Thái Hà (13.7.2015) - Ngày 11 tháng 7 hàng năm, Dòng Chúa Cứu Thế Philipines cũng như những người đang đấu tranh cho nhân quyền và hòa bình tại Philipines đều tổ chức thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện tưởng nhớ đến biến cố mất tích của cha Romano, DCCT Philipines và các bạn của ngài trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền và hòa bình dưới thời độc trị Marcos.
Năm nay, tại trường Thần Học Thánh Anphongso, Davao, ngôi trường nơi có các sinh viên đến từ nhiều nước khác nhau đã dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện nhằm tưởng nhớ 30 năm ngày cha Romano và các bạn bị mất tích.
Cha Rudy Romano và các bạn của mình mất tích vào ngày 11 tháng 7 năm 1985. Cha Rudy Romano là một người đấu tranh không mệt mỏi cho công lý và hòa bình cũng như dấn thân hết mình trong ơn gọi thừa sai.
Dòng Chúa Cứu Thế phục vụ người nghèo và người bị bỏ rơi, tất bạt. Một người từng là bạn của cha Rudy Romano nói về ngài như sau: “ Cha Rudy Romano là một nghệ sĩ, một nhà khoa học, một kỹ sư, một người thợ mộc, một nhà truyền giáo, một người bạn, một linh mục, và người trung thành với công cuộc đấu tranh cho nhân quyền. Ngài thậm chí còn biết võ thuật.”
“Cha Rudy Romano là một người có năng khiếu với sự sáng tạo. Ngài sống một lối sống đơn giản và thậm chí với ngài không hề lãng phí ngay cả với đồ tái chế. Một lần, cha Cha Rudy Romano đã biến một căn phòng dột nát (gần giống như một cửa hàng rượu vang hoặc một phòng lưu trữ), thành một văn phòng thật đáng yêu để làm trụ sở cho Liên Minh Chống Khủng Bố Nhân Dân (CAPP). Ngài làm bàn ghế cho văn phòng…”
Cha Rudy Romano vốn xuất thân từ một gia đình giàu có tại Villareal, Western Samar. Cha ngài sở hữu 200 ha đất, một đội xe jeepneys (loại phương tiện vận chuyển hành khách rất phổ biến tại Philipines), một cửa hàng và ông cũng từng là một thị trưởng thị trấn.
Thời gian khi Rudy Romano còn nhỏ, Dòng Chúa Cứu Thế đã được mời đến để làm tuần đại phúc trong địa phận nơi mà gia đình của ngài đang sinh sống. Chính sự bình dân và thân thiện của các cha Dòng Chúa Cứu Thế đã hấp dẫn cậu bế Rudy Romano.
Khi cha Rudy Romano xin vào tìm hiểu ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế, cha Jim Power vị bề trên lúc bấy giờ đã nói với Romano "Là một nhà truyền giáo không dễ dàng chút nào. Đôi khi con sẽ phải ngủ trên sàn nhà ... cũng có khi con sẽ phải ở một mình nơi vùng núi xa lạ, phải tự cưỡi ngựa hay đi xe máy để đến với những con người nghèo khổ, bỏ rơi và họ là nạn nhân của xã hội ... ". Điều này không làm Rudy Romano nhưng lại thu hút Rudy Romano. Cậu quyết định rời cuộc sống thoải mái trong gia đình của mình để sống cho người nghèo.
Khi làm linh mục, cha Rudy đã từng giúp tại các vùng của Philippines như Leyte, Samar, Negros Occidental, Siquijor, Zamboanga del Norte, Lanao del Sur, Misamis Occidental và Cebu.
Cha Flan Daffy, bề trên, đã nói như vậy về cha Rudy Romano như sau: “Cha Rudy Romano là một linh mục truyền giáo đầy sức sống và hiệu quả, sau đó ngài được bổ nhiệm giám đốc ơn gọi để tuyển dụng những người trẻ. "Chỉ có thể là ở nơi một thừa sai hạnh phúc trong ơn gọi Dòng Chúa Cứu Thế tin tưởng vào những việc mình làm mới có thể thuyết phục những người khác cũng làm như vậy."
Cha Oming Obach, thế hệ sau và cũng là học trò của cha Romano nói: "Cha Rudy Romano đã kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về kinh nghiệm mục vụ trong công cuộc truyền giáo ... những chặng đường lầy lội, những lần leo lên trượt xuống nơi những sườn núi, những lần rong ruổi trên ngựa nơi những vùng sâu vùng xa, những đêm ngủ trên sàn tre. Ngài đến với mọi người bằng một tình yêu đơn giản. Song song với những việc như vậy thì nơi cha Roamno đã thấy được những sự khốn cực, sự bất công, sự chà đạp lên phẩm giá con người nơi những người nghèo đô thị và công nhân tại Cebu ngày càng trở nên tồi tệ xét về mọi mặt, chính điều này đã thôi thúc cha”.
Cha Rudy Romano đứng về phía những người đang chịu cảnh bất công xã hội. Và chính điều này đã khiến cha Rudy Romano bị “mất tích”. Kể từ ngày cha Romano và các bạn bị mất tích, ngày 11 tháng 7 luôn là ngày được nhắc đến như là một ngày của công lý và hòa bình. Đối với người dân, những người bắt cóc ngài và các bạn của ngài, “chúng có thể giết ngài, nhưng chính ngài lại đang sống trong trong mỗi hoạt động về nhân quyền, công lý của mỗi người chúng ta ngày hôm nay”. Đó là thông điệp được gửi tới cho mọi người dân ngày kỷ niệm 30 năm ngày mất tích của cha Rudy
Romano và các bạn của ngài.
Cha Rudy Romano đứng về phía những người đang chịu cảnh bất công xã hội. Và chính điều này đã khiến cha Rudy Romano bị “mất tích”. Kể từ ngày cha Romano và các bạn bị mất tích, ngày 11 tháng 7 luôn là ngày được nhắc đến như là một ngày của công lý và hòa bình. Đối với người dân, những người bắt cóc ngài và các bạn của ngài, “chúng có thể giết ngài, nhưng chính ngài lại đang sống trong trong mỗi hoạt động về nhân quyền, công lý của mỗi người chúng ta ngày hôm nay”. Đó là thông điệp được gửi tới cho mọi người dân ngày kỷ niệm 30 năm ngày mất tích của cha Rudy
Romano và các bạn của ngài.
Không có nhận xét nào: