Paul Minh Nhật: Ngày 13/01/2016 Tổ Chức Luật Sư Cho Luật Sư (Lawyers For Lawyers) đã đề nghị Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu gây sức ép yêu cầu chính quyền Việt Nam cho phép luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà được tiếp cận các hỗ trợ pháp lý và được gia đình thăm nuôi, đồng thời được nhận Kinh Thánh.
Thay mặt cho chủ tịch của tổ chức Luật Sư Cho Luật Sư (L4L), giám đốc điều hành ông Adrie van de Streek đã gửi thư cho trưởng Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam - ông Bruno Angelet để thông tin thêm về trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài.
Thư nêu rõ, từ ngày bị bắt 16/12/2015 đến nay, luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà vẫn đang bị biệt giam. Họ vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài đã yêu cầu được gửi Kinh Thánh cho chồng nhưng đã bị từ chối.
Cần nói thêm, ngày 16/12/2015, Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ra quyết định khởi tố ông về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Phái đoàn EU ngay lập tức bày tỏ việc bắt giữ ông Đài “đặc biệt gây thất vọng".
Thông cáo cho biết ông Andrus Ansip, phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã nêu vụ bắt giữ luật sư Đài trong phiên họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu ngày 16/12 tại Strasbourg, Pháp.
Trong thông cáo phát đi ngày thứ Năm 17/12, ông Bruno Angelet, trưởng phái đoàn Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Việt Nam nói EU và các đại sứ của các nước trong khối “bày tỏ quan ngại sâu sắc" với cuộc bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài.
Các viên chức ngoại giao các nước, cùng hàng chục tổ chức nhân quyền quốc tế quốc nội, các nhóm xã hội dân sự và cá nhân đã ra tuyên bố đòi thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho luật sư Nguyễn Văn Đài.
Sau đây là nội dung thư của L4L gửi Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu
Paul Minh Nhật
http://www.advocatenvooradvocaten.nl/wp-content/uploads/20160113-L4L-Letter-to-EU-Delegation-to-Viet-Nam.pdf
Thay mặt cho chủ tịch của tổ chức Luật Sư Cho Luật Sư (L4L), giám đốc điều hành ông Adrie van de Streek đã gửi thư cho trưởng Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam - ông Bruno Angelet để thông tin thêm về trường hợp của luật sư Nguyễn Văn Đài.
Thư nêu rõ, từ ngày bị bắt 16/12/2015 đến nay, luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà vẫn đang bị biệt giam. Họ vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài đã yêu cầu được gửi Kinh Thánh cho chồng nhưng đã bị từ chối.
Cần nói thêm, ngày 16/12/2015, Bộ Công an đã thi hành lệnh bắt luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ra quyết định khởi tố ông về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Phái đoàn EU ngay lập tức bày tỏ việc bắt giữ ông Đài “đặc biệt gây thất vọng".
Thông cáo cho biết ông Andrus Ansip, phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã nêu vụ bắt giữ luật sư Đài trong phiên họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu ngày 16/12 tại Strasbourg, Pháp.
Trong thông cáo phát đi ngày thứ Năm 17/12, ông Bruno Angelet, trưởng phái đoàn Liên hiệp Châu Âu (EU) tại Việt Nam nói EU và các đại sứ của các nước trong khối “bày tỏ quan ngại sâu sắc" với cuộc bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài.
Các viên chức ngoại giao các nước, cùng hàng chục tổ chức nhân quyền quốc tế quốc nội, các nhóm xã hội dân sự và cá nhân đã ra tuyên bố đòi thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho luật sư Nguyễn Văn Đài.
Sau đây là nội dung thư của L4L gửi Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu
Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam
Đại diện - ông Bruno Angelet
Tầng 24 West Wing, Lotter Centre
số 54 Liễu Giai
Hà Nội, Việt Nam
Hồi đáp: Việc bắt giam tùy tiện và giam giữ ông Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà
Amsterdam, 13 tháng 1 năm 2016
Amsterdam, 13 tháng 1 năm 2016
Ngài Angelet kính mến,
Tiếp theo bức thư của chúng tôi ngày 23 tháng 12 năm 2015 liên quan đến trường hợp ông Nguyễn Văn Đài và Cô Lê Thu Hà, nay chúng tôi xin được tư vấn về những điểm sau.
Từ ngày bị bắt 16/12/2015 đến nay, luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà đang bị biệt giam. Họ vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài đã yêu cầu được gửi Kinh Thánh cho chồng nhưng đã bị từ chối.
Luật học nhân quyền quốc tế đã xác định rằng bổn phận của một nhà nước là bảo đảm và bảo vệ quyền được xét xử công bằng tuân thủ một tập hợp các nghĩa vụ. Thứ nhất, các quan chức nhà nước phải cho phép các luật sư liên lạc với khách hàng vốn cần thiết cho việc chuẩn bị và trình bày phần bào chữa đầy đủ. Điều 7, 8, và 14 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) đã được diễn giải bởi Ủy Ban Nhân Quyền cho phép người bị giam giữ quyền tham vấn ý kiến một luật sư ngay từ lúc bị bắt. Ủy ban Nhân Quyền đã kết luận rằng tất cả các luật cho phép biệt giam vi phạm các Điều 7, 9 và 10 của ICCPR. Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn cũng khẳng định tương tự rằng "tất cả các tù nhân cần được đảm bảo một cách hữu hiệu khả năng để thách thức tính hợp pháp của việc giam giữ của họ trước khi một tòa án độc lập diễn ra ... và có thực quyền để tiếp cận các tư vấn pháp luật.
Tầm quan trọng của việc tiếp cận kịp thời với luật sư đã được nhấn mạnh bởi Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu. Tòa án xác định rằng việc cơ quan nhà nước từ chối quyền tiếp cận với luật sư của người bị giam giữ trong thời hạn 48 giờ là vi phạm và thành kiến một cách không thể cứu vãn đối với quyền của bị cáo được xét xử công bằng. Điểm này cũng đã được phản ánh trong Điều 7 của các Nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc về Vai trò của Luật sư.
L4L yêu cầu các Phái đoàn của Liên Minh Châu Âu nêu vấn đề này với chính quyền Việt Nam, và đặc biệt yêu cầu:
(a) Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà được cấp quyền tiếp cận các tư vấn pháp lý; và
(b) các thành viên trong gia đình của Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà được phép đến thăm họ và cung cấp cho họ một cuốn kinh thánh.
Xin hãy thông báo cho chúng tôi khi Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu đưa vấn đề này ra bàn thảo, và cập nhật cho chúng tôi câu trả lời từ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Rất mong nhận được tin từ quý vị
Thay mặt Chủ tịch Tổ Chức Luật Sư cho Luật Sư, Phon van den Biesen,
Từ ngày bị bắt 16/12/2015 đến nay, luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà đang bị biệt giam. Họ vẫn chưa được tiếp xúc với luật sư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài đã yêu cầu được gửi Kinh Thánh cho chồng nhưng đã bị từ chối.
Luật học nhân quyền quốc tế đã xác định rằng bổn phận của một nhà nước là bảo đảm và bảo vệ quyền được xét xử công bằng tuân thủ một tập hợp các nghĩa vụ. Thứ nhất, các quan chức nhà nước phải cho phép các luật sư liên lạc với khách hàng vốn cần thiết cho việc chuẩn bị và trình bày phần bào chữa đầy đủ. Điều 7, 8, và 14 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) đã được diễn giải bởi Ủy Ban Nhân Quyền cho phép người bị giam giữ quyền tham vấn ý kiến một luật sư ngay từ lúc bị bắt. Ủy ban Nhân Quyền đã kết luận rằng tất cả các luật cho phép biệt giam vi phạm các Điều 7, 9 và 10 của ICCPR. Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn cũng khẳng định tương tự rằng "tất cả các tù nhân cần được đảm bảo một cách hữu hiệu khả năng để thách thức tính hợp pháp của việc giam giữ của họ trước khi một tòa án độc lập diễn ra ... và có thực quyền để tiếp cận các tư vấn pháp luật.
Tầm quan trọng của việc tiếp cận kịp thời với luật sư đã được nhấn mạnh bởi Tòa Án Nhân Quyền Châu Âu. Tòa án xác định rằng việc cơ quan nhà nước từ chối quyền tiếp cận với luật sư của người bị giam giữ trong thời hạn 48 giờ là vi phạm và thành kiến một cách không thể cứu vãn đối với quyền của bị cáo được xét xử công bằng. Điểm này cũng đã được phản ánh trong Điều 7 của các Nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc về Vai trò của Luật sư.
L4L yêu cầu các Phái đoàn của Liên Minh Châu Âu nêu vấn đề này với chính quyền Việt Nam, và đặc biệt yêu cầu:
(a) Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà được cấp quyền tiếp cận các tư vấn pháp lý; và
(b) các thành viên trong gia đình của Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà được phép đến thăm họ và cung cấp cho họ một cuốn kinh thánh.
Xin hãy thông báo cho chúng tôi khi Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu đưa vấn đề này ra bàn thảo, và cập nhật cho chúng tôi câu trả lời từ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Rất mong nhận được tin từ quý vị
Thay mặt Chủ tịch Tổ Chức Luật Sư cho Luật Sư, Phon van den Biesen,
Kính thư,
LAWYERS FOR LAWYERS
Adrie van de Streek
Giám đốc điều hành L4L
Paul Minh Nhật
http://www.advocatenvooradvocaten.nl/wp-content/uploads/20160113-L4L-Letter-to-EU-Delegation-to-Viet-Nam.pdf
Không có nhận xét nào: