BBC - 11.11.2014: 14 người phải ra tòa ở tỉnh Hà Tĩnh vì cáo buộc "gây rối và chống người thi hành công vụ" tại Khu kinh tế Vũng Áng hồi tháng Năm.
Báo chí Việt Nam cho hay những người này gồm 13 nam và một nữ.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ngày 13/5-14/5, ba bị cáo Bùi Ngọc Cường, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Đình Thuận đã làm băng rôn, khẩu hiệu, mua cờ đỏ sao vàng dùng loa "kích động người khác tham gia tuần hành trái phép" trên đoạn đường ngã 3 từ Quốc lộ 1A vào Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam cho hay những người này gồm 13 nam và một nữ.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ngày 13/5-14/5, ba bị cáo Bùi Ngọc Cường, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Đình Thuận đã làm băng rôn, khẩu hiệu, mua cờ đỏ sao vàng dùng loa "kích động người khác tham gia tuần hành trái phép" trên đoạn đường ngã 3 từ Quốc lộ 1A vào Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Việc biểu tình được cho là nảy sinh sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu 981 vào vùng biển của Việt Nam.
Trong vụ biểu tình dẫn đến bạo động ở Vũng Áng, ít nhất hai người Trung Quốc thiệt mạng
Sau đó, đoàn tuần hành đã kéo vào một số công ty có lao động nước ngoài đang làm việc.
Những người này bị nói đã "gây mất trật tự trị an, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ".
Cả 14 bị cáo đều bị buộc tội "gây rối trật tự công cộng". Họ bị nói đã "tham gia ném đá, đuổi, đánh nhau với công nhân Trung Quốc gây mất trật tự trị an và đình trệ sản xuất trong công trường công ty Formosa Hà Tĩnh".
Ba người, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Hữu Chiến và Trịnh Xuân Thủy còn bị truy tố tội "chống người thi hành công vụ" vì đánh lại chiến sỹ biên phòng thuộc đồn Biên phòng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh khi họ đang làm nhiệm vụ.
Bị cáo Bùi Ngọc Cường bị cho là người khởi xướng biểu tình và cũng là người "tích cực thực hiện hành vi gây rối".
Gây ảnh hưởng quan hệ
Trong đợt biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm, ít nhất bốn người Trung Quốc bị cho đã thiệt mạng.
Chính phủ Trung Quốc phải gửi máy bay và tàu biển tới sơ tán công dân của mình.
Riêng trong vụ bạo động ở công trường nhà máy thép Formosa thuộc sở hữu của Đài Loan, hai công nhân người Trung Quốc đã thiệt mạng trong khi 140 người khác bị thương.
Hàng nghìn công nhân Trung Quốc đã đến làm việc tại công trường này cho chủ Đài Loan sau khi dự án này được Việt Nam thông qua từ 2006.
Sau đó công an Việt Nam đã bắt hàng trăm người vì liên quan tới làn sóng biểu tình dẫn đến bạo động.
Trong đợt biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng Năm, ít nhất bốn người Trung Quốc bị cho đã thiệt mạng.
Chính phủ Trung Quốc phải gửi máy bay và tàu biển tới sơ tán công dân của mình.
Riêng trong vụ bạo động ở công trường nhà máy thép Formosa thuộc sở hữu của Đài Loan, hai công nhân người Trung Quốc đã thiệt mạng trong khi 140 người khác bị thương.
Hàng nghìn công nhân Trung Quốc đã đến làm việc tại công trường này cho chủ Đài Loan sau khi dự án này được Việt Nam thông qua từ 2006.
Sau đó công an Việt Nam đã bắt hàng trăm người vì liên quan tới làn sóng biểu tình dẫn đến bạo động.
Không có nhận xét nào: