PV Bauxite Việt Nam: LỄ CẦU SIÊU CHO LUẬT GIA LÊ HIẾU ĐẰNG TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Tin Luật gia Lê Hiếu Đằng qua đời từ tối 22-1-2014 đã làm chấn động tình cảm tầng lớp nhân sĩ trí thức và nhiều người dân yêu nước khắp từ Nam đến Bắc. Ở Sài Gòn, ngay trong đêm, ai biết tin đều tất tả vào bệnh viện để được nhìn Anh lần cuối. Tại Hà Nội, sáng 23-1, một số anh chị em bàn bạc phân công nhau chuẩn bị ngay một lễ cầu siêu thật kịp thời nhưng chu đáo, để cùng ăn nhịp với các hoạt động tưởng niệm đang diễn ra ở địa đầu phía Nam. Chùa Tảo Sách trên đường Lạc Long Quân, một trong những ngôi chùa bề thế và có khuôn viên rộng rãi nhìn ra Hồ Tây, nơi vợ chồng GS Nguyễn Đông Yên thường năng đi lại, được chọn làm địa điểm quy tụ mọi người và cũng được nhà chùa hoan hỷ nhận lời đứng làm chủ lễ.
Không có loan báo chính thức nên số người biết không có bao nhiêu, tuy vậy, đúng 4 giờ chiều, những ai quan tâm đến Luật gia Lê Hiếu Đằng và được nghe mách bảo đều đã có mặt, trong số đó người ta thấy có KTS Trần Thanh Vân, GS Nguyễn Đông Yên, nhà giáo Phạm Toàn, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh, học giả Nguyễn Trung, GS Hoàng Xuân Phú… Đại tá Nguyễn Đăng Quang vừa xuất viện được vài hôm cũng tới tuy chân đi chưa vững.
Và lớp anh chị em trẻ tuổi hơn thì có các bạn TS Nguyễn Xuân Diện, J.B. Nguyễn Hữu Vinh, Ba Sàm, Phương Bích, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, các LS Trần Vũ Hải, Hà Huy Sơn, ThS Đào Tiến Thi, TS Đào Thanh Thủy, Hiền Giang, Thúy Hạnh, Bùi Việt Hà, Thạc sĩ Phạm Quỳnh Hương…
Vì tin báo đột ngột, Thượng tọa trụ trì có việc bận xuất hành từ trước, nhưng nhà chùa đã kịp giao phó mọi việc cho sư thầy Thích Quảng Trường đảm đương lễ cầu siêu. Trong hơn một tiếng đồng hồ, bằng giọng tụng kinh trầm bổng, ngân nga, sư thầy đã mượn lời Kinh bát Nhã và Kinh Di Đà xen lẫn với một vài đoạn kinh khác, hết lòng cầu cho vong linh Luật gia Lê Hiếu Đằng được siêu sinh tịnh độ.
Tiếp sau đó, nhà giáo Phạm Toàn chậm rãi bước đến trước bàn thờ để di ảnh người quá cố, thay mặt anh em đọc lời bái vọng anh linh Luật gia Lê Hiếu Đằng. Ngay vào đầu, tiếng ông dường như lạc đi, đẫm trong nước mắt. Nhưng trong không khí trang nghiêm, lặng tờ đến nghe rõ từng hơi thở, không ai không thấm thía từng lời:
“Thưa Anh Lê Hiếu Đằng,
Tôi không thể gọi Anh bằng danh xưng khác. Anh mãi mãi trẻ trung. Anh mãi mãi là người sinh viên tìm đường giải phóng dân tộc. Anh từng bị tuyên án tử hình nhưng Anh không thể chết. Anh còn đó, mãi mãi là tấm gương tự soi xét hàng ngày, và giúp chúng tôi từ nay tự soi mình. Trên giường bệnh khi mang trọng bệnh, Anh vẫn không ngừng nhìn lại mình. Anh tìm lại con đường của cả một dân tộc chưa lúc nào thôi đau khổ.
Anh đã có một và nhiều quyết định khiến người trung thực thì cảm phục và kẻ thiếu danh dự thì căm tức.
Anh là người bất tử về tinh thần. Thể xác Anh chỉ chịu thua Định Mệnh. Đó là bài học cuối cùng buộc chúng tôi sống đẹp như Anh trước cõi đời hữu hạn.
Anh còn đó mãi mãi với chúng tôi, các bạn Anh.
Bái biệt”.
Buổi lễ kết thúc lúc 6 giờ chiều. Nhiều cặp mắt ướt nhìn nhau, lặng lẽ chia tay.
Không có loan báo chính thức nên số người biết không có bao nhiêu, tuy vậy, đúng 4 giờ chiều, những ai quan tâm đến Luật gia Lê Hiếu Đằng và được nghe mách bảo đều đã có mặt, trong số đó người ta thấy có KTS Trần Thanh Vân, GS Nguyễn Đông Yên, nhà giáo Phạm Toàn, GS Nguyễn Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh, học giả Nguyễn Trung, GS Hoàng Xuân Phú… Đại tá Nguyễn Đăng Quang vừa xuất viện được vài hôm cũng tới tuy chân đi chưa vững.
Gặp gỡ
Khấn vái trước ban thờ đặt di ảnh vị Luật gia trước khi vào buổi lễ
Và lớp anh chị em trẻ tuổi hơn thì có các bạn TS Nguyễn Xuân Diện, J.B. Nguyễn Hữu Vinh, Ba Sàm, Phương Bích, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, các LS Trần Vũ Hải, Hà Huy Sơn, ThS Đào Tiến Thi, TS Đào Thanh Thủy, Hiền Giang, Thúy Hạnh, Bùi Việt Hà, Thạc sĩ Phạm Quỳnh Hương…
Vì tin báo đột ngột, Thượng tọa trụ trì có việc bận xuất hành từ trước, nhưng nhà chùa đã kịp giao phó mọi việc cho sư thầy Thích Quảng Trường đảm đương lễ cầu siêu. Trong hơn một tiếng đồng hồ, bằng giọng tụng kinh trầm bổng, ngân nga, sư thầy đã mượn lời Kinh bát Nhã và Kinh Di Đà xen lẫn với một vài đoạn kinh khác, hết lòng cầu cho vong linh Luật gia Lê Hiếu Đằng được siêu sinh tịnh độ.
Bắt đầu lễ cầu siêu
Người đang bệnh không thể ngồi xếp bằng đành ngồi trên bục cửa
Lắng nghe tiếng tụng kinh của sư thầy vọng xuống từ trên thượng điện
Tiếp sau đó, nhà giáo Phạm Toàn chậm rãi bước đến trước bàn thờ để di ảnh người quá cố, thay mặt anh em đọc lời bái vọng anh linh Luật gia Lê Hiếu Đằng. Ngay vào đầu, tiếng ông dường như lạc đi, đẫm trong nước mắt. Nhưng trong không khí trang nghiêm, lặng tờ đến nghe rõ từng hơi thở, không ai không thấm thía từng lời:
Nhà giáo Phạm Toàn giọng lạc trong nước mắt
Còn người đứng sau ông thì trầm mặc đón lấy từng lời
“Thưa Anh Lê Hiếu Đằng,
Tôi không thể gọi Anh bằng danh xưng khác. Anh mãi mãi trẻ trung. Anh mãi mãi là người sinh viên tìm đường giải phóng dân tộc. Anh từng bị tuyên án tử hình nhưng Anh không thể chết. Anh còn đó, mãi mãi là tấm gương tự soi xét hàng ngày, và giúp chúng tôi từ nay tự soi mình. Trên giường bệnh khi mang trọng bệnh, Anh vẫn không ngừng nhìn lại mình. Anh tìm lại con đường của cả một dân tộc chưa lúc nào thôi đau khổ.
Anh đã có một và nhiều quyết định khiến người trung thực thì cảm phục và kẻ thiếu danh dự thì căm tức.
Anh là người bất tử về tinh thần. Thể xác Anh chỉ chịu thua Định Mệnh. Đó là bài học cuối cùng buộc chúng tôi sống đẹp như Anh trước cõi đời hữu hạn.
Anh còn đó mãi mãi với chúng tôi, các bạn Anh.
Bái biệt”.
Buổi lễ kết thúc lúc 6 giờ chiều. Nhiều cặp mắt ướt nhìn nhau, lặng lẽ chia tay.
Không có nhận xét nào: