Thư Của Các Nhà Khoa Học Quốc Tế Gửi Chính Phủ VN Phản Đối Vụ Kiện Do Hiệu Trưởng Đại Học Tôn Đức Thắng Chủ Trương - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
14 tháng 4, 2015

Thư Của Các Nhà Khoa Học Quốc Tế Gửi Chính Phủ VN Phản Đối Vụ Kiện Do Hiệu Trưởng Đại Học Tôn Đức Thắng Chủ Trương

“Chúng tôi cho rằng nếu GS. Nguyễn Đăng Hưng bị quấy rối như thế này thì những ai trong cộng đồng các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài sẽ trở về phục vụ đất nước Việt Nam?”

Luxembourg, ngày 5 tháng 4 năm 2015

Kính gửi:
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Hội Đồng Quốc gia về Cải cách Giáo dục

Đồng kính gửi:
- Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội
- GS. Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- GS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo


Kính thưa Phó Thủ tướng,

Là các thành viên Ban Biên tập của Tạp chí APJCEN (the Asia Pacific Journal of Computational Engineering), chúng tôi cảm thấy cần gửi đến Phó Thủ tướng lá thư này để bày tỏ ý kiến của chúng tôi phản đối việc TS. Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng nộp đơn ở tòa án kiện GS. Nguyễn Đăng Hưng, Tổng Biên tập của chúng tôi.

Chúng tôi xin trình bày tóm tắc vấn đề như sau:

Để phát triển và khuyến khích nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, GS. Nguyễn Đăng Hưng với uy tín và khả năng của mình, trong thời gian từ năm 2012 đến đầu năm 2014, đã thúc đẩy việc thành lập một tạp chí quốc tế về kỹ thuật tính toán. Ông đã mời trên 40 chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực này để thành lập Ban Cố vấn và Ban Biên tập cho tạp chí.

Hợp đồng xuất bản [1] giữa nhà xuất bản Springer (Cty Springer+Business Media Singapore) và GS. Nguyễn Đăng Hưng được ký kết ngày 1/3/2015 với những điểm quan trọng sau:

- Nhà xuất bản là chủ sở hữu của Tạp chí (Tạp chí truy cập mở có tên “Asia Pacific Journal of Computational Engineering”).

- Tổng Biên tập sẽ đề cử, bổ nhiệm và bảo đảm hoạt động của Ban Biên tập gồm các chuyên gia tiêu biểu quốc tế và thuộc nhiều lĩnh vực.

- Cả hai bên đồng ý rằng Tổng Biên tập sẽ tổ chức việc in ấn và phát hành bản in của Tạp chí với sự hợp tác của đại học mà ông làm việc và phát hành Tạp chí ở Việt Nam với mục đích phi thương mại.

- Cả hai bên đồng ý rằng trang bìa của Tạp chí sẽ có logo của Springer và của trường đại học.

Qua đây, trường Đại học Tôn Đức Thắng nơi mà Tổng Biên tập làm việc sẽ được thừa nhận và biết đến nhiều và gia tăng uy tín do liên kết với Tạp chí.

Tuy nhiên TS. Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng không hiểu nguyên tắc và thông lệ của thỏa thuận xuất bản này, do đó trong thư (ngày 27/2/2013) của ông [2] gửi GS. Nguyễn Đăng Hưng ông Danh khẳng định rằng:

- Trường Đại học Tôn Đức Thắng là đơn vị sáng lập Tạp chí và Tạp chí là của nhà trường về mặt khoa học. GS. Nguyễn Đăng Hưng không phải là người sáng lập Tạp chí.

- GS. Nguyễn Đăng Hưng là người được nhà trường phân công làm Tổng Biên tập theo hợp đồng lao động.[3]

Chúng tôi đã gửi một số email [4] giải thích cho TS. Lê Vinh Danh rằng: “Tạp chí mà Tổng Biên tập làm việc không phải là tài sản sở hữu của trường đại học mà Tổng Biên tập làm việc... Hơn nữa tất cả các nhà xuất bản trên thế giới đều sẽ khẳng định rằng vị trí Tổng Biên tập không phải là vấn đề thuộc quyền hạn trường đại học mà Tổng Biên tập làm việc, nhưng đó là vấn đề của Ban Biên tập và nhà xuất bản mà không một quyền lực nào bên ngoài có quyền bổ nhiệm Tổng Biên tập cả”.

Vì những bất đồng này, Hợp đồng lao động giữa trường Đại học Tôn Đức Thắng và GS. Nguyễn Đăng Hưng đã được chấm dứt vào tháng 3 năm 2014, do đó trường Đại học Việt Đức nơi GS. Nguyễn Đăng Hưng cũng làm Cố vấn cao cấp trở thành đơn vị liên kết với Tạp chí.

Theo những điều nêu trên, đơn của TS. Lê Vinh Danh, Hiệu trường trường Đại học Tôn Đức Thắng, kiện GS. Nguyễn Đăng Hưng, Tổng Biên tập của chúng tôi, không có cơ sở chính đáng.

Mặc dầu đơn kiện lúc đầu đã được bên nguyên đơn rút lại vào tháng 9 năm 2014, nhưng Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng gần đây nộp lại đơn kiện GS. Nguyễn Đăng Hưng vào tháng giêng năm 2015.

Hầu hết những người trong lĩnh vực của chúng tôi biết rõ những hoạt động của GS. Nguyễn Đăng Hưng cho Việt Nam từ 1990 đến 2007 trong việc giúp những người trẻ được đào tạo có uy tín chất lượng về Cơ học Tính toán như với chương trình EMMC ở Tp. Hồ Chí Minh và chương trình MCMC ở Hà Nội.

Do đó chúng tôi thực sự cho rằng nếu GS. Nguyễn Đăng Hưng bị quấy rối như thế thì những ai trong cộng đồng các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài sẽ trở về phục vụ đất nước Việt Nam?

Chúng tôi cho rằng vụ kiện này đã gây tác hại nghiêm trọng đến uy tín hoạt động học thuật của Việt Nam, làm suy giảm nghiêm trọng sức hấp dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học trong nước và góp phần cho việc tiếp tục mất chất xám của Việt Nam.

Trân trọng,


Stephane Bordas
GS. Cơ học Tính toán, Đại học Luxembourg ở Luxembourg và Đại học Cardiff ở Anh quốc.

Danh sách những người ký tên:

1. Prof. Stéphane Bordas, Coordinator of the group, Professor of Computational, Mechanics at Luxembourg University, Luxembourg & Cardiff University, UK, Associate Editor of APJCEN.
2. Prof. Nguyen Thien Tong, Representative of the group in Vietnam, Former Head of Aerospace Engineering Department, Ho Chi Minh University of Technology, Vietnam.
3. Prof. Alain Combescure, INSA de Lyon, Universite de Lyon, France.
4. Prof. Pierre Ladevèze, Professor ENS Cachan, Paris, France.
5. Prof. Nicolas Moes, Professor ECN, Nantes, France.
6. Prof. Joseph Pastor, Université de Savoie, France.
7. Prof. Jean Philippe Ponthot, Computational Mechanics, University of Liege, Belgium.
8. Prof. Gery de Saxce, University of Lille 1, France , President of the Committee of AUM, Academic group of the French Association of Mechanics (AFM), Member of the National Council of Universities (CNU, committee carrying out the evaluation of Academics).
9. Prof. Bernhard Schrefler, Department of Civil, Environmental and Architectural Engineering, University of Padua, Italy.
10. Prof. Dang Van Ky, Ecole Polytechnique, France.
11. Prof. Klaus Hackl, Ruhr-Universität Bochum, Germany.
12. Prof. Nhan Phan-Thien, Department of Mechanical Engineering/Bio Engineering, Faculty of Engineering, NUS, Singapore.
13. Prof. Francis Tinloi, University of New South Wales, Australia.
14. Prof. Nguyen Xuan Hung, Vietnamese- German University, Binh Duong, Vietnam. Deputy Editor-In-Chief, Vietnam.

Tài liệu trích dẫn

[1] APJCEN publising agreement between Editor-in-Chief and Springer
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/APJCE-Agreement-Springer_NDH.pdf
[2] Dr. Le Van Danh’s letter to Prof. Nguyen Dang Hung (27.2.2014)
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/thư_LVD1.pdf
[3] Working contract between Ton duc Thang University and Prof. Nguyen Dang Hung (27.6.2012)
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/Hop-dong_TDT_NDH.pdf
[4] Emails of 3 members of APJCEN Editorial Board.
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/e_mail-phan-doi-của-GS-Ponthot-De-saxce-va-Bordas.pdf

Logo Tạp chí APJCEN


Xem bản tiếng Anh PDF tác giả gửi kèm: https://www.mediafire.com/?1xoca59n3wozzyd

Thư Của Các Nhà Khoa Học Quốc Tế Gửi Chính Phủ VN Phản Đối Vụ Kiện Do Hiệu Trưởng Đại Học Tôn Đức Thắng Chủ Trương Reviewed by Unknown on 4/14/2015 Rating: 5 “Chúng tôi cho rằng nếu GS. Nguyễn Đăng Hưng bị quấy rối như thế này thì những ai trong cộng đồng các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài ...

Không có nhận xét nào: