MLBVN - Để tưởng nhớ 85 năm ngày mất anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học cùng các chiến sĩ VNQDĐ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Đại diện Mạng Lưới Bloger Việt Nam, anh Nguyễn Tiến Nam đã đặt vòng hoa tưởng niệm tại khu mộ và tượng đài các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng tại công viên Nguyễn Thái Học – Tp Yên Bái, để ghi ơn những người đã ngã xuống vì một Việt Nam độc lập, tự do. Ngày 17/6/1930 thường được gọi là ngày tang Yên Bái.
Nguyễn Thái Học (1902-1930) là một nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc Dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Ủy Ban Trù Bị Đại Hội do sinh viên Nguyễn Thái Học làm Chủ Tịch gồm tiểu ban dự thảo chương trình và điều lệ do các thanh niên đều dưới 25 tuổi như Hoàng Văn Tùng, Nguyễn Ngọc Sơn (mới du học ở Pháp về) và nhà văn Nhượng Tống.
Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái.
Khi thành lập VNQDĐ ông mới 25 tuổi.
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang ở Yên Bái, một phần trong cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930.
Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ nhà nước thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa. Tỉnh lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của VNQDĐ vào quân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình.
Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng đội sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Những cái chết hào hùng ấy khiến địa danh Yên Bái mặc nhiên gắn liền với cuộc tổng nổi dậy, và từ đó lịch sử Việt Nam mệnh danh sự kiện này là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái hay Tổng khởi nghĩa Yên Bái. (2)
Khi ra pháp trường tất cả các chiến sĩ VNQDĐ đều hô to “ Việt Nam Vạn Tuế” .
Kết thúc bản tin xin nhắc lại tựa đề bài viết của nhà văn Trần Trung Đạo để nói lên tinh thần dân tộc của các chiến Sĩ VNQDĐ: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”.
Nguồn: mangluoiblogger.blogspot.com/2015/06/mang-luoi-blogger-viet-nam-at-vong-hoa.html
_______________
Chú thích:
(1)http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%C3%A1i_H%E1%BB%8Dc
(2)http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%9Fi_ngh%C4%A9a_Y%C3%AAn_B%C3%A1i
Nguyễn Thái Học (1902-1930) là một nhà cách mạng Việt Nam chủ trương dùng vũ lực lật đổ chính quyền thực dân Pháp, giành độc lập cho Việt Nam. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc Dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930. Ủy Ban Trù Bị Đại Hội do sinh viên Nguyễn Thái Học làm Chủ Tịch gồm tiểu ban dự thảo chương trình và điều lệ do các thanh niên đều dưới 25 tuổi như Hoàng Văn Tùng, Nguyễn Ngọc Sơn (mới du học ở Pháp về) và nhà văn Nhượng Tống.
Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị thực dân Pháp bắt và chém đầu ngày 17 tháng 6 năm 1930 tại Yên Bái.
Khi thành lập VNQDĐ ông mới 25 tuổi.
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc nổi dậy bằng vũ trang ở Yên Bái, một phần trong cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930.
Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ nhà nước thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa. Tỉnh lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của VNQDĐ vào quân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình.
Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng đội sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Những cái chết hào hùng ấy khiến địa danh Yên Bái mặc nhiên gắn liền với cuộc tổng nổi dậy, và từ đó lịch sử Việt Nam mệnh danh sự kiện này là cuộc Khởi nghĩa Yên Bái hay Tổng khởi nghĩa Yên Bái. (2)
Khi ra pháp trường tất cả các chiến sĩ VNQDĐ đều hô to “ Việt Nam Vạn Tuế” .
Kết thúc bản tin xin nhắc lại tựa đề bài viết của nhà văn Trần Trung Đạo để nói lên tinh thần dân tộc của các chiến Sĩ VNQDĐ: Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”.
Nguồn: mangluoiblogger.blogspot.com/2015/06/mang-luoi-blogger-viet-nam-at-vong-hoa.html
_______________
Chú thích:
(1)http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Th%C3%A1i_H%E1%BB%8Dc
(2)http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%9Fi_ngh%C4%A9a_Y%C3%AAn_B%C3%A1i
Không có nhận xét nào: