Minh Đức: WHĐ (09.07.2014) – Hôm Chúa nhật 06 tháng Bảy, từ thành phố Leh (thuộc bang Jammu và Kashmir, phía tây bắc Ấn Độ), một lần nữa Đức Đạt Lại Lạt Ma đã kêu gọi các Phật tử ở Myanmar và Sri Lanka chấm dứt sử dụng bạo lực chống lại người Hồi giáo.
“Tôi kêu gọi các Phật tử của các quốc gia này hãy tưởng nghĩ đến Đức Phật trước khi phạm tội ác”, vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã ngỏ lời như trên với hàng chục ngàn tín hữu tụ họp để mừng sinh nhật thứ 79 của ngài. Đức Đạt Lại Lạt Ma còn quả quyết: “Đức Phật thuyết giảng tình yêu thương và lòng từ bi. Nếu Đức Phật có ở đó, Người sẽ bảo vệ người Hồi giáo khỏi các cuộc tấn công của các Phật tử”.
Thực tế, trong khi phương Tây thường xem Phật giáo như một tôn giáo đề cao bất bạo động, thì tôn giáo này lại ngày càng cho thấy phải chịu trách nhiệm về những cuộc bạo loạn và nhũng lạm ở cả hai quốc gia Đông Nam Á này.
Tại Myanmar, kể từ khi bắt đầu cải cách chính trị và kinh tế hồi tháng 3 năm 2011 (bỏ kiểm duyệt, thả các tù nhân chính trị, cho phép biểu tình và thành lập công đoàn, tự do ngôn luận...), nhiều vụ bạo loạn giữa các tôn giáo do các Phật tử cực đoan xúi giục và nhắm vào người Hồi giáo sắc tộc Rohingya khiến ít nhất 250 người thiệt mạng... đôi khi họ bị chính các nhà sư cấp tiến giết.
Nhà sư U Wirathu 45 tuổi, ở Mandalay (phía Bắc Myanmar) là một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan; ông tự hào làm như thế là để “bảo vệ lợi ích của dân tộc chống lại Hồi giáo”.
Tại Sri Lanka, các Phật tử thuộc nhóm Bodu Bala Sena (BBS) đã tấn công quyết liệt người Hồi giáo thiểu số (gọi là “người Moors”) ở thành phố Aluthgama và Beruwala vào đêm 15 rạng 16 tháng Sáu: bốn người Hồi giáo đã thiệt mạng và hơn 80 người bị thương, trong khi các đền thờ Hồi giáo, cửa hàng và nhà cửa của người Hồi giáo đã bị cướp phá... Ở quốc gia Phật giáo chiếm đa số này (70%), bạo lực chống lại người Hồi giáo đang gia tăng.
Đối với Đức Đạt Lại Lạt Ma, bạo lực chống lại người Hồi giáo ở cả hai quốc gia này là “không thể chấp nhận được”. Vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cũng cho biết ngài đã bị sốc vì những người Hồi giáo Sunni cực đoan đã sử dụng bạo lực chống lại những người Hồi giáo khác, dù không nêu rõ là ở Iraq.
“Tôi kêu gọi các Phật tử của các quốc gia này hãy tưởng nghĩ đến Đức Phật trước khi phạm tội ác”, vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã ngỏ lời như trên với hàng chục ngàn tín hữu tụ họp để mừng sinh nhật thứ 79 của ngài. Đức Đạt Lại Lạt Ma còn quả quyết: “Đức Phật thuyết giảng tình yêu thương và lòng từ bi. Nếu Đức Phật có ở đó, Người sẽ bảo vệ người Hồi giáo khỏi các cuộc tấn công của các Phật tử”.
Thực tế, trong khi phương Tây thường xem Phật giáo như một tôn giáo đề cao bất bạo động, thì tôn giáo này lại ngày càng cho thấy phải chịu trách nhiệm về những cuộc bạo loạn và nhũng lạm ở cả hai quốc gia Đông Nam Á này.
Tại Myanmar, kể từ khi bắt đầu cải cách chính trị và kinh tế hồi tháng 3 năm 2011 (bỏ kiểm duyệt, thả các tù nhân chính trị, cho phép biểu tình và thành lập công đoàn, tự do ngôn luận...), nhiều vụ bạo loạn giữa các tôn giáo do các Phật tử cực đoan xúi giục và nhắm vào người Hồi giáo sắc tộc Rohingya khiến ít nhất 250 người thiệt mạng... đôi khi họ bị chính các nhà sư cấp tiến giết.
Nhà sư U Wirathu 45 tuổi, ở Mandalay (phía Bắc Myanmar) là một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan; ông tự hào làm như thế là để “bảo vệ lợi ích của dân tộc chống lại Hồi giáo”.
Tại Sri Lanka, các Phật tử thuộc nhóm Bodu Bala Sena (BBS) đã tấn công quyết liệt người Hồi giáo thiểu số (gọi là “người Moors”) ở thành phố Aluthgama và Beruwala vào đêm 15 rạng 16 tháng Sáu: bốn người Hồi giáo đã thiệt mạng và hơn 80 người bị thương, trong khi các đền thờ Hồi giáo, cửa hàng và nhà cửa của người Hồi giáo đã bị cướp phá... Ở quốc gia Phật giáo chiếm đa số này (70%), bạo lực chống lại người Hồi giáo đang gia tăng.
Đối với Đức Đạt Lại Lạt Ma, bạo lực chống lại người Hồi giáo ở cả hai quốc gia này là “không thể chấp nhận được”. Vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cũng cho biết ngài đã bị sốc vì những người Hồi giáo Sunni cực đoan đã sử dụng bạo lực chống lại những người Hồi giáo khác, dù không nêu rõ là ở Iraq.
Nguồn: WHĐ - Theo La Croix
Không có nhận xét nào: