TS Phạm Chí Dũng nói các nhóm lợi ích đã câu kết, lũng đoạn gây ra nạn tham nhũng nhà nước trầm trọng. |
BBC - 24.1.2014: Tham nhũng nhà nước có thể đẩy tới một cuộc 'khủng hoảng chính trị, xã hội' khó tránh khỏi ở Việt Nam mà hệ quả sau cùng có khả năng dẫn tới tới việc thay đổi hoàn toàn bản chất của nhà nước và chế độ, theo ý kiến của nhà bình luận từ trong nước.
Tham nhũng nhà nước liên kết phức tạp, sâu rộng với các nhóm lợi ích có thể làm cho ít nhất 50% quan chức ở Việt Nam dính vào 'tham nhũng', mà trong đó, có thể có tới 20% số có 'đặc quyền đặc lợi' ở cấp độ trung cao có sự can dự, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng nói với BBC hôm 23/01/2014.
Vẫn theo nhà kinh tế, đồng thời là nhà báo tự do này, nếu tính trên tổng số ít nhất 2 triệu công chức ở Việt Nam, tỷ lệ này cho thấy một con số tiềm năng của tham nhũng nhà nước ở mức khá lớn, với khoảng 400 nghìn người có thể 'dính vào tham nhũng'.
Tham nhũng nhà nước có thể đẩy tới một cuộc 'khủng hoảng chính trị, xã hội' khó tránh khỏi ở VN, theo nhà bình luận từ trong nước.
So với Trung Quốc, theo ông Dũng, Việt Nam chưa cho tiến hành các cuộc điều tra được công bố công khai, rộng khắp về tham nhũng nhà nước, trong đó minh bạch hóa các nguồn tài sản và thu nhập thực tế giới chức chính phủ ở các cấp, đặc biệt ở nhóm quyền chức trung, cao.
Nhà quan sát độc lập cũng phân tích các hình thức tham nhũng, các dòng chuyển động đưa tài sản 'phi pháp' ra nước ngoài mà không công bố, không khai thuế, không chỉ dừng ở 'rửa tiền' đơn giản, mà còn 'quay vòng vốn' trở lại trong nước, tạo thêm lợi nhuận, sau khi đã 'làm sạch'.
'Tuồn, tẩu tài sản'
Ông Dũng nêu giả thuyết có thể có từ 25-30% nguồn 'kiều hối' được điều chuyển trở lại thị trường trong nước có nguồn gốc không rõ ràng, và có thể đến từ các hoạt động rửa tiền, quay vòng vốn của các quan chức, nhóm lợi ích từ Việt Nam.
Nhà quan sát từ Sài Gòn cũng phân tích những khía cạnh của hiện tượng mà ông gọi là nền kinh tế đen, hiện tượng nhóm lợi ích, các quan chức được cho là 'tha hóa' đã tham nhũng ra sao, câu kết như thế nào với các đại gia, các nhóm lợi ích xấu trên các lĩnh vực kinh tế trong nước, từ ngân hàng, tài chính, cho tới khai thác mỏ, quặng, khoáng sản, thâm lạm công quỹ v.v...
Đặc biệt, ông chỉ ra mức độ, cách thức phổ biến trong nhiều năm qua của việc 'tuồn tài sản tham nhũng' và 'cài cắm' con cháu ra nước ngoài, như những phương án 'tẩu tán' và 'chuẩn bị tháo thân' khi cần thiết của nhiều đối tượng 'tham nhũng nhà nước'.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Dũng lấy làm tiếc về việc chính quyền Việt Nam không công bố chính thức, công khai các số liệu về nạn tham nhũng, rửa tiền, tình trạng các quan chức 'tuồn tài sản' ra nước ngoài tinh vi ra sao, hoặc 'rửa tiền' rồi đầu tư ngay tại chỗ trong nước thế nào.
Ông nói: "Đáng tiếc là từ trước đến nay, Việt Nam chưa hề công bố một số liệu thống kê, điều tra, hoặc khảo sát liên quan tới vấn đề này, ngay cả vấn đề tài sản cá nhân,
"Mặc dù được Bộ Chính trị yêu cầu, được coi là khá quyết liệt, từ những năm 2002, nhưng cho tới giờ người ta vẫn còn bàn cãi về những tiêu chí phân loại và thống kê, điều tra tài sản với các quan chức và thực ra tới nay, hiệu quả khá là kém cỏi," Tiến sỹ Dũng nói với BBC.
Ông Dũng nêu giả thuyết có thể có từ 25-30% nguồn 'kiều hối' được điều chuyển trở lại thị trường trong nước có nguồn gốc không rõ ràng, và có thể đến từ các hoạt động rửa tiền, quay vòng vốn của các quan chức, nhóm lợi ích từ Việt Nam.
Nhà quan sát từ Sài Gòn cũng phân tích những khía cạnh của hiện tượng mà ông gọi là nền kinh tế đen, hiện tượng nhóm lợi ích, các quan chức được cho là 'tha hóa' đã tham nhũng ra sao, câu kết như thế nào với các đại gia, các nhóm lợi ích xấu trên các lĩnh vực kinh tế trong nước, từ ngân hàng, tài chính, cho tới khai thác mỏ, quặng, khoáng sản, thâm lạm công quỹ v.v...
Đặc biệt, ông chỉ ra mức độ, cách thức phổ biến trong nhiều năm qua của việc 'tuồn tài sản tham nhũng' và 'cài cắm' con cháu ra nước ngoài, như những phương án 'tẩu tán' và 'chuẩn bị tháo thân' khi cần thiết của nhiều đối tượng 'tham nhũng nhà nước'.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Dũng lấy làm tiếc về việc chính quyền Việt Nam không công bố chính thức, công khai các số liệu về nạn tham nhũng, rửa tiền, tình trạng các quan chức 'tuồn tài sản' ra nước ngoài tinh vi ra sao, hoặc 'rửa tiền' rồi đầu tư ngay tại chỗ trong nước thế nào.
Ông nói: "Đáng tiếc là từ trước đến nay, Việt Nam chưa hề công bố một số liệu thống kê, điều tra, hoặc khảo sát liên quan tới vấn đề này, ngay cả vấn đề tài sản cá nhân,
"Mặc dù được Bộ Chính trị yêu cầu, được coi là khá quyết liệt, từ những năm 2002, nhưng cho tới giờ người ta vẫn còn bàn cãi về những tiêu chí phân loại và thống kê, điều tra tài sản với các quan chức và thực ra tới nay, hiệu quả khá là kém cỏi," Tiến sỹ Dũng nói với BBC.
Không có nhận xét nào: