Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Từ Truy Bức Đến Phong Chân Phước - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
6 tháng 7, 2013

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Từ Truy Bức Đến Phong Chân Phước

AsiaNews - 3.7.2013: Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã sống 13 năm trong tù, trong số đó thì hết 9 năm biệt giam, mà không bao giờ được đưa ra xét xử và trong khi “bị giam cầm trong những điều kiện thiếu thốn và khó khăn của sự tự do, Ngài không bao giờ mất tinh thần, không bao giờ biểu lộ sự căm hận đối với những người giam giữ Ngài. Khi Ngài đang bị cưỡng bức “cải tạo”, Ngài đã dùng một phương pháp khác để dạy dỗ những kẻ thù của mình. Những người gác ngục trở thành những học trò của Ngài. Sự chân thành trong những mối quan hệ của Ngài đã thay đổi các mối quan hệ trong nhà tù. Những người cai tù lén đưa cho Ngài những miếng gỗ mà Ngài đã làm thành một cây thập giá, và một đoạn dây điện để Ngài biến thành một sợi dây chuỗi. Ngài đã đeo nó trong suốt quãng đời còn lại của mình, thậm chí khi đã là một Hồng Y.

Người đó là Đức Hồng Y Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận và thứ Sáu tới, ngày 5 tháng 7, giai đoạn giáo phận của quy trình phong Chân phúc cho Ngài sẽ khép lại.

Sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928 ở miền Trung Việt Nam trong một gia đình có các vị tử vì đạo Việt Nam đầu tiên của năm 1698 trong số các tổ tiên gia đình, Ngài vào Tiểu chủng viện ở An Ninh và sau đó là Đại chủng viện Phú Xuân. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1953, Ngài được phong Linh mục và được phái đến giáo xứ Thánh Francis làm cha phó. Vài tháng sau Ngài được bổ nhiệm là cha tuyên úy của Viện Pellerin (nơi Ngài từng được truyền thụ học vấn), bệnh viện trung ương và nhà tù tỉnh.

Được gửi đến Rome để tiếp tục nghiên cứu, Ngài tốt nghiệp Giáo luật tại trường Đại học Giáo Hoàng Urban. Khi trở về Việt Nam, Ngài là vị giáo sư đầu tiên và sau đó là Hiệu trưởng Chủng viện Huế, giáo phận nơi Ngài trở thành Tổng Giám quản vào năm 1964. Vào ngày 13 tháng 4 năm 1967, Đức Giáo Hoàng Phao Lô VI bổ nhiệm Ngài làm Giám mục Việt Nam đầu tiên của Nha Trang. Ngài đã chọn câu Vui mừng và Hy vọng (Gaudium es Spes) là phương châm của mình vì Ngài mong muốn làm một tông đồ của niềm vui và hòa bình.

Vào ngày 24 tháng 4 năm 1975, Giáo Hoàng Phao Lô VI bổ nhiệm Ngài làm Tổng Giám mục phó của Tổng Giáo phận Sài Gòn. Vài tháng sau, vào ngày 15 tháng 8 năm 1975, Ngài bị bắt và bị cầm tù. “Nơi – Ngài viết – những người Cộng sản đã bắt tôi đi xuống khoang một con tàu, mang tên Hải Phòng, chen chúc cùng với 1500 tù nhân khác để chuyển chúng tôi ra miền Bắc, tôi tự nhủ: ‘Đây là nhà thờ của ta, đây là những con người mà Thiên Chúa đã giao phó cho ta để tôi chăm sóc họ, đây là sứ mệnh của ta: bảo đảm sự hiện diện của Thiên Chúa giữa những con người này, giữa những người anh em khốn khổ và tuyệt vọng này của ta. Ý muốn của Ngài là ta ở đây. Ta đón nhận ý muốn của Ngài. Kể từ lúc đó một sự bình an tràn ngập tâm hồn tôi và không bao giờ rời bỏ tôi lần nữa trong suốt 13 năm đó”.

Ngài được phóng thích vào ngày 21 tháng 11 năm 1988.

Được Đức Giáo Hoàng John Paul II triệu đến La Mã vào năm1991, Ngài là phó chủ tịch và sau đó là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình. Trong những năm đó, bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo được soạn thảo. Được thụ phong Hồng Y năm 2000, ông mất ngày 16 tháng 9 năm 2002 sau một thời gian dài lâm bệnh.

“Văn Thuận – Đức ông Mario Tosso, thư ký Hội đồng Công lý và Hòa bình, nói ngày hôm qua nhân dịp trình bày việc khép lại giai đoạn giáo phận của quy trình phong chân phước – đã trực tiếp trải nghiệm hệ tư tưởng chính trị là kẻ thù của con người, của sự tự do và tốt lành của con người. Ông đã bị giam cầm, tù đày và gần như bị lưu đày. Ông đã bị lưu đày khỏi cộng đồng tôn giáo và đất nước ông. Tuy nhiên, dù là một người nước ngoài trong một vùng đất xa lạ nhưng ông vẫn không bao giờ quên quê hương mình. Giáo hội ngày càng trở thành gia đình của ông. Sự ràng buộc của Ngài với quê hương của mình và cộng đồng người Việt ngày càng sâu sắc hơn và tích cực hơn bao giờ hết. Khi Ngài ở tại Hội Đồng Giáo Hoàng cho Công lý và Hòa bình, Ngài đã nuôi dưỡng những sự quan hệ sâu sắc với những người đồng bào lưu vong hoặc những người bị buộc phải chạy trốn khỏi thành phố của mình. Hồng Y Thuận theo đuổi một cách sâu sắc lý tưởng hiệp thông và đoàn kết dân tộc. Những người đã chọn Chúa Ki Tô, Đức Hồng Y Văn Thuận đã viết, và muốn gây ra một cuộc “cách mạng” thực sự trên thế giới, đổi mới nó với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, phải ôm chặt lấy thập tự giá, cảm nhận chính bản thân mình là những người công dân của thế giới và yêu đất nước của họ. Trong bài 5 ổ bánh mì và 2 con cá (Edizioni San Paolo 1997) Hồng Y viết: “Hãy giúp quê hương của bạn với tất cả tâm hồn bạn. Hãy trung thành với nó. Hãy canh gác quê hương với thể xác và máu của bạn. Hãy xây dựng nó với tâm hồn và trí óc của bạn. Hãy chia sẻ trong niềm vui với anh em đạo hữu của mình và nỗi buồn của dân tộc bạn. Một nước Việt Nam. Một dân tộc. Một tâm hồn. Một nền văn hóa. Một truyền thống. Những người Công giáo Việt Nam yêu đất nước của bạn một ngàn lần, Chúa dậy bạn như thế, Giáo hội đòi hỏi bạn như thế. Cầu cho tình yêu tổ quốc của bạn hòa làm một với dòng máu đang chảy trong huyết quản của bạn” (trang 78 – 79).

Hiện giờ, như Cáo thỉnh viên, Tiến sĩ Waldery Hilgeman giải thích, “giai đoạn đầu của quá trình đã khép lại, việc phong Tôi Tớ Chúa cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sẽ bắt đầu một bước mới và rất đặc biệt, cái gọi là giai đoạn Roma (sẽ diễn ra tại Bộ Phong Thánh). Sau Phiên Khép lại của Quy trình Cấp Giáo phận, Đức Hồng Y Giám Quản tại Rome sẽ giao cho tôi các tài liệu này, tất cả được niêm phong, với những chỉ thị để giao chúng cho Bộ Phong Thánh. Một khi tất cả các tài liệu hướng dẫn thủ tục đã được chuyển giao và một khi nó đã được đánh giá về mặt pháp lý, đời sống và nhân đức của bậc Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sẽ được chính thức ghi nhận – trên cơ sở các tài liệu và các chứng tá được thu thập bởi Tòa Giáo Phận Rome – chảy vào các “Positio”. Nó là một dạng luận án về Phong Thánh, được viết bởi cáo thỉnh viên với sự giúp đỡ của một nhà tư vấn bên ngoài và dưới sự hướng dẫn của một báo cáo viên. Khi “Positio” đã hoàn thiện về tất cả các phần và đã thông qua được các phần đánh giá nội bộ của Tòa Phong Thánh, nó sẽ được đệ trình lên các thành viên (các Giám mục và Hồng Y) của chính Tòa Thánh, những người sẽ được yêu cầu trình bày ý kiến về mức độ khác thường của các nhân đức mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã thực hiện. Chỉ ở điểm này, Đức Thánh Cha sẽ phong danh hiệu “Đấng Đáng Kính” cho Tôi Tớ Chúa Hông Y Nguyễn Văn Thuận”.

Giai đoạn tiếp theo sẽ dẫn đến việc phong chân phước, yêu cầu sự thừa nhận một phép lạ được cho là của Ngài. “Tính đến hôm nay – cáo thỉnh viên báo cáo – có một số báo cáo về các ân sủng và các dấu hiệu được cho là sự cầu bầu của Tôi Tớ Chúa Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Hơn nữa, có một số trường hợp những phép lạ được cho là qua lời cầu nguyện của Hồng Y Văn Thuận. Sau khi nhận được sự giúp đỡ của những chuyên gia đặc biệt (các bác sĩ) và theo sự kết luận của quy trình cấp giáo phận, nó sẽ được đánh giá để xem có nên thực hiện thủ tục kinh điển để bắt đầu quy trình gọi là “super miro” hay không. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi có nghĩa vụ báo cáo một sự việc chắc chắn: tiếng tăm về sự thánh thiện của Tôi Tớ Chúa Nguyễn Văn Thuận gia tăng từng ngày.

Bản dich của Lâm Thành Nhân (Defend the Defenders)
Nguồn: AsiaNews
Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Từ Truy Bức Đến Phong Chân Phước Reviewed by Unknown on 7/06/2013 Rating: 5 AsiaNews - 3.7.2013 : Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã sống 13 năm trong tù, trong số đó thì hết 9 năm biệt giam, mà không bao giờ được đưa ra ...

Không có nhận xét nào: