dưới ánh sáng năm 2000 mới kết thúc và ngàn năm thứ III đang đến, ĐTC Gioan Phaolô II, trong Thông Điệp Tertio millenio adveniente (TM, 33-36) mong ước Giáo Hội có được một cái nhìn xét minh lại và đầy yêu thương của chính Giáo Hội. 

Định hướng mà Giáo Hội phải đi trong ngàn năm thứ ba, là những gì đã được Công Đồng Vatican II xác định trong 

- "Luôn luôn và bất cứ ở đâu, và với tự do đích thực, Giáo Hội có quyền huấn dạy đức tin và huấn dụ xã hội, hành động không bị cản trở sứ mạng của mình giữa con người và ban cho chuẩn định luân lý của mình, cả đối với những gì thuộc lãnh vực chính trị, khi các quyền căn bản của con người và phần rổi của con người đòi hỏi". 

Nói tổng kết thật ngắn gọn, đó là khai triển và phát huy mục vụ dưới hai phương diện: 

- "loan báo" 

- và "tố cáo, lên án", 

đã đưọc Thánh Bộ Công Lý và Hoà Bình phổ biến trong tài liệu năm 1975 (La Chiesa e i diritti dell'umo, nn.70-90). 

Giáo Hội nhân được sứ mạng loan báo sứ điệp cứu rổi của mình, tình yêu và hy vọng cho mọi dân nước và trong mọi hoàn cảnh. 

Sứ mạng đó cũng được nhằm nhập thể, ngay cả khi bị các thực tại hoàn cảnh đối nghịch, bởi vì là sứ mạng có khả năng định hướng và nâng đỡ con người, dầu sao đi nữa, trên con đường tiến đến Nước Trời được thực hiện, trong tâm thức cánh chung , là chía khoá chuyển hướng động tác chuyên cần dấn thân của người Ki Tô giáo trong việc phục vụ các quyền của con người: 

- trợ giúp các nạn nhân bằng tất cả những gì mình có được, 

- chia xẻ nỗi đau buồn bằng một sự hiện diện liên đới, 

- khước từ mọi tuyệt vọng thúc đẩy con người đến bạo lực. 

Đó là bổn phận khó khăn của Giáo Hội trong lãnh vực các quyền của con người, hợp tác với các tổ chức tôn giáo khác, với cả các tôn giáo không Ki Tô giáo, với những con người thành tâm thiện chí, theo lời huấn dạy của Công Đồng 

Trên một cao độ khác, 

-Giáo Hội không ngừng nghỉ ước ao một vài hoán cải cấu trúc của mình để có thể hành động nhằm đối lại những nguyên nhân sâu đậm đưa đến các việc vi phạm các quyền của con người, 

- cung cấp cho các Ki Tô hữu có trách nhiệm trong môi trường chính trị, những trợ lục về phương diện huấn dụ xã hội, mà nhờ đó họ có thể nuôi dưỡng động tác chuyên cần của họ. 

Mặc dầu hiện nay đôi khi chúng ta có thể phát hiện được những dấu chỉ mệt mỏi trong động tác nhằm bênh vực và bảo vệ nhân quyền, tuy nhiên chúng ta cũng phải cùng với ĐTC Gioan Phaolồ II nhìn nhận rằng bênh vực con người là phương diện chính yếu của sứ mạng Giáo Hội. 

Nguyễn Học Tập (TNCG)
Bảo vệ nhân quyền trong huấn dụ xã hội của giáo hội Reviewed by Hoài An on 3/03/2012 Rating: 5 (TNCG) - Trong nhãn quang của Giáo Hội, các quyền con người là những gì thể hiện, nói lên phẩm giá của mỗi con người:  - "Hỡi...

Không có nhận xét nào: