Triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – chủ quyền của Việt Nam” được Bảo tàng, UBND huyện đảo Hoàng Sa và Sở ngoại vụ Đà Nẵng tổ chức tại Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng ngày 9/1/2014 Courtesy dantri.com |
Hiện đang có nhiều hoạt động sôi nổi nhân kỷ niệm 40 năm xảy ra cuộc hải chiến Hoàng Sa khiến 74 sĩ quan và binh lính Việt Nam Cộng Hòa tử trận, và rồi Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Thành phố Đà Nẵng, nơi có trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa tiến hành tưởng niệm sự kiện vừa nói ra sao?
Chính quyền thông báo
Sau một thời gian dài không chính thức công bố gì về quần đảo Hoàng Sa, đến năm 1982, chính phủ Việt Nam mới cho thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Đến năm 1997, huyện đảo này lại được qui định trực thuộc thành phố Đà Nẵng theo Nghị định ký ngày 23 tháng giêng năm 1997.
Hiện nay, giám đốc sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng, ông Đặng Công Ngữ là chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa.
Nhân dịp 40 năm kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa giữa lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa và phía Trung Quốc, chúng tôi nêu câu hỏi với ông chủ tịch Đặng Công Ngữ về công tác tưởng niệm biến cố đó, thì được ông thông tin:
Về hoạt động 40 năm, năm nào chúng tôi cũng tổ chức kỷ niệm cả chứ không phải đến 40 năm đâu. Vừa qua năm 2013 chúng tôi cũng đã có tổ chức một cuộc triển lãm, công bố toàn bộ những tư liệu liên quan đến biển đảo, trong đó có Hoàng Sa. Điều đó được dư luận rất hưởng ứng, chú ý, được sự ủng hộ của nhân dân. Năm nay chúng tôi cũng tiếp tục những hoạt động bình thường thôi. Kỷ niệm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, chúng tôi cũng có tổ chức trưng bày hiện vật, hội thảo, tọa đàm truyền hình… Đó là những hoạt động thường niên mà.
Người dân không biết
Trong khi đó thì một người dân Đà Nẵng, từng là cựu chiến binh trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, năm nay đã 82 tuổi, ông Đỗ Xuân Hiền, lại cho biết không nghe thông tin gì về lễ tưởng niệm Hoàng Sa được thông báo cho công chúng như ông, mặc dù ông rất muốn biết để đến tham dự. Ông này cho biết:
Đà Nẵng không tổ chức gì cả, nhưng chúng tôi có được một điều phấn khởi là từ trước khi nói đến chuyện Hoàng Sa, Trường Sa người ta ‘dập’ hết; nhưng gần đây người ta cho tờ báo Tuổi Trẻ trong bốn số báo nói lên được chuyện Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu dũng cảm giữ Hoàng Sa, giữ bản lĩnh của ông cha đã bao đời chiến đấu giữ đất nước. 72 người lính Việt Nam Cộng hòa cũng vì đất nước mà chiến đấu, hy sinh. Đó là điều Đảng và Nhà nước nhìn nhận thấy Trung Quốc xâm lược. Trước đây ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị tưởng niệm 72 người lính đó thì họ cho là thiếu quan điểm giai cấp; nhưng nay những người lính đó là dũng sĩ chiến đấu bỏ xương máu bảo vệ đất nước mình. Tôi thấy đó là điều mừng bước đầu cho đất nước mình.
Đà Nẵng họ làm thinh, họ có điều gì đó mà không chịu nhìn vào sự thật của đất nước.
Ý nguyện thu hồi
Theo người cựu binh thuộc quân đội miền bắc Việt Nam thì hiện nay nhiều người dân như ông mong muốn đảo của đất nước mất về tay Trung Quốc cần được thu hồi lại. Khả năng này hiện nay xem ra khó thực hiện, thế nhưng ông mong muốn trở thành hiện thực, ông bày tỏ:
Bây giờ chúng tôi cũng tưởng nhớ, cũng muốn đòi lãnh thổ, đất nước của mình; nhưng đến ‘đòi’ thì họ đàn áp; chúng tôi không làm điều đó vì lực lượng của mình quá ít, không đủ khả năng họ sẽ đàn áp. Tôi cũng là người lính, năm nay 82 tuổi rồi, qua hai cuộc chiến đấu. Tôi ức chế lắm. Đất nước phải chiến đấu giữ nước từ các thời Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo… bao nhiêu đời, Vua Hùng dựng nước mà bây giờ mất lãnh thổ. Đau lòng, Dân tộc Việt Nam trước sau sẽ bằng mọi giá đòi lại đất nước bị mất, họ thà mất mạng, mất máu nhưng không để mất nước .Người dân đang nhìn nhận chuyển biến của đất nước. Qua hai cuộc kháng chiến họ thấy gian khổ lắm, họ thấy đương đầu nữa cũng gian khổ. Người dân không phải không hiểu đâu. Ở đâu khi nói đến chuyện mất Hoàng Sa, Trường Sa, mất đất biên giới họ đau lòng lắm!
Nếu Nhà nước kêu chúng tôi sẵn sàng lên đường, sẵn sàng lên tiếng. Chúng tôi sẵn sàng chống Trung Quốc để bảo vệ tổ quốc mình. Người dân nào không yêu nước, không yêu tổ quốc mình.
Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, Đặng Công Ngữ cũng nói về điều này:
Đây là chủ quyền của Việt Nam, việc này là công việc đấu tranh không thể làm ngày một ngày hai mà phải lâu dài. Phải có phương pháp nhất định. Lãnh thổ Việt Nam, đó là điều khẳng định Chúng tôi xác định mình phải có những giải pháp nhất định để xác định, lấy lại chủ quyền của mình. Đó là điều mà tôi và cả ông đều phải cố gắng làm.
Như trình bày của người cựu binh của quân đội miền bắc Việt Nam từng tham gia trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ tại Việt Nam, thì những người như ông sẵn sàng lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam trong các cuộc biểu tình; tuy nhiên theo kinh nghiệm thì nhiều biểu tình viên chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn từng bị đánh đập, sách nhiễu vì biểu hiện lòng yêu nước như thế.
Hành xử của chính quyền hiện nay đối với những người dân có lòng yêu nước chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo và đất của Việt Nam khiến dư luận thắc mắc không hiểu nhà cầm quyền có thực tâm muốn gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được cha ông truyền lại hay họ đặt quyền lợi của Đảng cộng sản lên trên để rồi quá nhân nhượng, nhún nhường khiến việc bảo vệ và thu hồi lãnh thổ, biển đảo của đất nước khó có thể thực hiện được.
Chính quyền thông báo
Sau một thời gian dài không chính thức công bố gì về quần đảo Hoàng Sa, đến năm 1982, chính phủ Việt Nam mới cho thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Đến năm 1997, huyện đảo này lại được qui định trực thuộc thành phố Đà Nẵng theo Nghị định ký ngày 23 tháng giêng năm 1997.
Hiện nay, giám đốc sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng, ông Đặng Công Ngữ là chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa.
Nhân dịp 40 năm kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa giữa lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa và phía Trung Quốc, chúng tôi nêu câu hỏi với ông chủ tịch Đặng Công Ngữ về công tác tưởng niệm biến cố đó, thì được ông thông tin:
Về hoạt động 40 năm, năm nào chúng tôi cũng tổ chức kỷ niệm cả chứ không phải đến 40 năm đâu. Vừa qua năm 2013 chúng tôi cũng đã có tổ chức một cuộc triển lãm, công bố toàn bộ những tư liệu liên quan đến biển đảo, trong đó có Hoàng Sa. Điều đó được dư luận rất hưởng ứng, chú ý, được sự ủng hộ của nhân dân. Năm nay chúng tôi cũng tiếp tục những hoạt động bình thường thôi. Kỷ niệm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, chúng tôi cũng có tổ chức trưng bày hiện vật, hội thảo, tọa đàm truyền hình… Đó là những hoạt động thường niên mà.
Tài liệu về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 của TC/CTCT VNCH |
Người dân không biết
Trong khi đó thì một người dân Đà Nẵng, từng là cựu chiến binh trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, năm nay đã 82 tuổi, ông Đỗ Xuân Hiền, lại cho biết không nghe thông tin gì về lễ tưởng niệm Hoàng Sa được thông báo cho công chúng như ông, mặc dù ông rất muốn biết để đến tham dự. Ông này cho biết:
Đà Nẵng không tổ chức gì cả, nhưng chúng tôi có được một điều phấn khởi là từ trước khi nói đến chuyện Hoàng Sa, Trường Sa người ta ‘dập’ hết; nhưng gần đây người ta cho tờ báo Tuổi Trẻ trong bốn số báo nói lên được chuyện Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu dũng cảm giữ Hoàng Sa, giữ bản lĩnh của ông cha đã bao đời chiến đấu giữ đất nước. 72 người lính Việt Nam Cộng hòa cũng vì đất nước mà chiến đấu, hy sinh. Đó là điều Đảng và Nhà nước nhìn nhận thấy Trung Quốc xâm lược. Trước đây ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị tưởng niệm 72 người lính đó thì họ cho là thiếu quan điểm giai cấp; nhưng nay những người lính đó là dũng sĩ chiến đấu bỏ xương máu bảo vệ đất nước mình. Tôi thấy đó là điều mừng bước đầu cho đất nước mình.
Đà Nẵng họ làm thinh, họ có điều gì đó mà không chịu nhìn vào sự thật của đất nước.
Ý nguyện thu hồi
Theo người cựu binh thuộc quân đội miền bắc Việt Nam thì hiện nay nhiều người dân như ông mong muốn đảo của đất nước mất về tay Trung Quốc cần được thu hồi lại. Khả năng này hiện nay xem ra khó thực hiện, thế nhưng ông mong muốn trở thành hiện thực, ông bày tỏ:
Bây giờ chúng tôi cũng tưởng nhớ, cũng muốn đòi lãnh thổ, đất nước của mình; nhưng đến ‘đòi’ thì họ đàn áp; chúng tôi không làm điều đó vì lực lượng của mình quá ít, không đủ khả năng họ sẽ đàn áp. Tôi cũng là người lính, năm nay 82 tuổi rồi, qua hai cuộc chiến đấu. Tôi ức chế lắm. Đất nước phải chiến đấu giữ nước từ các thời Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo… bao nhiêu đời, Vua Hùng dựng nước mà bây giờ mất lãnh thổ. Đau lòng, Dân tộc Việt Nam trước sau sẽ bằng mọi giá đòi lại đất nước bị mất, họ thà mất mạng, mất máu nhưng không để mất nước .Người dân đang nhìn nhận chuyển biến của đất nước. Qua hai cuộc kháng chiến họ thấy gian khổ lắm, họ thấy đương đầu nữa cũng gian khổ. Người dân không phải không hiểu đâu. Ở đâu khi nói đến chuyện mất Hoàng Sa, Trường Sa, mất đất biên giới họ đau lòng lắm!
Nếu Nhà nước kêu chúng tôi sẵn sàng lên đường, sẵn sàng lên tiếng. Chúng tôi sẵn sàng chống Trung Quốc để bảo vệ tổ quốc mình. Người dân nào không yêu nước, không yêu tổ quốc mình.
Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, Đặng Công Ngữ cũng nói về điều này:
Đây là chủ quyền của Việt Nam, việc này là công việc đấu tranh không thể làm ngày một ngày hai mà phải lâu dài. Phải có phương pháp nhất định. Lãnh thổ Việt Nam, đó là điều khẳng định Chúng tôi xác định mình phải có những giải pháp nhất định để xác định, lấy lại chủ quyền của mình. Đó là điều mà tôi và cả ông đều phải cố gắng làm.
Như trình bày của người cựu binh của quân đội miền bắc Việt Nam từng tham gia trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ tại Việt Nam, thì những người như ông sẵn sàng lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam trong các cuộc biểu tình; tuy nhiên theo kinh nghiệm thì nhiều biểu tình viên chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn từng bị đánh đập, sách nhiễu vì biểu hiện lòng yêu nước như thế.
Hành xử của chính quyền hiện nay đối với những người dân có lòng yêu nước chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm biển đảo và đất của Việt Nam khiến dư luận thắc mắc không hiểu nhà cầm quyền có thực tâm muốn gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được cha ông truyền lại hay họ đặt quyền lợi của Đảng cộng sản lên trên để rồi quá nhân nhượng, nhún nhường khiến việc bảo vệ và thu hồi lãnh thổ, biển đảo của đất nước khó có thể thực hiện được.
Không có nhận xét nào: