Đan viện Châu Sơn - Ninh Bình |
...Ngay buổi chiều hôm đó, mọi cửa sổ nhà giam đều bị đóng kín lại, có hai người tù hình sự ở trại ngoài đem đòn, dây thừng và một chiếc chiếu vào khênh đi chôn. Họ chôn xong, về lĩnh mỗi người một cân đường và một cân gạo nếp. Ðâu như những lần chôn cất cha Vinh cha Quế họ được thêm mỗi người một ký lòng trâu.
Ðối với chúng tôi thì là Tu sĩ Ðỗ Bá Lung đã chết, đã đem chôn. Người chết hết chuyện. Thế nhưng trường hợp của Tu sĩ Lung lại không hết chuyện. Thế mới phiền.
Ðối với chúng tôi thì là Tu sĩ Ðỗ Bá Lung đã chết, đã đem chôn. Người chết hết chuyện. Thế nhưng trường hợp của Tu sĩ Lung lại không hết chuyện. Thế mới phiền.
Nhưng mà sống mãi làm sao cho được nỗi với chế độ hà khắc giết người đó. Tu sĩ Lung phải chết. Người ta đóng các cửa sổ lại để không ai nhìn thấy chiếc chiếu gói xác khênh đi qua.
Mỗi lần chôn, có hai tù hình sự ở trại ngoài vào, đem theo một chiếc chiếu, đòn khiêng và dây thừng. Thường hay chôn vào buổi chiều tà. Chôn xong họ được bồi dưỡng một cân đường, hai cân gạo nếp. Cha Quế và Cha Vinh chết, thì đâu như phần chôn còn được thêm một cân lòng trâu.
Thế là với chúng tôi, Tu sĩ Ðỗ Bá Lung xứ Ngọc Ðông Hưng Yên không bao giờ về nữa. Người đã chết, và coi như mọi chuyện đã hết. Nhưng câu chuyện lại chưa chấm dứt ở đây ở lúc đem Tu sĩ Lung đi chôn.
Ở đoạn trên, chúng ta đã biết là Tu sĩ Ðỗ Bá Lung đã vào Hầm Chết ba tháng mà vẫn chưa chết. Chánh giám thị Nguyễn Quang Sáng rất sốt ruột, luôn luôn hỏi anh Nguyễn Hữu Ðang, người cầm đầu Nhân Văn Giai Phẩm, người độc nhất được đưa cơm vào xà lim:
“Thế nào, nó chết chưa? Cái thằng Lung ấy.”
“Thưa ông, anh ấy chưa chết.”
Nguyễn Hữu Ðang có cái đáng quý là anh không gọi ai ở trong tù bằng thằng cả. Trong khi bọn trật tự viên hình sự luôn luôn nói theo giọng quan thầy, ông chủ chúng đều gọi tù nhân bằng thằng này thằng nọ.
Tôi có một anh bạn rất thân tên là Sâm. Khi hỏi cung tôi, cán bộ công an hỏi:
“Anh thấy thằng Sâm nó thế nào?”
“Thưa ông, tôi không quen thằng Sâm nào cả?”
“Anh láo, anh chối hả? Thằng Sâm mà anh không quen thì anh còn quen ai nữa?”
“Thưa ông, nếu ông nói về anh Ðỗ Văn Sâm học cùng với tôi ở trường Chu Văn An thì tôi quen rất thân. Nhưng xin ông nhớ cho là anh ấy chưa bị bắt, ông không nên gọi thằng này thằng nọ như thế.”
Tôi chỉ dám trả lời lại có thế thôi, nhưng còn anh bạn Phan Hữu Văn, thì anh ấy trả lời hay hơn tôi nhiều:
“Thưa ông, tôi tưởng ông nói tới thằng Vĩnh lưu manh, ma cà bông ở cùng trại 13 với tôi thì thật tình tôi không bao giờ biết tới quân ăn cắp ấy cả. Nhưng tôi có quen ông Kiều Duy Vĩnh, học sinh trường Chu Văn An cũ, nguyên đại úy tiểu khu trưởng Ninh Giang. Chúng tôi không dùng những từ thằng này thằng nọ mày tao mi tớ bao giờ. Chỉ có bọn vô học, vô văn hóa, vô giáo dục thì mới dùng những từ đó mà thôi.”
Tên công an tím mặt lại, đuổi về trại đi cùm.
Lại nói về Tu sĩ Ðỗ Bá Lung, hết tháng thứ ba ông chưa chết, nhưng sang đến tháng thứ tư vào dịp gần đến lễ Thiên Chúa Giáng Sinh ở Cổng Trời đôi lúc không độ, nước đóng băng thì tu sĩ Lung chết.
Nguyễn Hữu Ðang vội vã bá cáo với trực trại là Tu sĩ Lung đã chết.
Ngay buổi chiều hôm đó, mọi cửa sổ nhà giam đều bị đóng kín lại, có hai người tù hình sự ở trại ngoài đem đòn, dây thừng và một chiếc chiếu vào khênh đi chôn. Họ chôn xong, về lĩnh mỗi người một cân đường và một cân gạo nếp. Ðâu như những lần chôn cất cha Vinh cha Quế họ được thêm mỗi người một ký lòng trâu.
Ðối với chúng tôi thì là Tu sĩ Ðỗ Bá Lung đã chết, đã đem chôn. Người chết hết chuyện. Thế nhưng trường hợp của Tu sĩ Lung lại không hết chuyện. Thế mới phiền.
Cũng chừng độ ba tháng sau, một ngày nắng vàng rực rỡ, trời ấm áp dễ chịu, người ta thấy, lù lù một tu sĩ Ðỗ Bá Lung chống gậy xuất hiện ở trại Cổng Trời.
Thế là náo loạn cả lên. Từ Ban Giám thị trại, đến lính coi tù, đến tù nhân đều tới lui, bàn ra tán vào, rì rầm nhớn nhác. Cửa sổ các trại lại đóng như khi ông chết mang đi chôn. Họ đưa ông vào ở tạm một cái buồng con chỗ cán bộ giáo dục “lục vấn” người tù. Chứ chả lẽ lại đưa ông vào Hầm Chết lần nữa!
Hóa ra là hồi ba tháng trước ông chưa chết hẳn, hoặc là ông đã chết mà một phép lạ đã làm ông sống lại. Câu chuyện xảy ra như sau:
Sắp đến chỗ chôn thì trời đổ mưa to, hai người tù hình sự tránh mưa, để ông nằm đó chạy vào trú mưa ở nhà một người Mèo, họ vào đấy uống rượu chờ tạnh mưa. Mưa hồi lâu, và rượu hơi ngon nên trời chập choạng tối họ mới lần xuống, thì không thấy bó chiếu đâu nữa.
Họ nghĩ có lẽ thú dữ, hoặc chó sói đã tha cái xác ấy đi rồi. Có sao đâu, khỏi phải chôn. Họ về và cũng chả có ai hỏi là họ chôn xong chưa? Mọi lần vẫn thế. Mặc nhiên coi như đã chôn xong.
Hóa ra là khi họ đang uống rượu thì mưa to hơn lại có sấm chớp nữa làm Tu sĩ Ðỗ Bá Lung tỉnh lại, dây buộc thì lỏng lẻo, ông chui ra khỏi cái chiếu, lấy cái chiếu che mưa lần vào cái chuồng trâu gần đó. Hơi ấm của trâu, của phân trâu làm ông hồi tỉnh lại và sáng hôm sau, chủ nhà người Mèo nấu cháo ngô cho ông ăn và nuôi ông. Thế là ông sống lại.
Ông sống lại một cách khỏe mạnh. Người Mèo cho ông ăn no so với sáu ký gạo cộng với sắn trong một tháng thì cháo ngô đã làm ông hồi phục nhanh chóng.
Nhưng làm sao mà sống mãi ở nhà họ được? Mà trốn trại thì trốn về đâu? Và làm sao mà trốn thoát được. Giấy tờ không, tiền không, với 100km đường rừng, 300km đường bộ, ông đi làm sao được. Chỉ có một con đường độc nhất xuống núi thì bị kiểm soát thật ngặt nghèo, ông làm sao đi thoát. Vậy chi bằng quay trở lại trại Cổng Trời là hơn cả.
Thế là ông quay về trại sáng hôm đó.
Nhưng phiền là ban giám thị trại đã báo cáo về bộ cái thành tích tiêu diệt tên phản động đội lốt thầy tu Ðỗ Bá Lung rồi, và trên bộ đã gạch xóa tên Lung trong danh sách tù ở Cổng Trời rồi. Làm sao bây giờ? Phải có phương án nào chứ.
Hai hôm sau, có một xe com-măng-ca của bộ lên trại Cổng Trời. Ông Ðỗ Bá Lung lên chiếc xe đó. Ông đi đâu? Và sẽ ra sao? Cho đến giờ chúng tôi cũng không biết gì hơn về Tu sĩ Ðỗ Bá Lung, người đã chết và đã sống lại đó.
Còn tiếp...
Bài liên quan: Cổng Trời Cắn Tỷ (kỳ 4)
Còn tiếp...
Bài liên quan: Cổng Trời Cắn Tỷ (kỳ 4)
Nguồn: Người Việt online
Không có nhận xét nào: