Lữ Giang: Mặt trái đàng sau vụ Vinalines
Như mọi người đã biết, trong phiên xử vụ Vinalines ngày 16.12.2013, Tòa Án Nhân Dân Hà Nội đã tuyên phạt Dương Chí Dũng, nguyên Tổng Giám Đốc Vinalines và cựu Cục Trưởng Hàng Hải, án tử hình về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng VN và tham ô 10 tỷ đồng VN. Những bị cáo liên hệ cũng bị từ 22 năm tù trở xuống. Nhưng vụ án chưa chấm dứt ở đây.
Ngày 7.1.2014 Tòa Án Nhân Dân Hà Nội lại mở phiên tòa xử vụ Dương Tự Trọng, cựu Đại tá Phó Giám đốc Công an Hải phòng, về tội tổ chức đưa Dương Chí Dũng là anh trai của mình trốn ra nước ngoài. Trong bản án ngày 8.1.2014 Tòa đã tuyên phạt Dương Tự Trọng 18 năm tù, Vũ Tiến Sơn 13 năm tù; Hoàng Văn Thắng 5 năm tù; Đồng Xuân Phong 7 năm tù; Trần Văn Dũng 8 năm tù; Nguyễn Trọng Ánh 6 năm tù; Phạm Minh Tuấn 5 năm tù.
Cũng tại phiên tòa nầy, một tin chấn động được công bố: Chính Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ Trưởng Bộ Công An, đã báo cho Dương Chí Dũng biết sắp bị khởi tố và khuyên lánh mặt đi. Tướng Ngọ đã được Dương Chí Dũng hối lộ để chạy án nhưng việc không thành nên báo tin cho Dũng biết như vậy. Một vụ án khác lại bùng nổ!
KHÁI LƯỢC VỤ ÁN DƯƠNG CHÍ DŨNG
Từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008, Vinalines triển khai Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhập khẩu ụ nổi Dock No 83M (ụ nổi 83M) của Công ty Addpower Ventures Private Limited ở Singapore (gọi tắt là Công ty AP). Ụ này được Nhật Bản sản xuất năm 1965 và đang do Nhà máy Nakhodka của Liên Bang Nga là chủ sở hữu. Ụ đang ở trong tình trạng hư hỏng nhiều, không hoạt động được. Năm 2008, công ty Nakhodka rao bán với giá 5 triệu USD.
Ụ nổi là gì? Ụ nổi tiếng anh gọi là Floating Dock hay Floating Drydock. Đây là một cái ụ được thiết kế để đội tàu lên cao và sửa chữa, Ụ thường được neo trong vũng hay sông bằng bốn dây neo. Ụ được bơm nước vào cho chìm xuống rồi đưa tàu vào, sau đó xã nước cho nổi lên và sửa tàu.
Biết rõ tình trạng hư hỏng của ụ nổi 83M, nhưng Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chỉ đạo cấp dưới lập báo cáo kết quả khảo sát đủ điều kiện để mua. Tuy nhiên, Vinalines không mua thẳng từ nhà máy Nakhodka mà mua qua Công ty AP. Ngày 28.2.2008, Công ty Nakhodka bán Ụ 83M cho Công ty AP với giá 2,3 triệu USD. Sau đó Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn đã mua lại của Công ty AP và được công ty này chuyển lại cho một số tiền hơn 1.666 triệu USD, tương đương hơn 28 tỷ đồng VN, theo tỷ giá lúc đó. Số tiền này đã chia nhau như sau: Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người nhận 10 tỷ đồng; Trần Hải Sơn hơn 7,85 tỷ đồng và Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng.
Ngày 6.6.2008, ụ nổi 83M được đưa về Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Mặc dầu ụ không đủ điều kiện, các cán bộ hải quan vẫn cho “lọt”.
Nội vụ bị phát hiện. Sau khi điều tra, ngày 17.5.2012 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công An khởi tố Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Bùi Thị Bích Loan, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện và Trần Hải Sơn về tội tham ô và tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Chiều ngày 17.5.2012, Dương Chí Dũng được tin ông bị Cơ quan CSĐT khởi tố và sẽ bị bắt tạm giam nên đã thông báo với em trai mình là Đại Tá Dương Tự Trọng khi đó đang là Phó giám đốc CA TP Hải Phòng. Dương Tự Trọng đã hướng dẫn cho Dương Chí Dũng trốn ở nhà bạn gái tên Nhung và tối hôm đó được đưa về Quảng Ninh. Tối 21.5.2012, Hoàng Văn Thắng và Nguyễn Trọng Ánh đã lái xe đến đón Dương Chí Dũng đưa vào Sài Gòn theo quốc lộ 1A. Trong khi đó, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn đi bằng máy bay vào Sài Gòn. Họ đổi bảng số xe Hải Phòng bằng bảng số xe Sài Gòn rồi ngày 23.5.2013 đưa Dương Chí Dũng lên Củ Chi bằng xe 7 chỗ ngồi. Nguyễn Hồng Vinh (em rể Dương Tự Trọng) điều động lái xe Mercesdes 4 chỗ chở Dương Chí Dũng vượt Củ Chi đến Mọc Bài. Tại đây lúc 19 giờ, Dương Chí Dũng được xe ôm chở sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch (đường buôn bán nhỏ ở biên giới), còn Đồng Xuân Phong (sử dụng hộ chiếu giả mang tên Hoàng Văn Linh) và Trần Văn Dũng xuất cảnh công khai bằng hộ chiếu phổ thông.
Trưa ngày 24.5.2012, Đồng Xuân Phong và Dương Chí Dũng mua vé máy bay sang Singapore để Dương Chí Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Vì không được cấp chiếu khán đi Mỹ, ngày 27.5.2012 Dũng phải quay về Campuchia và báo cho Dương Tự Trọng biết. Ngày 4.9.2012, Dương Chí Dũng bị cơ quan an ninh Campuchia và Việt Nam bắt giữ.
SỰ DÍNH LÍU CỦA TƯỚNG NGỌ
Theo bản tin của Đài Tiềng Nói Việt Nam (voa.vn) ngày 8.1.2014, trong phiên xử ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng khai rằng sau khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra để làm rõ những sai phạm quanh việc mua ụ nổi 83M, ông rất lo lắng. Cuối tháng 4/2012, ông cùng vợ lên tận khu nghỉ mát ở Tuần Châu (Quảng Ninh) để gặp cán bộ cao cấp ngành công an. Ngoài việc trình bày sự lo lắng của mình, ông biếu vị cán bộ công an 10.000 USD. Tối 2.5.2012, ông lại đến nhà riêng của cán bộ này và biếu 500.000 USD. Thông qua vị cán bộ đó, ông được gặp một số cán bộ công an khác. Mỗi lần gặp như vậy, ông phải chi phong bì từ 10.000 – 20.000 USD.
Dũng cũng khai đã nhận của bà Trương Mỹ Lan, Giám Đốc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn 1 triệu USD để chuyển công năng của Cảng Sài Gòn và đưa số tiền đó cho cán bộ công an mà ông đang nhờ vã. Dương Chí Dũng kể: Chị Lan điện thoại cho tôi bảo là “Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì.” Anh Tiệp là người đưa tiền đến cho ông hai lần. Sau đó anh Tiệp còn hẹn đi uống nước và nói: “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa.”
Như vậy trước sau Phạm Quý Ngọ đã nhận của Dương Chí Dũng 1.510.000 USD.
Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (ttxva.org) ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng còn khai rằng lúc 18 giờ ngày 17.5.2013, ông nhận được điện thoại của Tướng Phạm Quý Ngọ cho biết Thủ Tướng đã chấp thuận khởi tố và bắt tạm giam ông. Dương Chí Dũng nói: “Ông Ngọ bảo tôi chú tránh đi một thời gian” và “Tôi rất bàng hoàng, không ngờ tội của mình lại bị bắt đi như vậy.”
Nhiều người tin rằng Dương Chí Dũng đã “nói toặc móng heo” như trên là vì có lời hứa nếu khai ra như vậy khi xử chung thẩm, Tòa sẽ giảm án xuống ngang với vụ Vinashin (20 năm) vì đã “thành thật khai báo”.
Chủ Tịch Hội Đồng Xét Xử là Trương Việt Toàn đã đề nghị Viện Kiểm sát làm rõ hai vấn đế: (1) Hành vi nhận 510.000 USD để “chạy tội” cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines và (2) hành vi nhận 20 tỷ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát.
NHỮNG CHUYỆN KHÔNG BÌNH THƯỜNG
Nhìn qua vụ án Dương Chí Dũng, người ta thấy có nhiều chuyện không bình thường.
1- Đây không phải là một vụ án tham nhũng lớn vì nó gây thiệt hại chỉ có 366 tỷ đồng VN. Trong vụ án Vinashin, các bị cáo cũng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng sự thiệt hại đã gây ra lên đến 910,5 tỷ đồng VN và riêng Phạm Thanh Bình, Chủ Tịch Vinashin, đã gây thất thoát đến 852,7 tỷ đồng, thế mà trong phiên xử phúc thẩm ngày 30.8.2012, Tòa vẫn y án chỉ phạt Phạm Thanh Bình 20 năm tù giam, Trần Văn Liêm 19 năm tù giam, Tô Nghiêm 18 năm tù giam, v.v… Tại sao trong vụ Vinalines Tòa phạt Dương Chí Dũng án tử hình?
2- Nếu so với các vụ tham ô trong những năm gần đây, nhất là các vụ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, kinh doanh bất động sản, v.v, thì những thiệt hại do hai vụ án nói trên gây ra không phải là quan trọng lắm. Theo báo cáo của Quốc Hội, trong năm 2013, tham nhũng về đất đai đã gây ra một số thiệt hại lên đến khoảng 9.260 tỉ đồng, 51.000 lượng vàng SJC, 155.000m2 đất. Vậy tại sao Đảng CSVN không đưa những vụ đó ra truy tố và xét xử mà chỉ xé to hai vụ Vinashin và Vinalines?
3- Trong phiên tòa xử vụ Dương Tự Trọng về tội tổ chức đưa Dương Chí Dũng là anh trai của mình trốn ra nước ngoài, tòa lại cho Dương Chí Dũng tự do trình bày vụ hối lộ tiền cho Tướng Phạm Chí Ngọ để nhờ chạy án. Bản tin của basam.info cho biết thêm: Vợ Dũng là Trần Thị Nhạ, ngồi sát Dũng trong phiên tòa, phụ họa cho Dũng rằng chính bà đã cùng Dũng đến gặp Phạm Quý Ngọ, nhờ vả Ngọ và đưa hối lộ 10.000 USD. Sau đó, Dũng đến nhà Ngọ tại tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt đưa hối lộ tiếp 500.000 USD nhờ chạy án. Những lời khai này không liên quan gì đến tội tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài của Dương Tự Trọng, tại sao tòa lại dành thì giờ cho Dũng và vợ trình bày dài dòng như thế?
MẶT TRÁI ĐÀNG SAU
Chúng tôi đã nói nhiều lần, ở trong nước với các vụ án quan trọng hay các vụ án chính trị, việc truy tố và xử phạt đều do sự chỉ đạo của Ban Nội Chính. Đối với những vụ rắc rối, Ban Nội Chính phải xin chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Đảng hay Bộ Chính Trị. Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương hiện nay là Nguyễn Bá Thanh. Trong những trường hợp này, cơ quan tư pháp chỉ là “phường tuồng”, bảo hát sao hát vậy. Do đó, nhiều người tin rằng việc tòa để cho Dương Chí Dũng khai vụ đút lót cho Tướng Phạm Quý Ngọ và Chủ Tịch Hội Đồng Xét Xử là Trương Việt Toàn đề nghị Viện Kiểm sát làm rõ vấn đế không phải là chuyện ngẫu nhiên. Phải có lệnh từ cấp trên Dương Chí Dũng và Trương Việt Toàn mới dám làm như vậy.
Dưới đầu đề “Vì sao Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ đột ngột “đổ bịnh”?” webiste chauxuannguyen.org ở trong nước cho biết hôm Chúa nhật 4.1.2014, Bộ Chính Trị đã họp và quyết định cho khai hết, không có vùng cấm và “Như vậy việc khởi tố và bắt tạm giam Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA này chỉ là vấn đề thời gian”. Đây không phải là một nguồn tin chính thức, nhưng tòa không bao giờ dám làm những chuyện như thế mà không có lệnh của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng.
Có thể nói, ở trong nước những chuyện tham nhũng và lạm quyền như kiểu Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ là “chuyện thường ngày ở huyện”, nhưng cả Dương Chí Dũng lẫn Phạm Chí Ngọ đã phạm một tội rất lớn không có quy định trong Bộ Hình Luật, đó là “tội có ăn mà không có chia”. Ngoài vụ ụ nỗi 83M, chắc chắn Dương Chí Dũng còn kiếm được nhiều số tiến lớn từ các vụ khác, nhưng hình như không đóng đủ hụi chết. Phạm Quý Ngọ nhận một lần đến 1.510.000 USD nhưng ôm một mình. Bị loại là chuyện khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, vì lời khai của Dương Chí Dũng có liên hệ đến Đại Tướng Trần Đại Quang, Bộ Trưởng Bộ Công An, nên chưa biết Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư Trung Ương Đảng sẽ giải quyết như thế nào.
Điều quan trọng cần lưu ý là trong các vụ án chính trị hay các vụ án lớn, Tòa không bao giờ xét xử theo luật pháp mà xử theo chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng hay Bộ Chính Trị. Mọi cuộc tranh luật về luật lý đều vô ích.
Ngày 9.1.2014
Lữ Giang
Như mọi người đã biết, trong phiên xử vụ Vinalines ngày 16.12.2013, Tòa Án Nhân Dân Hà Nội đã tuyên phạt Dương Chí Dũng, nguyên Tổng Giám Đốc Vinalines và cựu Cục Trưởng Hàng Hải, án tử hình về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng VN và tham ô 10 tỷ đồng VN. Những bị cáo liên hệ cũng bị từ 22 năm tù trở xuống. Nhưng vụ án chưa chấm dứt ở đây.
Ngày 7.1.2014 Tòa Án Nhân Dân Hà Nội lại mở phiên tòa xử vụ Dương Tự Trọng, cựu Đại tá Phó Giám đốc Công an Hải phòng, về tội tổ chức đưa Dương Chí Dũng là anh trai của mình trốn ra nước ngoài. Trong bản án ngày 8.1.2014 Tòa đã tuyên phạt Dương Tự Trọng 18 năm tù, Vũ Tiến Sơn 13 năm tù; Hoàng Văn Thắng 5 năm tù; Đồng Xuân Phong 7 năm tù; Trần Văn Dũng 8 năm tù; Nguyễn Trọng Ánh 6 năm tù; Phạm Minh Tuấn 5 năm tù.
Cũng tại phiên tòa nầy, một tin chấn động được công bố: Chính Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ Trưởng Bộ Công An, đã báo cho Dương Chí Dũng biết sắp bị khởi tố và khuyên lánh mặt đi. Tướng Ngọ đã được Dương Chí Dũng hối lộ để chạy án nhưng việc không thành nên báo tin cho Dũng biết như vậy. Một vụ án khác lại bùng nổ!
Nhìn qua vụ án Dương Chí Dũng, chúng ta thấy có rất nhiều bí ẩn cần được đưa ra ánh sáng. Trước hết, chúng tôi xin trình bày khái lược về vụ án Vinalines và sự dính líu của Tướng Phạm Quý Ngọ, sau đó sẽ đề cập đến những bí ẩn đàng sau.
KHÁI LƯỢC VỤ ÁN DƯƠNG CHÍ DŨNG
Từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008, Vinalines triển khai Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhập khẩu ụ nổi Dock No 83M (ụ nổi 83M) của Công ty Addpower Ventures Private Limited ở Singapore (gọi tắt là Công ty AP). Ụ này được Nhật Bản sản xuất năm 1965 và đang do Nhà máy Nakhodka của Liên Bang Nga là chủ sở hữu. Ụ đang ở trong tình trạng hư hỏng nhiều, không hoạt động được. Năm 2008, công ty Nakhodka rao bán với giá 5 triệu USD.
Ụ nổi là gì? Ụ nổi tiếng anh gọi là Floating Dock hay Floating Drydock. Đây là một cái ụ được thiết kế để đội tàu lên cao và sửa chữa, Ụ thường được neo trong vũng hay sông bằng bốn dây neo. Ụ được bơm nước vào cho chìm xuống rồi đưa tàu vào, sau đó xã nước cho nổi lên và sửa tàu.
Biết rõ tình trạng hư hỏng của ụ nổi 83M, nhưng Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn chỉ đạo cấp dưới lập báo cáo kết quả khảo sát đủ điều kiện để mua. Tuy nhiên, Vinalines không mua thẳng từ nhà máy Nakhodka mà mua qua Công ty AP. Ngày 28.2.2008, Công ty Nakhodka bán Ụ 83M cho Công ty AP với giá 2,3 triệu USD. Sau đó Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn đã mua lại của Công ty AP và được công ty này chuyển lại cho một số tiền hơn 1.666 triệu USD, tương đương hơn 28 tỷ đồng VN, theo tỷ giá lúc đó. Số tiền này đã chia nhau như sau: Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người nhận 10 tỷ đồng; Trần Hải Sơn hơn 7,85 tỷ đồng và Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng.
Ngày 6.6.2008, ụ nổi 83M được đưa về Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Mặc dầu ụ không đủ điều kiện, các cán bộ hải quan vẫn cho “lọt”.
Nội vụ bị phát hiện. Sau khi điều tra, ngày 17.5.2012 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công An khởi tố Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Bùi Thị Bích Loan, Mai Văn Khang, Lê Văn Dương, Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, Lê Ngọc Triện và Trần Hải Sơn về tội tham ô và tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Chiều ngày 17.5.2012, Dương Chí Dũng được tin ông bị Cơ quan CSĐT khởi tố và sẽ bị bắt tạm giam nên đã thông báo với em trai mình là Đại Tá Dương Tự Trọng khi đó đang là Phó giám đốc CA TP Hải Phòng. Dương Tự Trọng đã hướng dẫn cho Dương Chí Dũng trốn ở nhà bạn gái tên Nhung và tối hôm đó được đưa về Quảng Ninh. Tối 21.5.2012, Hoàng Văn Thắng và Nguyễn Trọng Ánh đã lái xe đến đón Dương Chí Dũng đưa vào Sài Gòn theo quốc lộ 1A. Trong khi đó, Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn đi bằng máy bay vào Sài Gòn. Họ đổi bảng số xe Hải Phòng bằng bảng số xe Sài Gòn rồi ngày 23.5.2013 đưa Dương Chí Dũng lên Củ Chi bằng xe 7 chỗ ngồi. Nguyễn Hồng Vinh (em rể Dương Tự Trọng) điều động lái xe Mercesdes 4 chỗ chở Dương Chí Dũng vượt Củ Chi đến Mọc Bài. Tại đây lúc 19 giờ, Dương Chí Dũng được xe ôm chở sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch (đường buôn bán nhỏ ở biên giới), còn Đồng Xuân Phong (sử dụng hộ chiếu giả mang tên Hoàng Văn Linh) và Trần Văn Dũng xuất cảnh công khai bằng hộ chiếu phổ thông.
Trưa ngày 24.5.2012, Đồng Xuân Phong và Dương Chí Dũng mua vé máy bay sang Singapore để Dương Chí Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Vì không được cấp chiếu khán đi Mỹ, ngày 27.5.2012 Dũng phải quay về Campuchia và báo cho Dương Tự Trọng biết. Ngày 4.9.2012, Dương Chí Dũng bị cơ quan an ninh Campuchia và Việt Nam bắt giữ.
SỰ DÍNH LÍU CỦA TƯỚNG NGỌ
Theo bản tin của Đài Tiềng Nói Việt Nam (voa.vn) ngày 8.1.2014, trong phiên xử ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng khai rằng sau khi nhận được giấy triệu tập của cơ quan điều tra để làm rõ những sai phạm quanh việc mua ụ nổi 83M, ông rất lo lắng. Cuối tháng 4/2012, ông cùng vợ lên tận khu nghỉ mát ở Tuần Châu (Quảng Ninh) để gặp cán bộ cao cấp ngành công an. Ngoài việc trình bày sự lo lắng của mình, ông biếu vị cán bộ công an 10.000 USD. Tối 2.5.2012, ông lại đến nhà riêng của cán bộ này và biếu 500.000 USD. Thông qua vị cán bộ đó, ông được gặp một số cán bộ công an khác. Mỗi lần gặp như vậy, ông phải chi phong bì từ 10.000 – 20.000 USD.
Dũng cũng khai đã nhận của bà Trương Mỹ Lan, Giám Đốc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn 1 triệu USD để chuyển công năng của Cảng Sài Gòn và đưa số tiền đó cho cán bộ công an mà ông đang nhờ vã. Dương Chí Dũng kể: Chị Lan điện thoại cho tôi bảo là “Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì.” Anh Tiệp là người đưa tiền đến cho ông hai lần. Sau đó anh Tiệp còn hẹn đi uống nước và nói: “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa.”
Như vậy trước sau Phạm Quý Ngọ đã nhận của Dương Chí Dũng 1.510.000 USD.
Theo bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (ttxva.org) ngày 7.1.2014, Dương Chí Dũng còn khai rằng lúc 18 giờ ngày 17.5.2013, ông nhận được điện thoại của Tướng Phạm Quý Ngọ cho biết Thủ Tướng đã chấp thuận khởi tố và bắt tạm giam ông. Dương Chí Dũng nói: “Ông Ngọ bảo tôi chú tránh đi một thời gian” và “Tôi rất bàng hoàng, không ngờ tội của mình lại bị bắt đi như vậy.”
Nhiều người tin rằng Dương Chí Dũng đã “nói toặc móng heo” như trên là vì có lời hứa nếu khai ra như vậy khi xử chung thẩm, Tòa sẽ giảm án xuống ngang với vụ Vinashin (20 năm) vì đã “thành thật khai báo”.
Chủ Tịch Hội Đồng Xét Xử là Trương Việt Toàn đã đề nghị Viện Kiểm sát làm rõ hai vấn đế: (1) Hành vi nhận 510.000 USD để “chạy tội” cho Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines và (2) hành vi nhận 20 tỷ đồng để được làm dự án chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn của Công ty Vạn Thịnh Phát.
NHỮNG CHUYỆN KHÔNG BÌNH THƯỜNG
Nhìn qua vụ án Dương Chí Dũng, người ta thấy có nhiều chuyện không bình thường.
1- Đây không phải là một vụ án tham nhũng lớn vì nó gây thiệt hại chỉ có 366 tỷ đồng VN. Trong vụ án Vinashin, các bị cáo cũng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng sự thiệt hại đã gây ra lên đến 910,5 tỷ đồng VN và riêng Phạm Thanh Bình, Chủ Tịch Vinashin, đã gây thất thoát đến 852,7 tỷ đồng, thế mà trong phiên xử phúc thẩm ngày 30.8.2012, Tòa vẫn y án chỉ phạt Phạm Thanh Bình 20 năm tù giam, Trần Văn Liêm 19 năm tù giam, Tô Nghiêm 18 năm tù giam, v.v… Tại sao trong vụ Vinalines Tòa phạt Dương Chí Dũng án tử hình?
2- Nếu so với các vụ tham ô trong những năm gần đây, nhất là các vụ thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, kinh doanh bất động sản, v.v, thì những thiệt hại do hai vụ án nói trên gây ra không phải là quan trọng lắm. Theo báo cáo của Quốc Hội, trong năm 2013, tham nhũng về đất đai đã gây ra một số thiệt hại lên đến khoảng 9.260 tỉ đồng, 51.000 lượng vàng SJC, 155.000m2 đất. Vậy tại sao Đảng CSVN không đưa những vụ đó ra truy tố và xét xử mà chỉ xé to hai vụ Vinashin và Vinalines?
3- Trong phiên tòa xử vụ Dương Tự Trọng về tội tổ chức đưa Dương Chí Dũng là anh trai của mình trốn ra nước ngoài, tòa lại cho Dương Chí Dũng tự do trình bày vụ hối lộ tiền cho Tướng Phạm Chí Ngọ để nhờ chạy án. Bản tin của basam.info cho biết thêm: Vợ Dũng là Trần Thị Nhạ, ngồi sát Dũng trong phiên tòa, phụ họa cho Dũng rằng chính bà đã cùng Dũng đến gặp Phạm Quý Ngọ, nhờ vả Ngọ và đưa hối lộ 10.000 USD. Sau đó, Dũng đến nhà Ngọ tại tòa nhà Pacific trên đường Lý Thường Kiệt đưa hối lộ tiếp 500.000 USD nhờ chạy án. Những lời khai này không liên quan gì đến tội tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài của Dương Tự Trọng, tại sao tòa lại dành thì giờ cho Dũng và vợ trình bày dài dòng như thế?
MẶT TRÁI ĐÀNG SAU
Chúng tôi đã nói nhiều lần, ở trong nước với các vụ án quan trọng hay các vụ án chính trị, việc truy tố và xử phạt đều do sự chỉ đạo của Ban Nội Chính. Đối với những vụ rắc rối, Ban Nội Chính phải xin chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Đảng hay Bộ Chính Trị. Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương hiện nay là Nguyễn Bá Thanh. Trong những trường hợp này, cơ quan tư pháp chỉ là “phường tuồng”, bảo hát sao hát vậy. Do đó, nhiều người tin rằng việc tòa để cho Dương Chí Dũng khai vụ đút lót cho Tướng Phạm Quý Ngọ và Chủ Tịch Hội Đồng Xét Xử là Trương Việt Toàn đề nghị Viện Kiểm sát làm rõ vấn đế không phải là chuyện ngẫu nhiên. Phải có lệnh từ cấp trên Dương Chí Dũng và Trương Việt Toàn mới dám làm như vậy.
Dưới đầu đề “Vì sao Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ đột ngột “đổ bịnh”?” webiste chauxuannguyen.org ở trong nước cho biết hôm Chúa nhật 4.1.2014, Bộ Chính Trị đã họp và quyết định cho khai hết, không có vùng cấm và “Như vậy việc khởi tố và bắt tạm giam Thượng tướng Thứ trưởng Bộ CA này chỉ là vấn đề thời gian”. Đây không phải là một nguồn tin chính thức, nhưng tòa không bao giờ dám làm những chuyện như thế mà không có lệnh của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng.
Có thể nói, ở trong nước những chuyện tham nhũng và lạm quyền như kiểu Dương Chí Dũng và Phạm Quý Ngọ là “chuyện thường ngày ở huyện”, nhưng cả Dương Chí Dũng lẫn Phạm Chí Ngọ đã phạm một tội rất lớn không có quy định trong Bộ Hình Luật, đó là “tội có ăn mà không có chia”. Ngoài vụ ụ nỗi 83M, chắc chắn Dương Chí Dũng còn kiếm được nhiều số tiến lớn từ các vụ khác, nhưng hình như không đóng đủ hụi chết. Phạm Quý Ngọ nhận một lần đến 1.510.000 USD nhưng ôm một mình. Bị loại là chuyện khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, vì lời khai của Dương Chí Dũng có liên hệ đến Đại Tướng Trần Đại Quang, Bộ Trưởng Bộ Công An, nên chưa biết Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư Trung Ương Đảng sẽ giải quyết như thế nào.
Điều quan trọng cần lưu ý là trong các vụ án chính trị hay các vụ án lớn, Tòa không bao giờ xét xử theo luật pháp mà xử theo chỉ thị của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng hay Bộ Chính Trị. Mọi cuộc tranh luật về luật lý đều vô ích.
Ngày 9.1.2014
Lữ Giang
Nguồn: Lam Hồng
Không có nhận xét nào: