Tinh Thần Hiệp Thông cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
27 tháng 7, 2012

Tinh Thần Hiệp Thông cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông

VRNs (26.07.2012) – St.Ottilien, Đức Quốc – Trong những ngày qua, nhiều Giáo xứ khắp nơi trên Quê Hương Việt Nam đã thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông. Xa xôi, nơi Đan viện St. Ottilien thuộc Tiểu bang Bayern, Đức quốc cũng hướng lòng, hiệp thông Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam. Ngày cầu nguyện đã trôi qua nhưng dư âm vẫn còn in lại trong tâm trí nhiều người. Cho dù những ai đang dã tâm muốn dập tắt ngọn lửa Đức tin của người KiTô hữu, đã phá sập Thánh Giá Đồng Chiêm, đập nát Tượng Mẹ Maria ở Giáo điểm Con Cuông, nhưng ngọn lửa Đức tin càng bùng cháy, tỏa sáng nhiều nơi. Đức Cha Viktor Josef Dammertz đã chủ tế Thánh Lễ, cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại St. Ottilien, vào thứ bảy ngày 21.07.2012


Sau đây, tôi xin tạm lược dịch một vài ý tưởng của bài giảng Đức cha Viktor Josef:

1.Các Thánh Tử đạo của thế kỷ 20.

Khi nói đến „Các Thánh Tử Đạo của Giáo hội “chúng ta thường hay nghĩ tới những thế kỷ đầu của Ki tô giáo. Trong thời gian này, chúng ta tìm thấy trong lịch phụng vụ hội thánh, đã có tên của các ông và các bà, là chứng nhân Đức Tin được tôn phong. Đức chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolo II. đã nhắc lại nhiều lần, trong thế kỷ 20 vừa qua, là thế kỷ của các thánh tử đạo được ghi vào lịch sử. Chưa bao giờ, như thời gian trước đây, có rất nhiều người nam và người nữ, vì noi theo gương Chúa Kitô mà bị truy nã và bị tiêu diệt.

Trong thập niên 1930, cuộc nội chiến đẫm máu tại Tây Ban Nha, và Mễ Tây Cơ, đã có rất nhiều Linh mục, các tu sĩ, và những người giáo dân công giáo, vì họ đã sống niềm tin mà bị sát hại. Và nhiều vị trong số đó đã được phong chân phước trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm sau này.

Cũng được kể thêm vào, có 116 vị nam tu sĩ và 60 nữ tu người Đức đa phục vụ truyền giáo tại các vùng viễn đông á châu, tại châu phi hay tại Ba tư nam mỹ. Họ là những nhân chứng Đức tin trong công cuộc truyền giáo của thế kỷ 20. Những chứng tích đức tin của họ cũng đa được xác tín. Trong những vị này, cũng có các linh mục, những đan sĩ của Đan viện ST. OTTILIEN.

2. Giáo hội công giáo tại Việt Nam

Trước đây một vài thập niên, trong nghi lễ phụng vụ, hầu hết chỉ được kính nhớ đến các thánh tử đạo người châu Âu; Ngày nay, nhiều nhóm chứng nhân Đức Tin của các nước châu á đã được Đức Giáo hoàng Gioan phaolo II nâng nên bậc chân phước để tôn kính.

Vào năm 1988, Đức giáo hoàng Gioan Phaolo II đa phong hiển thánh cho 117 vị, trong số đó, có 96 vị là người Việt Nam. Họ là những người, vì đa hiên ngang, cam đảm tuyên xưng đức tin mà bị giết chết vào khoảng thời gian từ năm 1740 đến năm 1883.

Hàng năm, Giáo hội công giáo hoàn vũ mừng lễ kính Thánh AN RÊ Dũng Lạc và các bạn tử đạo của Ngài, vào ngày 24, tháng 11.

Vào đầu thế kỷ 16, các Linh mục người Pháp, người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha loan truyền Tin mừng Chúa Giê su Kitô vào Quê hương Việt nam. Và sau đó, khoảng thế kỷ 17 và 18 hầu hết các vị truyền giáo bị trục xuất ra khỏi việt nam, nhiều người theo đạo công giáo đa bị giết, đặc biệt là những người dạy giáo lý.

Trong những năm đầu chế độ cộng sản vn mới cai trị, giáo hội công giáo tại Việt Nam bị chống phá có hệ thống. Nhưng trong những năm gần đây, Nhà nước dường như nỗ lực có thái độ tốt hơn với Tòa Thánh. Phái đoàn Vatican đa đến Việt Nam; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tháng giêng (1) năm 2007 đa được tiếp kiến với Giáo hoàng Biển Đức XVI. Báo chí Vatican sau đó nói rằng, quan hệ trong những năm gần đây đa có những bước tiến bộ cụ thể và tự do tôn giáo cho giáo hội công giáo tại Việt Nam được cởi mở.

Tuy nhiên, có đề cập đến những tiến bộ, cởi mở, nhưng vấn đề cũ cũng gần như không thay đổi. Giáo hội chỉ hy vọng có thể giải quyết được bằng con đường đối thoại. Mặc dầu vậy, giáo hội công giáo việt nam luôn được coi như là kẻ “chống đối" và do đó, bị cản trở và bị gây khó khăn.

Đảng cộng sản Việt Nam vẫn đoi hỏi yêu sách độc quyền cai trị trong cả nước và không chấp nhận có đảng đối lập, không được phê bình, chỉ trích chính sách của họ. Trong lãnh vực kinh tế thương mại, nhà nước cố gắng thả lỏng đẩy mạnh kinh doanh tư bản, nhưng đồng thời ngăn chặn những hiệp hội tư nhân và tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm đang xuất hiện trong xã hội.

Nhà nước nghiêm ngặt chống lại bất cứ ai đoi hỏi đa đảng và dân chủ. Trước sau như một, ở Việt Nam vẫn không có quyền tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo.

Cách đây hơn một tuần, đài RadioVatican thông báo cho biết rằng, tại Việt nam lại có hành vi bạo lực, đập phá , đàn áp người công giáo đang tham dự Thánh lễ tại giáo điểm Con Cuông. Trong cuộc tấn công vào một nhóm nhỏ của người công giáo tại đó, đa có hàng chục người bị thương. Những kẻ tấn công, đập phá này đa được sự chấp thuận của chính quyền địa phương công khai cho phép, để họ tấn công giáo điểm Con Cuông thuộc giáo phận Vinh.

Vì thế, ngày hôm nay chúng ta tuởng nhớ, cầu nguyện cho những người anh chị em Việt Nam chúng ta, đang sống làm chứng đức tin.


3. Máu các Thánh tử đạo là hạt giống làm nẩy sinh thêm người ki tô hữu

Chúng ta biết rằng, không phải chỉ đang xẩy ra ở Việt Nam, mà cũng xẩy ra rất nhiều nơi khác trên thế giới nữa, người Kitô hữu vì sống Đức tin của mình mà bị đàn áp, bị bách hại, và bị giết. Trong Đức tin, chúng tôi tuyên xưng rằng: hạt lúa mì phải được gieo vào lòng đất và phải mục nát ra(cf. Jn 12,34), và ‘Đây là chiến thắng đã đánh bại thế giới: Đức tin của chúng tôi’ (1 Jn 5,5).

Cuộc sống không bao giờ vô vọng. Nó là sự trung tín của Đức tin, bắt nguồn từ cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô!

Trong tinh thần cùng hiệp thông, tôi cũng nhận lời mời của Linh mục Augustinô, và dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo hội quê hương Việt nam. Amen

Linh Mục Augustinô Phạm Sơn Hà lược dịch

Tinh Thần Hiệp Thông cầu nguyện cho Giáo điểm Con Cuông Reviewed by Hoài An on 7/27/2012 Rating: 5 VRNs (26.07.2012) – St.Ottilien, Đức Quốc – Trong những ngày qua, nhiều Giáo xứ khắp nơi trên Quê Hương Việt Nam đã thắp nến hiệp thông ...

Không có nhận xét nào: