An Nhiên: Đại sứ quán Trung Quốc ở Cộng hoà Dân chủ Congo đã đưa ra một kế hoạch khẩn cấp để bảo vệ người dân Trung Quốc.Động thái trên được đưa ra sau khi hàng loạt cửa hàng của người Trung Quốc bị cướp phá trong các cuộc biểu tình lớn tại thủ đô Kinshasa.
Ông Chen Zhihong, đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Congo cho biết trên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 24/1 rằng, các nhà ngoại giao đã giúp 180 thương nhân Trung Quốc di chuyển đến các khu vực an toàn sau khi hơn 40 cửa hàng Trung Quốc bị cướp phá.
"Không có báo cáo về thương vong của công dân Trung Quốc, mặc dù ba người có thể đã bị thương", ông Chen nói.
Các cuộc biểu tình diễn ra ở Kinshasa nhằm phản đối một dự thảo luật cho phép Tổng thống Joseph Kabila kéo dài thời gian cầm quyền.
Tờ SCMP dẫn thông tin trên BBC hôm 21/1 cho biết, 11 người đã thiệt mạng, trong khi theo các báo cáo chưa được xác nhận, hàng chục sinh viên đã thiệt mạng vào sáng 21/1 khi quân đội và cảnh sát xông vào Đại học Kinshasa.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh nói với CRI rằng, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu chính phủ Congo để bảo vệ công dân Trung Quốc và tài sản của họ.
Thương mại giữa Trung Quốc và Congo, quốc gia giàu tài nguyên tăng lên nhanh chóng trong những năm đầu thập niên 2000, kể từ khi ông Kabila lên nắm quyền.
Hàng loạt hợp đồng khủng đã được ký kết giữa hai quốc gia, cho phép các công ty khai khoán Trung Quốc hoạt động tại Congo. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu từ Congo sang Trung Quốc bao gồm quặng đồng, coban và gỗ.
Châu Phi nhận diện Trung Quốc
Tình trạng người dân ở các nước châu Phi bất bình với người Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến. Người châu Phi nghi ngờ các công ty Trung Quốc, lo lắng về những giao dịch không công bằng và thiệt hại về môi trường.
Mới đây, tập đoàn xây dựng Trung Quốc CFHEC đã bị Ngân hàng Phát triển châu Phi (BAD) cấm hoạt động trong thời gian 3 năm và phải nộp phạt gần 19 triệu USD với lý do tập đoàn này đã có hành vi gian lận, hối lộ để giành được một hợp đồng tại Congo do BAD tài trợ.
Trong thông báo ngày 23/12, BAD cho biết đã cho mở cuộc điều tra về các hành vi gian lận của CFHEC.
Quyết định trừng phạt được đưa ra sau khi chính tập đoàn CFHEC thừa nhận sai phạm. Công ty mẹ của CFHEC cũng bị BAD cảnh cáo.
Cách đây 2 năm, CFHEC đã trúng thầu xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống quốc lộ nối liền Batshamba với Tshikap, hai đô thị của Congo.
Để giành được hợp đồng trị giá hơn 100 triệu euro trên, tập đoàn Trung Quốc đã thông đồng với một đối thủ khác. Ngoài ra, CFHEC còn khai gian là đã từng được BAD tín nhiệm và được quyền thi công một dự án khác ở châu Phi.
Còn nhớ, tại Zambia, vào tháng 8/2012, các công nhân Công ty mỏ than Collum của Trung Quốc ở huyện Sinazongwe, cách thủ đô Lusaka khoảng 325 km về phía nam, đã nổi loạn.
Trong vụ này, nhà quản lý người Trung Quốc tên Wu Shengai đã bị giết và 1 người đồng hương khác trọng thương, theo BBC.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma từng nhận định, Trung Quốc đang đem lại lợi ích nhất định cho châu Phi nhưng “chúng ta phải rất cẩn thận”.
An Nhiên
Ông Chen Zhihong, đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Congo cho biết trên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 24/1 rằng, các nhà ngoại giao đã giúp 180 thương nhân Trung Quốc di chuyển đến các khu vực an toàn sau khi hơn 40 cửa hàng Trung Quốc bị cướp phá.
"Không có báo cáo về thương vong của công dân Trung Quốc, mặc dù ba người có thể đã bị thương", ông Chen nói.
Cảnh sát Congo được tăng cường nhằm trấn áp các cuộc biểu tình
Các cuộc biểu tình diễn ra ở Kinshasa nhằm phản đối một dự thảo luật cho phép Tổng thống Joseph Kabila kéo dài thời gian cầm quyền.
Tờ SCMP dẫn thông tin trên BBC hôm 21/1 cho biết, 11 người đã thiệt mạng, trong khi theo các báo cáo chưa được xác nhận, hàng chục sinh viên đã thiệt mạng vào sáng 21/1 khi quân đội và cảnh sát xông vào Đại học Kinshasa.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh nói với CRI rằng, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu chính phủ Congo để bảo vệ công dân Trung Quốc và tài sản của họ.
Thương mại giữa Trung Quốc và Congo, quốc gia giàu tài nguyên tăng lên nhanh chóng trong những năm đầu thập niên 2000, kể từ khi ông Kabila lên nắm quyền.
Hàng loạt hợp đồng khủng đã được ký kết giữa hai quốc gia, cho phép các công ty khai khoán Trung Quốc hoạt động tại Congo. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu từ Congo sang Trung Quốc bao gồm quặng đồng, coban và gỗ.
Châu Phi nhận diện Trung Quốc
Tình trạng người dân ở các nước châu Phi bất bình với người Trung Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến. Người châu Phi nghi ngờ các công ty Trung Quốc, lo lắng về những giao dịch không công bằng và thiệt hại về môi trường.
Mới đây, tập đoàn xây dựng Trung Quốc CFHEC đã bị Ngân hàng Phát triển châu Phi (BAD) cấm hoạt động trong thời gian 3 năm và phải nộp phạt gần 19 triệu USD với lý do tập đoàn này đã có hành vi gian lận, hối lộ để giành được một hợp đồng tại Congo do BAD tài trợ.
Trong thông báo ngày 23/12, BAD cho biết đã cho mở cuộc điều tra về các hành vi gian lận của CFHEC.
Quyết định trừng phạt được đưa ra sau khi chính tập đoàn CFHEC thừa nhận sai phạm. Công ty mẹ của CFHEC cũng bị BAD cảnh cáo.
Cách đây 2 năm, CFHEC đã trúng thầu xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống quốc lộ nối liền Batshamba với Tshikap, hai đô thị của Congo.
Để giành được hợp đồng trị giá hơn 100 triệu euro trên, tập đoàn Trung Quốc đã thông đồng với một đối thủ khác. Ngoài ra, CFHEC còn khai gian là đã từng được BAD tín nhiệm và được quyền thi công một dự án khác ở châu Phi.
Còn nhớ, tại Zambia, vào tháng 8/2012, các công nhân Công ty mỏ than Collum của Trung Quốc ở huyện Sinazongwe, cách thủ đô Lusaka khoảng 325 km về phía nam, đã nổi loạn.
Trong vụ này, nhà quản lý người Trung Quốc tên Wu Shengai đã bị giết và 1 người đồng hương khác trọng thương, theo BBC.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma từng nhận định, Trung Quốc đang đem lại lợi ích nhất định cho châu Phi nhưng “chúng ta phải rất cẩn thận”.
An Nhiên
Nguồn: Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào: