Hình chụp tàu kiểm ngư mang số hiệu KN 635 của Việt Nam sau khi bị tàu mang số hiệu 281 của Trung Quốc đâm ngang hông. (Hình: Cục Kiểm ngư Việt Nam) |
HÀ NỘI 8-6 (NV) .- Chiều 7 tháng 6-2014, tàu vận tải mang số hiệu 281 của Trung Quốc đã đâm ngang hông tàu kiểm ngư mang số hiệu KN 635 của Việt Nam và tiếp tục rượt đuổi các tàu đánh cá Việt Nam.
Trong một cuộc họp báo quốc tế, tổ chức hôm 5 tháng 6, Việt Nam tố cáo các tàu của Trung Quốc đã đâm và làm hư hại 19 tàu kiểm ngư và 5 tàu cảnh sát biển. Con số vừa kể không bao gồm các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam.
Việt Nam đang thực hiện hàng loạt các động tác nhằm tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, chủ động gia tăng mức độ căng thẳng trên biển Đông.
Hôm 7 tháng 6, khi đến tham dự sinh hoạt hưởng ứng “Ngày Đại dương Thế giới” và “Tuần lễ Biển - Hải đảo Việt Nam”, ông Hoàng Trung Hải, một Phó Thủ tướng Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam “vô điều kiện”. Đồng thời nhấn mạnh, “Việt Nam không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì khác”.
Cũng vào cuối tuần qua, ông Lê Hoài Trung, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư kèm Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, phản đối việc Trung Quốc tiếp tục đặt giàn khoan 981 và duy trì các tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Công hàm cáo buộc Trung Quốc vừa vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vừa vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy Việt Nam đã nỗ lực đối thoại dưới nhiều hình thức và ở các cấp khác nhau nhưng không những không đáp ứng, Trung Quốc còn di chuyển giàn khoan 981 sang một vị trí khác vẫn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chưa kể Trung Quốc còn đưa các chiến hạm, chiến đấu cơ đến khu vực tranh chấp. Đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đâm thủng tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Tình hình căng thẳng ở biển Đông đang đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.
Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đề nghị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cho phát hành công hàm vừa kể như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, gửi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
Theo báo chí Việt Nam, ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam cũng vừa gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Nghị viện các quốc gia trên thế giới, cũng như Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới và các tổ chức liên nghị viện khác thông báo về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Thư nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ngoài ra, đề nghị các Nghị viện trên toàn thế giới, các tổ chức liên nghị viện khu vực và thế giới ủng hộ lập trường của Việt Nam và lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, rút ngay giàn khoan 981 và lực lượng hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Dịp này, Đài Phát thanh Trung Quốc phát bài “Việt Nam gây ra cơn sóng tháng Năm” lên án Việt Nam “bất chấp luật quốc tế và sự thực, huy động vài chục chiếc tàu quấy nhiễu hoạt động khoan thăm dò trên vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”, “kích động và dung túng bạo lực hóa biểu tình chống Trung Quốc”.
Trong bài viết vừa kể Đài Phát thanh Trung Quốc khẳng định “Trung Quốc luôn kiềm chế tối đa”. Hàng ngày, các tàu của Trung Quốc “phải hứng chịu vài chục lần đâm va của các loại tàu, kể cả tàu vũ trang của Việt Nam”.
Đài này nói thêm, tuy “chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 cuộc trao đổi với Việt Nam” nhưng “không những không đình chỉ hành vi quấy nhiễu trên biển” mà Việt Nam còn “đổi trắng thay đen, than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây”. (G.Đ.)
Hôm 7 tháng 6, khi đến tham dự sinh hoạt hưởng ứng “Ngày Đại dương Thế giới” và “Tuần lễ Biển - Hải đảo Việt Nam”, ông Hoàng Trung Hải, một Phó Thủ tướng Việt Nam tuyên bố, Việt Nam đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam “vô điều kiện”. Đồng thời nhấn mạnh, “Việt Nam không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì khác”.
Cũng vào cuối tuần qua, ông Lê Hoài Trung, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi thư kèm Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, phản đối việc Trung Quốc tiếp tục đặt giàn khoan 981 và duy trì các tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Công hàm cáo buộc Trung Quốc vừa vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vừa vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy Việt Nam đã nỗ lực đối thoại dưới nhiều hình thức và ở các cấp khác nhau nhưng không những không đáp ứng, Trung Quốc còn di chuyển giàn khoan 981 sang một vị trí khác vẫn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chưa kể Trung Quốc còn đưa các chiến hạm, chiến đấu cơ đến khu vực tranh chấp. Đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đâm thủng tàu của cảnh sát biển Việt Nam. Tình hình căng thẳng ở biển Đông đang đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.
Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đề nghị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cho phát hành công hàm vừa kể như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, gửi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
Theo báo chí Việt Nam, ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam cũng vừa gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Nghị viện các quốc gia trên thế giới, cũng như Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới và các tổ chức liên nghị viện khác thông báo về việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Thư nhấn mạnh, hòa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ngoài ra, đề nghị các Nghị viện trên toàn thế giới, các tổ chức liên nghị viện khu vực và thế giới ủng hộ lập trường của Việt Nam và lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, rút ngay giàn khoan 981 và lực lượng hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Dịp này, Đài Phát thanh Trung Quốc phát bài “Việt Nam gây ra cơn sóng tháng Năm” lên án Việt Nam “bất chấp luật quốc tế và sự thực, huy động vài chục chiếc tàu quấy nhiễu hoạt động khoan thăm dò trên vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”, “kích động và dung túng bạo lực hóa biểu tình chống Trung Quốc”.
Trong bài viết vừa kể Đài Phát thanh Trung Quốc khẳng định “Trung Quốc luôn kiềm chế tối đa”. Hàng ngày, các tàu của Trung Quốc “phải hứng chịu vài chục lần đâm va của các loại tàu, kể cả tàu vũ trang của Việt Nam”.
Đài này nói thêm, tuy “chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 cuộc trao đổi với Việt Nam” nhưng “không những không đình chỉ hành vi quấy nhiễu trên biển” mà Việt Nam còn “đổi trắng thay đen, than khóc khắp nơi, cáo buộc đó đây”. (G.Đ.)
Không có nhận xét nào: