Hai người đang dùng điện thoại smart phone bên ngoài một căn hộ (Ảnh: AFP/Greg Baker) |
Hàng ngàn Mỹ kim được dùng vào việc theo dõi điện thoại thông minh trong thành phố Ôn Châu
Trang web của một khu kinh tế tại Trung Quốc đưa ra lời xác nhận hiếm thấy rằng cơ quan an ninh nhà nước địa phương đã chi hàng ngàn Mỹ kim cho phần mềm vi rút theo dõi người sử dụng điện thoại di động.
Khoảng 24.000 Mỹ kim đã được chi cho phần mềm Trojan theo dõi smart phone tại Ôn Châu, thành phố cảng lớn trong tỉnh Chiết Giang, theo trang web. Chính quyền ở đây đã đập phá hàng trăm nhà thờ trong năm vừa qua.
Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế Ôn Châu đã gỡ bỏ thông báo này khỏi website của họ vào chiều thứ Tư sau khi các blogger bắt đầu đăng thông báo trên Weibo, mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc.
Phần mềm này theo dõi tin nhắn, các cuộc nói chuyện, hình ảnh và các thông tin khác trên iPhone và smart phones dùng Android trong thời gian thực mà người sử dụng không hay biết, do một công ty nhà nước ở tỉnh Hồ Bắc cung cấp.
Thông báo này được xem là một sự công khai thừa nhận hiếm thấy về cách bộ máy an ninh quốc gia to lớn của Trung Quốc theo dõi công dân của mình, sự tiết lộ còn đáng ngạc nhiên hơn khi tờ báo nhà nước Global Times đăng một bài báo nói về vấn đề này hôm thứ Năm.
“Dường như rất hiếm thấy họ công khai thừa nhận chuyện này”, William Nee, nhà nghiên cứu Trung Quốc của tổ chức Ân xá Quốc tế ở Hồng Kông nói. “Vi rút Trojan hoạt động hiệu quả là do người hay cộng đồng bị theo dõi không biết mình đang bị theo dõi”.
Mặc dù trước đây các nhóm nhân quyền đã biết nhân viên an ninh nhà nước Trung Quốc sử dụng phần mềm Trojan theo dõi các nhà bất đồng chính kiến, người ta nghĩ đây là lần đầu tiên việc cơ quan an ninh nhà nước sử dụng vi rút này được thừa nhận và có tài liệu chứng minh, Nee nói thêm.
Trong khi đó một số người sử dụng mạng Weibo bình luận về cơ bản chính quyền đang vi phạm quy định của chính mình: theo luật Trung Quốc bất kỳ người nào cố ý phát tán vi rút máy tính sẽ bị phạt đến 5 năm tù giam.
Tuy nhiên ít có người ngạc nhiên khi nghe nói họ đang bị theo dõi.
“Thật ra điện thoại của chúng ta luôn bị theo dõi, chẳng phải là điều bí mật gì!”, một người sử dụng Weibo viết hôm thứ Năm.
Smart phone được Kitô hữu ở Ôn Châu sử dụng như công cụ chính trong cuộc đấu tranh chống lại những nỗ lực phá hủy nhà thờ của chính quyền.
Hồi tháng 7, Kitô hữu dùng smart phone lấy tài liệu chứng minh và đăng hình ảnh những người phản đối chống lại công an đang cố tháo dỡ thánh giá tại nhà thờ ở ngoại ô thành phố.
Theo tin cho biết, chính quyền đã ngăn chặn việc đưa tin về nhà thờ có chi phí xây dựng nhiều triệu Mỹ kim Sanjiang qua điện thoại di động trước khi công an và xe ủi tiến vào đập phá nhà thờ này hồi tháng Tư.
Phóng viên ucanews.com từ Bắc Kinh, Trung Quốc
Không có nhận xét nào: